Đối với tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 110 - 123)

3.3. Khuyến nghị

3.3.2 Đối với tỉnh Phú Thọ

Các cấp chính cần có những biện pháp xử lý, xử phạt những sai phạm tại lễ hội, không để nạn ăn xin, ăn mày diễn ra trong lễ hội và tại di tích. Các địa phương cần bố trí lực lượng, phương tiện và khi phát hiện những đối tượng này về nơi quy định, cấp phát đồ ăn và yêu cầu không hoạt động tại di tích, lễ hội. Ngoài ra cần có những biện pháp xử lý mạnh tay để đảm bảo an ninh trật tự, sắp xếp lại hàng quán và chấn chỉnh, dứt khoát không để xảy ra tình trạng bán hàng rong, không để xảy ra tình trạng đốt đồ mã trong các dịp tổ chức lễ hội. Tại các di tích, lễ hội cần xem xét cách tổ chức hòm công đức văn minh, đặc biệt là vấn đề quản lý thu chi cho các hoạt động lễ hội minh bạch, tiết kiệm.

Đồng thời, đề nghị Cấp ủy đảng, Chính quyền các cấp phải nghiêm túc kiểm điểm, phê bình, nghiêm khắc với những cá nhân đảng viên, cán bộ, công chức vi phạm văn bản của Thủ tướng về quản lý hoạt động lễ hội.

Mặt trái của lễ hội đầu xuân lâu nay được nhìn nhận như “ bệnh nan y ” không có thuốc chữa, song dưới góc nhìn của các nhà nghiên cứu, quản lý văn hóa thì bệnh nan y trên có thể chữa một cách dễ dàng nếu cả chính quyền và người dân cùng vào cuộc.

Nhìn chung, các lễ hội có quy mô làng, xã, chính quyền, cơ sở chịu trách nhiệm quản lý, có sự tham mưu thống nhất tổ chức của ngành Văn hóa – thông tin. Do vậy, các lễ hội được tổ chức chủ yếu do nhân dân thực hiện dưới sự điều hành của các ban chỉ đạo, Ban tổ chức. Bám sát các quy định của Quy chế. Ban tổ chức các lễ hội đã xây dựng chương trình, quy hoạch cụ thể và thực hiện việc xin phép, báo cáo cơ quan cấp trên có thẩm quyền theo quy định.

Để đảm bảo giá trị nhân văn sâu sắc và yếu tố tâm linh của lễ hội, cơ quan tổ chức lễ hội nên tuân thủ nghiêm ngặt vê thời gian, địa điểm, nghi thức, hành lễ, đạo cụ, trang phục, nội dung lễ hội. Khi phục dựng lễ hội, nhất thiết phải xác định các giá trị gốc, tiêu chí nhận dạng cũng như những biểu hiện đặc trưng của lễ hội, tránh làm sai lệch lễ hội mỗi lần khai thác.

Bất cứ một quốc gia nào vào những mùa trong năm đều có những lễ hội dân tộc hay địa phương. Lễ hội là một trong những loại hình sinh hoạt văn hóa lớn ở nước ta đang có xu hướng được tổ chức rộng rãi tại tất cả các địa phương, các vùng miền trong cả nước.

Thực hiện chủ trương xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, theo tinh thần nghị quyết Trung Ương V khóa VIII của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trong một thập kỷ gần đây việc khôi phục và phát triển lễ hội đã và đang được chú trọng. Lễ hội với tư cách là một sinh hoạt văn hóa truyền thống mang tính cộng đồng đã phản ứng một cách sinh động những nét văn hóa đặc thù của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.

- Đề nghị vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền của tỉnh Phú Thọ trong công tác quản lý lễ hội được phát huy tối đa. Cần có những kế

hoạch, phương án cụ thể nhằm làm tốt công tác tổ chức, quản lý lễ hội, đẩy lùi những mặt hạn chế của một số lễ hội trên địa bàn, đảm bảo công tác quản lý lễ hội diễn ra vui tươi, an toàn đúng theo quy định của nhà nước, tạo không khí phấn khởi cho nhân dân.

- Đề nghị UBND Tỉnh tăng mức phụ cấp quản lý, bảo vệ lễ hội; tăng kinh phí đầu tư công tác tu bổ, tôn tạo các di tích liên quan đến lễ hội truyền thống.

- Cần ban hành quy định cụ thể về cơ chế chính sách đãi ngộ đối với các nghệ nhân dân gian có công bảo tồn, gìn giữ, truyền dạy các giá trị văn hoá

phi vật thể tiêu biểu của tỉnh Phú Thọ, nhất là hát Xoan. Có chính sách để ghi công, tôn vinh các cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội có công bảo vệ, tu bổ, gìn giữ phát triển lễ hội truyền thống.

Qua nghiên cứu tổng quan về hoạt động lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, chúng ta thấy được cái hay, cái đẹp, cái độc đáo của mỗi lễ hội. Từ đó một lần nữa khẳng định rằng hoạt động lễ hội truyền thống là một nét đẹp trong sinh hoạt của người dân Phú Thọ. Thông qua hoạt động lễ hội

truyền thống ta tìm thấy biểu tượng của tâm lý cộng đồng, văn hóa dân tộc trong thực tế lịch sử. Đó là nơi thể hiện sự cộng cảm của các tâm hồn người dự hội, niềm vui đi chơi hội đã đem đến những sáng tạo văn hóa quý giá cho dân tộc. Chính vì vậy mà cùng với thời gian, mặc sự biến thiên, thăng trầm của lịch sử, lễ hội vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Đây là những tài sản vô giá mà chúng ta phải góp công xây dựng, bảo lưu, phát triển, phát huy những giá trị văn hóa mang đậm chất dân tộc của lễ hội. Từ đó đặt ra nhiều vấn đề về công tác quản lý hoạt động lễ hội truyền thống sao cho hoạt động lễ hội truyền thống diễn ra vừa lành mạnh, ý nghĩa, vừa thiết thực, giữ gìn và phát huy được đúng bản sắc văn hóa dân tộc con người Việt Nam.

Tiểu kết Chƣơng 3

1.Từ những đặc điểm và lợi thế của tỉnh Phú Thọ, xác định du lịch văn hoá là một ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cụ thể là du lịch lễ hội truyền thống, lấy lễ hội Đền Hùng làm trung tâm để phát triển các điểm, tuyến du lịch xung quanh. Từ lợi thế của nền văn hoá cội nguồn kết hợp với du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng Phú Thọ có thể tạo nên một chương trình du lịch bổ ích phù hợp với mọi đối tượng du khách. Để phát huy được lợi thế và hoạt động du lịch lễ hội có hiệu quả, hoạt động bảo tồn phát huy các giá trị của di sản lễ hội cần phải đặt trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng trong khu vực và cả nước để phát triển.

2. Trong quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống, vấn đề quy hoạch phải đặt lên hàng đầu. Vấn đề đặt ra là quy hoạch và thực hiện quy hoạch phải được tiến hành đảm bảo đồng bộ, khoa học và hiệu quả, từ việc kiểm kê, rà soát quy hoạch các lễ hội cần phải bảo tồn, phục dựng, phát huy để gắn với hoạt động du lịch, đến việc quy hoạch các điểm, tuyến, khu du lịch, quy hoạch hệ thống giao thông hạ tầng kỹ thuật các khu du lịch, và các yếu tố khác có liên quan. Quy hoạch là cơ sở để xác định phân bổ và cân đối ngân sách nhà nước, ngân sách từ việc xã hội hoá nhằm thực hiện quy hoạch, đúng giai đoạn, đúng chu kỳ một cách cụ thể và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh và của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

3. Trong hoạt động lễ hội phải tăng cường tự quản lý của Nhà nước và sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, đoàn thể, các địa phương để đảm bảo môi trường văn hoá trong hoạt động du lịch lễ hội. Khi lễ hội truyền thống

được gắn kết với hoạt động du lịch các yếu tố kinh tế và yếu tố thị trường dễ dàng làm tổn thương đến lễ hội, làm biến dạng hoặc phai nhạt bản sắc lễ hội truyền thống. Do vậy, việc tăng cường quản lý của Nhà nước trong hoạt động lễ hội truyền thống cần được triển khai và gấp rút trong thời gian tới .

4. Văn hoá là là sự nghiệp của toàn dân, do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý. Bên cạnh việc phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của

Nhà nước, cần phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong việc bảo tồn phát huy các giá trị của lễ hội truyền thống nói riêng và di sản văn hoá nói chung. Trong quá trình bảo vệ và phát huy các di sản văn hoá, cần huy động sự tự giác tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân, nhân dân phải là người làm chủ thực sự của toàn bộ hệ thống di sản văn hoá, đồng thời nâng cao nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư khi tổ chức du lịch lễ hội. Việc bảo vệ phát huy các di sản văn hoá và lễ hội truyền thống phải có sự hợp tác quốc tế, góp phần bảo vệ tốt các di sản, nghiên cứu ứng dụng khoa học vào việc nghiên cứu bảo vệ di sản và góp phần quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong việc bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hoá.

KẾT LUẬN

Di sản văn hóa là nền tảng hun đúc nên bản sắc và hệ giá trị của văn hóa dân tộc, là một nguồn lực cho phát triển. Trong đó, lễ hội truyền thống là một hiện tượng đặc biệt, không chỉ là tấm gương phản chiếu văn hóa dân tộc mà còn là môi trường “ sống ” để bảo tồn, làm giàu và sáng tạo giá trị mới.

Lễ hội truyền thống là một món ăn tinh thần không thể thiếu của mọi cộng đồng dân cư. Nó là sản phẩm của dân gian, phục vụ nhu cầu văn hóa, tín ngưỡng của đông đảo quần chúng, thể hiện khát vọng của con người trong cuộc sống. Các hoạt động lễ hội truyền thống được tổ chức là dịp để nhân dân nghỉ ngơi sau những ngày tháng lao động vất vả, là dịp để mỗi người thể hiện lòng tôn kính với tổ tiên, ông bà, với các bậc tiền bối đã có công với đất nước. Đây cũng là dịp để người dân thể hiện tấm lòng yêu quê hương, đất nước với niềm tự hào dân tộc. Các hoạt động lễ hội truyền thống là nơi nuôi dưỡng và khơi dậy tinh thần, sức mạnh cộng đồng, văn hóa dân tộc trong thực tế lịch sử, lễ hội vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Đây là những tài sản vô giá mà chúng ta phải góp công xây dựng, bảo lưu, phát triển, phát huy những giá trị văn hóa mang đậm chất dân tộc của lễ hội truyền thống.

Được sự đánh giá, quan tâm chỉ đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước về vai trò của lễ hội đối với đời sống, trong những năm qua lễ hội truyền thống đã được phục hồi, tổ chức nhiều hơn, với quy mô mỗi năm một lớn ở địa phương, vùng miền trên cả nước. Lễ hội truyền thống đã làm phong phú thêm đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế, nhất là du lịch. Tuy nhiên, trong quản lý và tổ chức lễ hội còn bộc lộ không ít hạn chế từ nhận thức, đến mục đích, cách thức tổ chức lễ hội, vai trò chủ thể văn hóa của cộng đồng. Vì vậy, tăng cường quản lý nhà nước đối với lễ hội truyền thống, đổi mới công tác chỉ đạo tổ chức, làm cho lễ hội truyền thống được bảo tồn, được lưu truyền, phát huy trong cuộc sống hiện đại.

Bằng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam về văn hóa, thông qua phương pháp nghiên cứu lý thuyết, tổng hợp, trực quan, phân tích so sánh và tổng kết thực tiễn, dựa vào các quan điểm nhận thức mới về lễ hội, luận văn “ Quản lý nhà nước về lễ hội

truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ” đã đạt được một số kết quả như sau:

1. Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn, tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của lễ hội truyền thống – một loại hình đặc biệt của di sản văn hóa

phi vật thể, là thành tố quan trọng làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời khẳng định vai trò không thể thiếu được của quản lý nhà nước đối với lễ hội truyền thống. Quản lý nhà nước là yếu tố tất yếu để bảo tồn các giá trị truyền thống.

2. Luận văn đã nêu thực trạng quản lý nhà nước đối với lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua, từ đó nhận xét, đánh giá

những mặt làm được. những tồn tại trong quản lý và tổ chức lễ hội truyền thống làm cơ sở đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

3. Từ quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, của Tỉnh ủy, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ đối với văn hóa, lễ hội truyền thống, từ cơ sở lý luận, thực tiễn luận văn tổng kết, đánh giá về thực trạng của quản

lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và kinh nghiệm một số địa phương về quản lý, tổ chức lễ hội truyền thống, luận văn đã tổng hợp và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Trong đó hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, công tác dự báo, công tác quy hoạch, nghiên cứu khoa học, đầu tư nguồn lực tài chính và nhân sự là những vấn đề cơ bản, quan trọng nhất.

Trong thời gian tới, công tác quản lý nhà nước cần tiếp tục nâng cao nhận thức về vai trò, giá trị của di sản văn hóa phi vật thể nói chung và lễ hội truyền thống nói riêng, tạo được sự đồng thuận và phát huy mọi nguồn lực xã hội trong việc bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống, hướng việc quản lý và hoạt động tổ chức lễ hội gắn với xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, thực hiện tốt cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (1951), Hán Việt từ điển, Nxb Minh Tân, Pari-Pháp. 2. Đào Duy Anh (2000), Việt Nam văn hoá sử cương, Nxb Văn học - nghệ thuật, Hà Nội.

3. Ngô Kim Anh (2000), "Quan hệ du lịch - Văn hoá và triển vọng Ngành du lịch Việt Nam", Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, (2).

4. Trịnh Lê Anh (2005), "Môi trường - xã hội- nhân văn và vấn đề phát triển du lịch bền vững", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (3).

5. Toan ánh (2005), Nếp cũ hội hè đình đám, Nxb Trẻ, Hà Nội.

6. Bộ văn hóa, thông tin và thể thao (1992), Thập kỉ thế giới phát triển văn hóa.

7. Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch, Cục văn hóa cơ sở 2010, Tài liệu hội nghị đánh giá công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2010.

8. Cơ sở khoa học quản lý, nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. 9. Đoàn Văn Chúc (1994), Những bài giảng về văn hoá, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

10. Đoàn Văn Chúc (2004), Văn hoá học, Viện Văn hoá và Nxb Văn hoá 11. Thiều Chửu (1999), Hán - Việt từ điển, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 12. Công ty Cổ phần Hợp tác truyền thông Việt Nam (2005), Phú Thọ

chào đón bạn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2008), Niên giám thống kê 2007 tỉnh

Phú Thọ, Nxb Thống kê, Hà Nội.

14. Lê Đức Cương (2004), "Du lịch văn hoá và giảm nghèo", Tạp chí Du

15. Nguyễn Đăng Duy (2002), Văn hóa học Việt Nam, nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

16. Phạm Đức Dương (2000), Văn hoá Việt Nam trong bối cảnh văn hoá

Đông Nam Á, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 110 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)