Bài học cho tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 43)

Tất cả các lễ hội kể cả lễ hội sơ khai, truyền thống và hiện đại đều mang những nét bản chất chung: đó là tính chất thiêng liêng của toàn bộ lễ hội, là sự sùng bái nhân vật lịch sử hoặc nhân vật văn hóa, suy tôn những biểu tượng được phụng thờ; là nhu cầu trở về cội nguồn tự nhiên xa xưa để khẳng định nguồn gốc cộng đồng vui chơi, giải trí. Tất cả những bản chất này được biểu hiện ở tất cả các hiện tượng thuộc về hoạt động lễ hội truyền thống; Việc tổ chức thực hiện lễ hội thành công phải đảm bảo đáp ứng đủ các khía cạnh trên.

Ba loại lễ hội: Lễ hội truyền thống, Lễ hội tôn giáo, Lễ hội du nhập từ nước ngoài đều do cộng đồng dân cư lo toan tổ chức, chủ yếu là ở quy mô làng, xã, số rất ít có quy mô vùng miền. Cơ chế cộng đồng người dân đứng ra tổ chức tất phải tuân thủ theo nguyên tắc dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Dân chúng hơn ai hết phải hiểu biết cách tổ chức lễ hội như thế nào tùy thuộc vào khả năng tài chính, ý thức tự giác của dân chúng để đáp ứng nhu cầu văn hóa lễ hội của họ. Với cơ chế tự quản của cộng đồng, người dân biết cách điều chỉnh hài hòa các lợi ích xuất phát từ nhu cầu của các tầng lớp xã hội sống trong cộng đồng. Chính quyền sở tại là chủ thể quản lý, hướng dẫn tổ chức lễ hội đồng thời cũng là thành phần giám sát và tham gia trực tiếp vào tổ chức nhiều lễ hội, nếu chính quyền làm đúng chức trách của mình, chắc chắn tạo điều kiện lễ hội được tổ chức tốt hơn, đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân theo quy định của luật pháp. Do vậy, các lễ hội truyền thống ở cùng quy mô cũng nên dựa theo những kinh nghiệm này.

Việc tổ chức, quản lý một hoạt động lễ hội truyền thống như hội đền Hùng tỉnh Phú Thọ không đơn giản chỉ xoay quanh việc phục hồi, bảo tồn hay phát huy bản thân lễ hội truyền thống ấy, mà nó còn liên quan tới hàng loạt các công việc như lập kế hoạch, nguồn nhân lực tổ chức tham gia hoạt động lễ hội truyền thống, tuyên truyền, marketing, tìm kiếm nguồn tài trợ, dịch vụ hậu cần, an ninh, y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, hay phát triển các cơ sở hạ tầng có liên quan. Dù qui mô các lễ hội có thể khác nhau, nhưng các vấn đề đặt ra như trên vẫn cần có sự quan tâm quản lý từ các cấp, các ngành. Chính vì vậy, mọi quy định quản lý hoạt động lễ hội truyền thống khi ban hành cần phải tính đến các tác nhân có thể xảy ra.

Lễ hội đền Hùng nay đã trở thành Quốc Lễ. Ban quản lý di tích đền Hùng được tổ chức là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh Phú Thọ. Công tác bảo vệ di tích, chuẩn bị, tổ chức và quản lý lễ hội đều được thực hiện bài bản, chặt chẽ, đúng quy chế của bộ cũng như quy định của pháp luật. Năm 2010 Ban quản lý di tích và Ban tổ chức lễ hội của địa phương đã chú trọng công tác tuyên truyền, đề ra nhiều hình thức, biện pháp mới để tổ chức và quản lý hoạt động lễ hội truyền thống, thay mới các hòm công đức bằng gỗ, hướng dẫn nhân dân đặt tiền lễ đúng nơi quy định và có lực lượng thu gom tiền kịp thời khi đông người, công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông, tôn tạo cảnh quan, vệ sinh môi trường đã được quan tâm, quy hoạch bố trí các dịch vụ và ký cam kết với các hộ kinh doanh và dịch vụ chặt chẽ, bố trí bãi trông giữ phương tiện giao thông rộng rãi, hệ thống các bảng biển cảnh báo, hướng dẫn du khách hợp lý.

Tiểu kết Chƣơng 1

Trong chương 1 tác giả đã tập trung giải quyết cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống thông qua những những nội dung sau.

Thứ nhất : Tác giả đã đưa ra một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài Luận văn.

- Về văn hóa

- Về lễ hội và hoạt động lễ hội - Về lễ hội truyền thống

- Về Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống

Thứ hai : Tác giả đã nêu lên được sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội truyền thống

Thứ ba : Tác giả đã chỉ ra những nội dung quan trọng về quản lý nhà nước đối với lễ hội truyền thống.

Từ những khái quát ban đầu về cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống tác giả đưa ra một số khái quát trong chương 1. 1. Lễ hội truyền thống với tư cách là di sản văn hoá, là kho tàng văn hoá dân tộc đã có giá trị to lớn trong đời sống xã hội hiện đại. Mặc dù trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình toàn cầu hoá là một xu thế tất yếu nhưng lễ hội truyền thống với giá trị văn hoá, giá trị nhân văn to lớn vẫn là một hoạt động không thể thiếu trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân.

2. Lễ hội truyền thống đã có vai trò to lớn trong việc cố kết cộng đồng dân tộc tạo nên nền tảng vững chắc của tinh thần đoàn kết toàn dân, hướng con người tới giá trị đạo đức giá trị nhân văn, vươn tới các giá trị chân- thiện-mỹ, giúp con người giải toả căng thẳng mệt nhọc, bế tắc khô cứng trong cuộc sống thường ngày. Đồng thời lễ hội truyền thống góp phần bảo tồn lưu giữ trao truyền các giá trị văn hoá dân tộc. Với kinh tế du lịch, lễ hội là một nguồn tài nguyên vô giá cho ngành du lịch khai thác và phát triển.

3. Lễ hội truyền thống tác động qua lại thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Những tác động giữa lễ hội truyền thống và kinh tế và sự tác động ngược trở

lại của kinh tế với lễ hội truyền thống đòi hỏi cần vận dụng và phát huy tính tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực. Cần có quan điểm biện chứng trong đánh giá và phát triển mối quan hệ này.

4. Rút ra được bài học cho tỉnh Phú Thọ thông qua kinh nghiệm quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống ở một số địa phương trong nước. Từ đó nhận ra trong việc tổ chức, quản lý lễ hội truyền thống ở tỉnh Phú Thọ không đơn giản chỉ xoay quanh việc phục hồi, bảo tồn hay phát huy bản thân lễ hội truyền thống ấy, mà nó còn liên quan tới hàng loạt các công việc như lập kế hoạch, nguồn nhân lực tổ chức tham gia hoạt động lễ hội truyền thống.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG LẾ HỘI VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC

VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tỉnh Phú Thọ

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý: Phú Thọ là một tỉnh Trung du miền núi phía Bắc của Việt

Nam, có vị trí trung tâm vùng và là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Phú Thọ nằm trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Côn Minh (Trung Quốc), phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Tây tiếp giáp thành phố Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình, phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang. Phú Thọ cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, cách Trung tâm thành phố Hà Nội 80km, cách cảng Hải Phòng 170km, cách cửa khẩu quốc tế

Hà Khẩu (giữa Lào Cai - Việt Nam và Vân Nam - Trung Quốc) và cửa khẩu Thanh Thủy – Lạng Sơn 200km và là nơi hợp lưu của ba con sông lớn: sông Hồng, sông Đà và sông Lô.

Các yếu tố về vị trí địa lý tự nhiên cho thấy Phú Thọ có lợi thế để trở thành trung tâm kinh tế xã hội của vùng. Vì vậy, trong quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xác định: Xây dựng Phú Thọ trở thành trung tâm kinh tế vùng; là một trong những trung tâm khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao du lịch của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; là đầu mối giao thông nội vùng và là Thành phố lễ hội về nguồn của dân tộc Việt Nam”.[38]

- Diện tích: 3.528,1 km2

- Đơn vị hành chính: có 1 thành phố (Việt Trì), 1 thị xã (Phú Thọ) và 11

huyện (Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Yên Lập, Thanh Sơn, Tam Nông, Thanh Thủy, Phù Ninh, Cẩm Khê, Tân Sơn).

- Dân số: 1.364.700 người

- Tài nguyên thiên nhiên: Phú Thọ có 97.513,53 ha đất nông nghiệp,

148.885,67 ha đất lâm nghiệp, 22.744,94 ha đất chuyên dụng. Phú Thọ còn là tỉnh có tiềm năng lớn về nguyên liệu giấy, nguyên liệu nông lâm sản và một số loại tài nguyên khoáng sản quan trọng như: cao lanh, fenspat, đá vôi, nước khoáng, … là lợi thế để phát triển mạnh công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp giấy, công nghiệp gốm sứ, công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng, …

2.1.2. Điều kiện kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng - Cơ cấu kinh tế: chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp; tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ.

Bảng 2.1. Thống kê số liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế hàng năm

Đơn vị: % Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Nông - Lâm- 28 26 26 25,8 25,6 Thủy sản Công nghiệp- 37,6 38,8 38,7 38,8 38,5 xây dựng Dịch vụ 34,4 35,2 35,3 35,4 35,9

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Sở Nội vụ tỉnh Phú Thọ )

- Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài (FDI): Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện có 112 dự án, tổng vốn đăng ký 619,5 triệu USD. Trong đó có 83 dự án đang thực hiện giải ngân với tổng vốn đăng ký: 440,5 triệu USD và vốn giải ngân đạt 372,8 triệu USD.

Bảng 2.2. Số liệu thống kê GDP

Đơn vị: %

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

GDP 10,7 10,9 10,7 8,5 11,5

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

2.1.3. Điều kiện văn hóa, xã hội

Giáo dục đào tạo phát triển, chất lượng giáo dục được nâng cao, đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập, quy mô dào tạo của các trường đại học và cao đẳng day nghề tiếp tục được mở rộng, tăng 21,1% so với năm 2005. Mạng lưới y tế các tuyến được củng cố, 100% các xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%, giải quyết việc làm cho 90,7 nghìn người. Kết cấu hạ tầng được đầu tư và phát triển mạnh, 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm, có điện lưới quốc gia và có điện thoại, 100% số trạm y tế xã có bác sỹ và 100% thôn bản có cán bộ y tế, năm 2007 đã hoàn thành xóa nhà tạm cho hộ nghèo.

Phú Thọ còn là mảnh đất cội nguồn, vùng đất tổ của dân tộc Việt Nam. Phú Thọ cũng là vùng đất lưu giữ nhiều di tích lịch sử, cách mạng, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc, tại đây có hệ thống di tích lịch sử, lễ hội dày đặc, mỗi lễ hội có một sắc thái riêng đặc sắc và độc đáo, là tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch, dịch vụ. Trong đó có thể kể đến: khu di tích Đền Hùng, các khu di chỉ Phùng Nguyên, Sơn Vi, Gò Mun, các di tích kháng chiến như: chiến khu Hiền Lương (Hạ Hoà), Vạn Thắng (Cẩm Khê), tượng đài kháng chiến sông Lô (Đoan Hùng), khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (Tam Nông); các danh lam thắng cảnh: đầm Ao Châu, Ao Giời - Suối Tiên, Bến Gót - Bạch Hạc, mỏ nước khoáng nóng Thanh Thuỷ, rừng quốc gia Xuân Sơn, các lễ hội dân gian: hội Đền Hùng, hội Gia Thanh, hội đền Mẹ Âu Cơ, hội làng Đào Xá, hội phết (Hiền Quan), hội chọi trâu (Phù Ninh) …; các làn điệu dân ca, xoan ghẹo, trò diễn dân gian, truyền thuyết - huyền thoại, … mang đặc trưng văn hoá Lạc Hồng.

Với kết quả đã đạt được, tỉnh Phú Thọ từ một trung tâm công nghiệp cũ trở thành một trung tâm công nghiệp mới của miền Bắc Việt Nam. Được coi là một trong 14 trung tâm vùng của cả nước, hiện đang giữ vị trí trung tâm vùng về công nghiệp, sản xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp như: chè, nguyên liệu giấy, thủy sản và còn là cái nôi của nền văn hóa, Phú Thọ đang ngày càng được bạn bè trong nước và quốc tế biết đến như một điểm đến văn hóa mới của Việt Nam.

Từ vị trí địa lý thuận lợi, sự phong phú và đa dạng về văn hóa, phong tục, tập quán của các dân tộc, sự ưu đãi của thiên nhiên đã góp phần hình thành và làm phong phú lễ hội truyền thống, vừa kế thừa tinh hoa dân tộc vừa mang đậm bản sắc văn hóa địa phương.

Ngày nay đường lối, chính sách thuận lợi của Đảng, nhà nước, sự phát triển nhanh về kinh tế, nhất là ngành du lịch, lễ hội Phú Thọ càng có điều kiện để được bảo tồn và phát triển.

2.2. Thực trạng lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

2.2.1. Khái quát về lễ hội truyền thống ở Phú Thọ

Phú Thọ là mảnh đất cội nguồn dân tộc, kinh đô xưa của các vua Hùng, là nơi hình thành nhà nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Nơi đây còn chứa đựng đậm đặc các di tích lịch sử, khảo cổ, các lễ hội truyền thống đặc sắc mang đậm dấu ấn của người Việt cổ.

Toàn tỉnh hiện có 260 lễ hội, gồm: 223 lễ hội dân gian, 32 lễ hội lịch sử Cách mạng và 05 lễ hội tôn giáo. Trong đó có 01 lễ hội quy mô cấp quốc gia Lễ hội Đền Hùng trên 7966 lễ hội của cả nước.

Hiện trạng các lễ hội có thể phân loại như sau:

+ Các lễ hội vẫn duy trì cả phần lễ và phần hội, được tổ chức hàng năm: 92 lễ hội còn được bảo lưu hoàn chỉnh cả phần lễ - hội - trò diễn. Trong đó có 30 lễ hội xếp loại A theo tiêu chí của cục Di sản văn hoá (là các lễ hội có chất

lượng cao, được tổ chức thường xuyên hàng năm và thu hút được đông đảo nhân dân tham gia): Lễ hội đền Hùng, lễ hội đền Mẫu Âu Cơ, hội chọi trâu

Phù Ninh, hội Trò Trám, hội Phết Hiền quan, hội Bơi chải Bạch Hạc, Hội Xoan Kim Đức- An Thái, hội nấu cơm thi Gia Dụ, hội rước voi Đào Xá, hội giã bánh dày Mộ Chu Hạ, Trúc Phê...

+ Các lễ hội chỉ duy trì phần lễ, không còn bảo lưu được phần hội: Đây là nhóm chiếm số lượng lớn trong hệ thống lễ hội tỉnh Phú Thọ. Tại nhiều địa phương tổ chức hàng năm vào các kỳ tiệc lệ, nhưng mới duy trì được phần lễ. + Nhóm các lễ hội đó bị mai một hoàn toàn: Đây là nhóm các lễ hội đó mất hoàn toàn cả phần nghi lễ và phần hội. Chỉ còn được ghi nhận trong các nguồn tư liệu và trong trí nhớ của các cao niên.

Các lễ hội truyền thống vùng đất tổ có những đặc điểm riêng thể hiện đời sống sản xuất vật chất, tinh thần, các phong tục tập quán, tín ngưỡng…của cư dân nông nghiệp.

Tái hiện và gắn liên với sinh hoạt nông nghiệp của ngư dân

Các lễ hội gắn liền với thờ lúa thần, rước lúa thần, lễ hội tịch điền, lễ hội thờ thần sông như lễ hội Bạch Hạc, lễ rước lúa thần trong lễ hội trò trám, lễ hội xuống đồng…. đã thể hiện cuộc sống nông nghiệp, chủ yếu trồng trọt và công cuộc chế ngự thiên nhiên, đắp đê ngăn nước, phòng chống lũ lụt và mong ước của nhân dân cầu mong mưa thuận gió hòa cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu. Các hoạt động tế lễ, rước, các bài văn tế, các trò diễn đều có sự gắn kết với nông nghiệp, với nền văn minh lúa nước. Lễ hội đền Hùng không chỉ để tưởng nhớ công lao các vua Hùng mà còn đậm tín ngưỡng nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)