Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 51 - 56)

2.2. Thực trạng lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

2.2.2. Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ngoài những lễ hội có tính chất chung của cả nước, của vùng Bắc Bộ, Phú Thọ còn có những lễ hội riêng, đặc sắc. Thông qua các lễ hội này, du khách có thể hiểu được về văn hoá Việt Nam, văn minh lúa nước.

Hội Đền Hùng: Hướng phát triển du kịch Phú Thọ đến năm 2020 xác định “ Đền Hùng là điểm du lịch về nguồn của cả nước, có vị trí quan trọng làm đòn bẩy phát triển du lịch tại các điểm du lịch khác trên địa bàn”. [40]

Được thực hiện vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch hằng năm tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (quần thể di tích gồm Đền thượng, Đền Trung, Đền Hạ, Đền Mẫu Âu Cơ, Lăng mộ …) trên núi Nghĩa Lĩnh, thành phố Việt Trì, đã được Nhà nước xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Lễ giỗ Tổ Hùng Vương cũng được tổ chức trên khắp mọi miền của đất nước Việt Nam (Theo thống kê, trên cả nước hiện có 1.417 di tích có thờ cúng Hùng Vương và các nhân vật thời Vua Hùng).

Vào dịp Giỗ Tổ, nhân dân trong các làng xã có thờ cúng Hùng Vương ở khu vực Đền Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh, trong trang phục lễ hội, rực rỡ mầu cờ, sắc áo, tổ chức thi kiệu, thi làm lễ vật. Họ chọn ra chiếc kiệu đẹp nhất và lễ vật ngon nhất, cùng chiêng, trống đồng, nghi trượng... rước lên đền Hùng dâng cúng, cầu cho quốc thái dân an, vạn vật sinh sôi. Mỗi làng bầu ra Ban khánh tiết gồm 6 đến 9 người đàn ông từ 50 tuổi trở lên, có hiểu biết, có tư cách đạo đức để chủ trì, điều hành nghi lễ tại đình, đền, miếu. Thủ từ - “trưởng tạo lệ”, ở đền Thượng, đền Trung và đền Hạ thuộc khu di tích lịch sử Đền Hùng được mặc định là người thuộc 3 làng: Cổ Tích, Trẹo và Vi. Tham gia thực hành nghi thức còn có đội tế gồm 9 hoặc 11 đàn ông từ 50 tuổi trở lên, được chọn từ những gia đình hoà thuận, không có tang, không vi phạm pháp luật và lệ làng. Nhiệm vụ của họ là dâng hương, rượu, trà, đọc và hóa sớ trong Lễ dâng hương. Các thành viên còn lại trong làng tự nguyện tham gia các nghi thức thờ cúng và các hoạt động trình diễn văn hóa dân gian. Các vị bô lão tham gia đội tế lễ, những vị trung niên, nam hay nữ đều tham gia chuẩn bị lễ vật như bánh chưng, bánh giầy, bánh mật, tam sinh (thịt lợn, bò, dê) và hoa thơm, trái ngọt để dâng cúng. Thanh niên trai tráng tham gia rước kiệu, cầm cờ, quạt, lọng trong đoàn rước đến nơi thờ cúng. Các hình thức nghệ thuật trình diễn

dân gian như hát xoan, hát ghẹo, … cùng các trò chơi dân gian khác thu hút không chỉ dân làng mà cả khách thập phương cùng tham gia.

Để chuẩn bị cho mỗi kỳ lễ hội và gìn giữ truyền thống lâu dài, hàng năm, Ban khánh tiết và Đội tế vẫn giảng dạy, tập luyện các nghi thức thờ cúng cho những người kế tục. Cách đọc văn tế được chủ tế năm trước dạy cho chủ tế năm sau; việc giảng dạy kỹ thuật chế biến các loại lễ vật cho thấy việc bảo tồn các truyền thống được thực hiện một cách cẩn thận, người dân được hướng dẫn chu đáo cách dâng lễ vật và cách phải làm như thế nào, nói gì trong lễ cúng. Một số làng còn giữ và truyền lại tri thức về cách chọn giống vật nuôi để làm lễ vật và kỹ thuật chế biến các đặc sản vào dịp lễ hội. Thế hệ trẻ và những người cao tuổi ngày nay vẫn đang quan tâm đến việc dạy và học những hình thức diễn xướng dân gian liên quan đến Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Việc thực hành Tín ngưỡng này có ý nghĩa giáo dục sâu sắc đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, là điểm tựa tinh thần tạo sức mạnh đoàn kết các dân tộc Việt Nam. Với quy mô và ý nghĩa to lớn đó, Lễ hội Đền Hùng được Nhà nước ta xác định là Quốc lễ, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh vào Danh mục di sản

văn hóa phi vật thể quốc gia

Với những giá trị độc đáo và riêng biệt, ngày 6/12/2012, tại Paris (Pháp), UNESCO đã chính thức công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là di sản đầu tiên của Việt Nam được vinh danh ở loại hình tín ngưỡng. Đây cũng là lần đầu tiên UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Tổ là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Phạm vi công nhận của di sản gồm 109 làng có đình, đền thờ Vua Hùng thuộc thị xã Phú Thọ, thành phố Việt Trì và các huyện Cẩm Khê, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Lâm Thao, Phù Ninh, Tam Nông, Thanh Ba, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Yên Lập (tỉnh Phú Thọ).

Việc tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ được UNESCO công nhận, cho thấy thế giới đánh giá rất cao, đồng thời cũng thừa nhận đời sống tâm linh của người Việt Nam, vốn đã có từ hàng nghìn năm nay.

Theo Đại sứ Dương Văn Quảng, trong bối cảnh hội nhập văn hóa, đa dạng văn hóa, thì việc Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ được công nhận chứng tỏ sức sống của văn hóa Việt Nam, gắn với dòng chảy văn hóa hội nhập vào thế giới.

Ngày 14/4/2013 (05/3 Âm lịch), tại Lễ khai mạc Lễ hội Đền Hùng năm 2013 và đón Bằng của UNESCO vinh danh Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với chính quyền và cộng đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ đã công bố Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm

2020, với 09 nội dung cơ bản, trong đó chú trọng việc nâng cao nhận thức và năng lực của cộng đồng, chủ thể văn hóa, hỗ trợ cộng đồng truyền dạy cho những người trẻ tuổi, khuyến khích họ tiếp tục sáng tạo, thực hành và duy trì truyền thống này trong cuộc sống đương đại, hàng năm, tổ chức Lễ Giỗ tổ Hùng Vương ở Đền Hùng và các làng xã một cách trang nghiêm, thành kính, tiết kiệm, với sự tham gia đông đảo của nhân dân, để tri ân tổ tiên, gắn kết các cộng đồng, cầu mong cho sự an lành và phồn vinh của đất nước…

- Hội Bạch Hạc: Diễn ra từ ngày 3 đến 5 tháng Giêng hàng năm tại đền

thờ Thổ Lệnh Đại Vương xã Bạch Hạc, thành phố Việt Trì. Trong lễ hội có trò thi tung còn ở Đền Cả, lễ tiến còn, ngâm thơ còn và cúng cơm còn. Ngày

cuối lễ hội có lễ hạ còn và cướp còn cầu may.

- Hội Chu Hoá: Lễ hội diễn ra tại xã Chu Hoá, huyện Lâm Thao vào

ngày 5 tháng Giêng hàng năm nhằm tưởng nhớ 3 anh em Cả Đông, Nhị Đông và Tam Đông, là các tướng giỏi của vua Hùng thứ 18. Trong lễ hội có diễn trò

“chạy kem” diễn lại sự tích thần làng. Hội mở cửa rừng: Lễ hội diễn ra tại huyện Thanh Sơn từ ngày 6 đến 15 tháng Giêng hàng năm. Mở đầu là lễ cúng cung tên để mở hội săn bắn, sau đó từng đôi nam nữ múa theo điệu "gà phủ" thực hiện tín ngưỡng phồn thịnh.

- Hội đánh cá: Được tổ chức ở vùng đồng bào Mường thuộc xã Thạch Kiệt, huyện Thanh Sơn. Đây là lễ hội mừng xuân tại khu vực ở sát bản. Trong lễ hội người ta dùng các giọ bắt cá (dùng nhiều đồ dùng khuấy nước lên cho cá chui vào giọ) để tế lễ và chia cho các gia đình.

- Hội Phết Hiền Quan - Tam Nông :

Làng Hiền Quan thờ bà Thiều Hoa, nữ tướng của Hai Bà Trưng. Tương truyền, năm 16 tuổi Thiều Hoa đến tu tại chùa Phúc Thánh (Hiền Quan). Nghe tin Trưng Trắc dấy binh khởi nghĩa, Thiều Hoa tập hợp một đội quân 500 người, hàng ngày luyện tập võ nghệ, chơi trò đánh Phết, phóng lao rồi về

Hát Môn tụ nghĩa. Hàng năm tại đền thờ Thiều Hoa có tổ chức lễ hội tưởng niệm nữ tướng và chơi trò đánh Phết vào ngày 12-13 tháng Giêng âm lịch.

Lễ hội Phết gồm bốn phần đó là: Rước kiệu, tế lễ, kéo quân, đánh Phết. Lễ rước kiệu được tiến hành từ chiều ngày 12 tháng Giêng. Trên kiệu là các sắc phong, bài vị, quả Phết, quả Chúi được cất giữ trong cung cấm của Đình làng từ ngày 10/10 âm lịch. Kiệu được khiêng từ Đình ra Đền do các binh sĩ mình mặc áo giáp hộ tống. Sau lễ rước kiệu là phần tế lễ. Tham gia tế lễ là ông Tiên Chỉ và các bậc trưởng lão trong làng. Người đọc văn tế là ông bàn thượng, nội dung các bản văn tế được viết trong các sắc phong. Lễ “Khẩn tấu” do ông Tiên Chỉ đọc mong cuộc sống an bình cho mọi người sau đó là lễ dâng xôi gà, bánh chưng, bánh dày lên các bậc Thánh hiền. Sau ba tuần rượu tế là đến lễ kéo quân. Trước lễ kéo quân, đoàn binh sĩ cùng chầu trước cửa Đền để nghe chỉ dụ sau đó chia hai ngả miệng hô vang cả một góc trời.

Lễ kéo quân được chia thành hai đoàn, mỗi đoàn có từ 100 đến 200 người. Đi đầu là ông trưởng lão râu tóc bạc phơ, mình quấn khố vàng, đầu chít khăn đỏ tay cầm cờ nheo miệng hô vang, tiếp đó là đội trống cái, trống con gõ theo nhịp phách. Đoàn binh sĩ nam có, nữ có mình mặc áo giáp vàng, đầu đội nón lá, chân quấn xà cạp đeo dày mũi hài tay cầm long đao cờ xúy. Khi đoàn quân gặp nhau thì binh sĩ tha hồ tranh cướp cờ, long đao. Đoàn nào cướp được nhiều coi như đoàn đó thắng rồi lại về chầu trước sân đền để nhận chỉ. Cứ như vậy, lễ kéo quân được diễn đi diễn lại ba vòng, lễ kéo quân kết thúc cũng là lúc bắt đầu lễ ném Phết.

Lễ ném Phết hay còn gọi là hò Phết diễn ra tại một địa điểm đã được quy định trước. Trong lúc hai đoàn làm lễ kéo quân thì tại đền thờ vẫn diễn ra các tuần cúng bái. Các lão bàn thượng khẩn dụ khi nào đủ ba tuần rượu thì cũng là lúc hai cánh quân kéo về tới sân Đền. Không gian lễ hội huyên náo và sôi động hẳn lên. Ông Tiên Chỉ “con cả vua” thay mặt muôn dân đọc bài hò Phết sau đó ra bãi ném cho muôn dân tranh cướp. Mỗi Hội Phết thường chỉ ném 3 quả Chúi, 6 quả Phết. Tục truyền, nếu chẳng may ai đó bị quả Phết, quả Chúi rơi vào đầu thì chỉ cần đưa vào cung cấm của Đền cầu cúng là tai qua nạn khỏi, còn ai đó may mắn cướp được quả Phết, quả Chúi thì năm đó họ và gia đình cùng thôn xóm gặp được sự may mắn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)