Sự cần thiết quản lý nhànước đối vớihoạt độngPhật giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về HOẠT ĐỘNG PHẬT GIÁO TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐÔNG hà, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 25 - 27)

Trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, cần thiết phải tăng cường công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo nói chung và hoạt động phật giáo nói riêng, xuất phát từ những lý do sau:

Thứ nhất, Trong những năm gần đây, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo nói chung và phật giáo nói riêng ngày càng chứa đựng những nội dung mới và cụ thể. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Bổ sung, phát triển 2011) ghi: “Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật. Đấu tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân”[13, tr.81]. Đến văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII đã ghi rõ: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, theo quy định của pháp luật, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước” [14, tr. 165]. Quán triệt những quan điểm chỉ đạo của Đảng, công tác QLNN đối với các hoạt động tôn giáo nói

chung và hoạt động phật giáo nói riêng cần phải được tăng cường để đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp mới đất nước.Chính vì thế, QLNN đối với các hoạt động phật giáo nhằm đi đúng với tôn chỉ, giáo lý và bản chất của phật giáo và xu hướng phát triển chung.

Thứ hai, thực tiễn QLNN về hoạt động phật giáo ở nước ta trong thời gian qua cho thấy, chính quyền và đội ngũ cán bộ có trách nhiệm ở một số địa phương chưa nhận thức đúng và quán triệt đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về phật giáo. Trong quản lý có nơi còn chủ quan, nóng vội và đơn giản khi giải quyết những vấn đề liên quan tới phật giáo, dẫn đến vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; có nơi lại thụ động, buông lỏng quản lý dẫn đến việc một số hoạt động phật giáo lấn lướt chính quyền, kỷ cương không được giữ nghiệm.

Chính vì vậy, cần tăng cường công tác QLNN đối với hoạt động phật giáo, để một mặt khắc phục những tư tưởng phiến diện, duy ý chí trong quản lý, mặt khác vừa bảo đảm quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân và góp phần làm cho các hoạt động của phật giáo theo đúng pháp luật, đặc biệt là chống lại sự lạm dụng phật giáo vì mục đích không chính đáng như: mê tín dị đoan, trục lợi, chia rẽ kích động khối đại đoàn kết toàn dân; chống lại ý thức tư tưởng phản động; chống lại kinh tế hóa tôn giáo.

Thứ ba, chính sách, pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất trong QLNN nói chung và QLNN về hoạt động phật giáo nói riêng, hiện nay trước yêu cầu xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và trước yêu cầu cải cách nền hành chính nước về quản lý các hoạt động phật giáo đang đặt ra rất cấp thiết.

Việc QLNN về hoạt động phật giáo nhằm tạo niềm tin của các tín đồ, chức sắc, chức việc đối với chế độ của nhà nước CHXHCN Việt Nam, từ đó, sống tốt đời đẹp đạo, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, không chia rẽ bè phái, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

Luật tín ngưỡng, tôn giáo được ra đời năm 2016 đã trở thành cơ sở pháp lý để nhà nước ta thực hiện chức năng QLNN đối với hoạt động tôn giáo nói chung và hoạt động phật giáo nói riêng. Và đây cũng là những minh chứng cụ thể đấu tranh với các thế lực thù địch vu cáo nhà nước Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo, vi phạm nhân quyền, góp phần ngăn chặn hành vi lợi dụng tôn giáo.

Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, hệ thống pháp luật về tôn giáo đang trong quá trình hoàn thiện nên chưa bao quát hết được một số nội dung của hoạt động phật giáo, chưa có tính cụ thể. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng lúng túng của các cấp chính quyền trong QLNN về hoạt động phật giáo ở cơ sở. Vì vậy, trước yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân và trước yêu cầu của hoạt động phật giáo đa dạng như hiện nay, việc xây dựng hệ thống pháp luật về QLNN đối với hoạt động phật giáo cần được tiếp tục củng cố và hoàn thiện.

Từ những thực tế trên, đòi hỏi cần phải tăng cường QLNN đối với hoạt động phật giáo, qua đó nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của nhân dân, mặt khác phải luôn cảnh giác chống lại âm mưu lợi dụng tôn giáo nói chung, phật giáo nói riêng của các thế lực thù địch, mặt khác tạo sự công bằng giữa các tín đồ với nhau hoặc giữ hoạt động phật giáo với tôn giáo khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về HOẠT ĐỘNG PHẬT GIÁO TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐÔNG hà, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)