Thực trạng hoạt độngphật giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về HOẠT ĐỘNG PHẬT GIÁO TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐÔNG hà, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 51 - 63)

Ngày 27/12/2013 UBND tỉnh Quảng Trị ban hành quyết định số 2707/QĐ – UBND, chấp thuận thành lập Ban Trị Sự GHPGVN Thành phố Đông Hà. Căn cứ quyết định của UBND tỉnh Quảng Trị, ngày 10/1/2014, Ban Trị Sự GHPGVN tỉnh Quảng Trị ra quyết định số 290 – BTS/QĐ, chuẩn y nhân sự Ban Trị Sự GHPGVN thành phố Đông Hà, gồm 46 thành viên; 16 thường trực, 20 ủy viên, 10 dự khuyết: Hòa thượng Thích Thiện Tấn; Ủy viên hội đồng trị sự TW, Trưởng Ban Trị Sự GHPGVN tỉnh Quảng Trị, Làm Trưởng Ban Trị Sự GHPGVN thành phố Đông Hà, kiêm Trưởng Ban Giáo

Dục Tăng Ni. Đại đức Thích Từ Châu - Ủy viên thường trực, Trưởng Ban Pháp Chế Ban Trị Sự Tỉnh đảm trách Phó Trưởng ban thường trực, Đại đức Thích Từ Viên chánh thư ký.

Ban Trị sự GHPGVN thành phố Đông Hà thực hiện Nghị quyết của Đại hội lần thứ Nhất là tiếp tục công cuộc đổi mới, trong Giáo hội đã từng bước đưa GHPGVN thành phố Đông Hà ổn định và phát triển trên các lĩnh vực, nổi bật nhất là từ thiện xã hội, đã và đang đi một đường hướng từ bi, hỷ xả, xây dựng Đạo pháp dân tộc, hòa hợp với cộng đồng xã hội nói chung và thành phố Đông Hà nói riêng, đã có triển vọng sẽ trở thành bước phát triển ở những kỳ họp của Ban Trị sự, đã thực hiện nhiều văn kiện quan trọng từ Trung ương đến Địa phương, nhằm tiếp tục sự nghiệp đổi mới. Các vị giáo phẩm tiêu biểu của Giáo hội vừa được Tăng Ni, Phật tử tín nhiệm bầu vào Hội đồng nhân dân thành phố và các phườngđã nói lên sự hòa nhập tích cực giữa Phật giáo với cộng đồng dân tộc, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của Tăng Ni, Phật tử đối với Đạo pháp và Dân tộc. Có 01 vị là đại biểu HĐND tỉnh. 02 vị là đại biểu HĐND thành phố. 02 vị là đại biểu HĐND phường.

Hình 2.1: Một số hình ảnh hoạt động phật giáo tại thành phố Đông Hà

Trong tinh thần đoàn kết để phụng sự Đạo pháp, chương trình hoạt động của Giáo hội phù hợp với tâm tư nguyện vọng của Tăng Ni, Phật tử và bản sắc dân tộc cùng đồng hành thành một sức sống an vui của mọi người, cũng là nguồn an vui cổ vũ lớn lao niềm tin tưởng vào chủ trương và đường hướng của Giáo hội ngày càng trang nghiêm, phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít người lợi dụng hình thức Phật giáo, gây ảnh hưởng không tốt đối với tinh thần hòa hợp của cộng đồng Tăng Ni đại phương, Ban Trị sự GHPGVN thành phố Đông Hà đã vững bước đi lên trong lòng dân tộc, lớn mạnh theo uy tín và niềm tin của Tăng Ni, Phật tử các hệ phái Phật giáo trong và ngoài thành phố.

Hình 2.2: Đại hội đại biểu Phật giáo lần thứ II nhiệm kỳ 2016 – 2021 tại thành phố Đông Hà

(Nguồn: tác giả sưu tầm) Ban Trị sự GHPGVN thành phố nhiệm kỳ 2016 - 2021 với 27 vị là ủy viên; 11 vị thường trực và Đại đức Thích Từ Châu (Trụ trì Chùa Chơn An – Bảo Tháp, Đông Hà) được bầu làm Trưởng Ban Trị Sự GHPGVN thành phố Đông Hà. Ban Trị sự GHPGVN thành phố Đông Hà đã thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Giáo hội và nhà nước, chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động

của các Tự viện có những bước chuyển biến tích cực trên nguyên tắc thống nhất ý chí và hoạt động, đường hướng và tổ chức. Mỗi cơ sở Tự viện đều có chương trình hoạt động cụ thể, sinh động và đa dạng… tất cả những hoạt động đó đều thể hiện nhuần nhuyễn tinh thần đoàn kết hòa hợp, tăng trưởng đạo tâm, trang nghiêm Giáo hội. Cụ thể như sau:

2.2.1.1.Hoạt động Tăng sự

Thực hiện chủ trương của Giáo hội nhằm kiện toàn hệ thống lãnh đạo, tổ chức quản lý hiệu quả các cơ sở Tự viện và Tăng Ni tại địa phương, Ban Trị sự Phật giáo thành phố đã tổ chức nhân sự thành công 5 Đại diện Phật giáo của 9 phườngtrên địa bàn thành phố Đông Hà đúng quy chuẩn và thời gian quy định. Trên tinh thần trang nghiêm và trẻ hóa nhân sự hàng kế thừa, Đại diện Phật giáo cấp phường phối hợp hài hòa với Ban Trị sự thành phố thực thi các chủ trương của Giáo hội trong điều hành các hoạt động Phật sự ngày càng nhịp nhàng phát triển của xã hội.

Công tác thống kê Tăng Ni, Tự viện là một trong những công tác trọng tâm của Giáo hội trong các năm. Hiện nay, Phật giáo tỉnh Quảng trị có 174 Tăng Ni, trong đó, 120 vị Bắc tông và 54 vị thuộc hệ phái Khất sĩ. Chư tôn đức Giáo phẩm gồm có: 02 vị Hòa thượng, 04 vị Thượng tọa, 03 vị Ni trưởng, vị 10 Ni sư. (Tỳ kheo: 35 vị; Tỳ kheo Ni: 64 vị; Thức xoa: 13 vị, Sa di: 12 vị; Sa di Ni: 21 vị). Trong đó, thành phố Đông Hà có 20 cơ sở, tổ chức tôn giáo được nhà nước công nhận (Phật giáo 20, Công giáo 02) và 01 cơ sở hoạt động trái phép; có 38 chức sắc (28 tăng, 10 ni), 83 chức việc và khoảng trên 15.700 tín đồ (Phật giáo khoảng: 15.000, Công giáo: 700, Tin lành: 06).

Việc xuất gia tu học, tạm trú, nhập khẩu hợp thức tại các cơ sở phật giáo được hướng dẫn cụ thể trên cơ sở Nghị định 92 của Chính Phủ, việc này đã giúp Giáo hội địa phương quản lý Tăng Ni, tại các cơ sở Tự viện hiệu quả và tạo mối quan hệ mật thiết cùng dốc tâm đoàn kết phụng sự Giáo hội.

Thực hiện tinh thần lục hào cộng trụ, giữ gìn quy củ tùng lâm, lợi lạc tự thân và lợi ích xã hội trong nhiệm kỳ qua, Ban Trị sự Phật giáo thành phố đã phối hợp với Ban Trị sự Phật giáo thị xã Quảng Trị tổ chức thành công các Khóa An cư Kiết hạ liên huyện có từ 150 đến 210 Tăng Ni an cư tập trung trong tinh thần hòa hợp, hoan hỷ và không phân biệt để cùng trang nghiêm tự thân bằng giới định tuệ thông qua nội dung tu học trong 3 tháng mùa hạ mà Ban Giảng huấn trích giảng các môn Kinh, Luật, Luận theo chương trình Phật học. Đồng thời, Tăng Ni cũng có cơ hội được tìm hiểu và nắm cũng chủ trương, đường lối của Đảng, luật pháp nhà nước về chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo, báo cáo tình hình thời sự trong và ngoài nước thông qua các buổi học ngoại khóa của các vị đại diện các Cơ quan Tôn giáo, Mặt trận Tổ quốc trình bày. UBMT, Công an thành phố phối hợp với BTS tổ chức Lễ phát động vận động tín đồ phật tử thực hiện phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc và xây dựng văn minh đô thị.

Đáp ứng yêu cầu thọ giới tu học và hành đạo của Tăng Ni mới nhập tu, Ban Trị sự thành phố đã tạo điều kiện cho các Giới tử đến Giới trường thọ giới theo qui chuẩn của Ban Kiến đàn; đồng thời, Ban Trị sự cùng các tự viện trên địa bàn thành phố đã quan tâm và nhiệt tình tham gia 02 lần Đại Giới đàn trong tỉnh tổ chức tại Đại Tòng Lâm đã thể hiện tinh thần trách nhiệm và mối quan tâm hàng đầu của các vị Tôn túc lãnh đạo Phật giáo thành phố.

Được sự giúp đỡ của các cơ quan tỉnh và địa phương, công tác xây dựng, trùng tu, xây tháp, tạc tượng, đúc chuông tại các cơ sở Tự viện làm cho ánh sáng Phật pháp ngày càng tỏa rộng. Thời gian qua, toàn thành phố có 03 cơ sở Tự viện trùng tu và xây dựng mới, 7 Tự viện sửa chữa thêm phần trang nghiêm phục vụ công tác giáo dục Phật tử tu học và khách hành hương lễ bái.

2.2.1.2.Hoạt động Giáo dục Tăng Ni

Nhằm đào tạo một thế hệ Tăng Ni có trình độ về Phật học và thế học để đảm nhận các công tác Phật sự tại các Tự viện và tham gia hoạt động của Giáo hội thành phố nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và điều hành các Đạo tràng tu học như Bát Quan trai, Phật thất, khóa tu an lạc… có nhiều cải tiến trong chương trình học và dạy, Ban Trị sự Phật giáo thành phố đã tạo điều kiện giới thiệu Tăng Ni đến học tại các trường Phật học ở các cấp đào tạo trong và ngoài tỉnh.

Ngoài ra, Ban Trị sự thành phố đã cử chư vị Tăng Ni có đủ đạo hạnh đi học các Khoá Bồi dưỡng nghiệp vụ Trụ trì trong mùa An cư nhằm bồi dưỡng kỹ năng và kiến thức quản lý tự viện điều hành Phật sự, hướng dẫn tín đồ Phật tử tại địa phương được nhiều kết quả khả quan và tương đối ổn định, điều này, hứa hẹn một thế hệ kế thừa có năng lực, có phẩm hạnh để tiếp nối truyền thống dấn thân thừa hành Phật sự của lớp người đi trước.

2.2.1.3.Hoạt động Hướng dẫn Phật tử

Căn cứ Nội quy Ban Tăng sự Trung ương, được sự tận tình giúp đỡ của cơ quan chức năng lãnh đạo địa phương, Ban Trị sự thành phố đã chỉ đạo các vị trụ trì tăng cường hiệu quả quản lý sinh hoạt, điều hành Phật sự, hướng dẫn Phật tử tu học, sinh hoạt tại các cơ sở tự viện. Trụ trì có chức năng làm cầu nối, gần gũi với Phật tử và cán bộ tại địa phương trong phạm vi sinh hoạt tôn giáo. Đồng thời, các vị trụ trì cũng đã liên hệ mời thêm các vị Giảng sư cấp tỉnh có nhiều kinh nghiệm đến giảng dạy tại các đạo tràng để Phật tử - Tăng Ni có cơ hội trang bị đầy đủ những kiến thức nhất định về Phật học, có thể góp phần phục vụ cho Đạo pháp và dân tộc một cách thiết thực và đạt hiệu quả cao hơn với một chương trình Phật học vừa phong phú lại phù hợp với nhu cầu phát triển của thời hiện đại. Nhìn chung, phong trào tu học của bà con Phật tử tại các đạo tràng rất khả quan, toàn thành phố có khoảng 20 Đạo tràng

tu Bát Quan trai giới với số lượng hơn 3000 Phật tử tham gia tu học hàng tháng tại các cơ sở Tự viện như Chùa Châu Quang, Bửu Lâm cổ tự, Tịnh xá Ngọc Lâm, chùa Tám Mái, chùa Thiên Bửu Tháp, chùa Thiện Quang…

Bên cạnh đó, thừa sự chỉ đạo của Ban Hướng dẫn Phật tử tỉnh và Ban Trị sự thành phố, Ban Hướng dẫn Phật tử của thành phố đã triển khai các chương trình hoạt động và nội quy của Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương, các Nghị quyết, Thông bạch của Trung ương Giáo hội về việc củng cố và ổn định sinh hoạt Gia đình Phật tử (GĐPT) với sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng tại địa phương. Đồng thời, chương trình sinh hoạt của GĐPT được triển khai có hệ thống như mở các khoá huấn luyện Huynh trưởng, hướng dẫn cầm Đoàn, trại sinh hoạt hè, trại truyền thống tại chùa Đại An với 200 - 300 đoàn sinh tham dự.

Hình 2.3: Một số hoạt động của gia đình phật tử thành phố Đông Hà

(Nguồn: Tác giả sưu tầm) GĐPT thành phố Đông Hà hiện có 16 đơn vị cơ sở trực thuộc được chia làm 2 vùng. Qua đợt tổng kiểm tra của Ban hướng dẫn phân ban GĐPT tỉnh năm 2017 có 10 đơn vị được xếp hạng từ trung bình trở lên, 1 đơn vị xếp

hạng yếu và 5 đơn vị chưa được xếp hạng. Toàn thành phố có 149 Huynh trưởng (trong đó Huynh trưởng chưa qua huấn luyện: 20, chiếm tỷ lệ 13,4 %, Huynh trưởng chưa được xếp cấp: 85, chiếm tỷ lệ 57%). Có 827 đoàn sinh thuộc 6 ngành nhưng số lượng đoàn sinh tham gia kỳ thi vượt bậc năm 2017 chỉ có 285 đoàn sinh, đạt tỷ lệ 34,4%.

Hình 2.4: Hội nghị thường niên gia đình phật tử thành phố Đông Hà

(Nguồn: Tác giả sưu tầm)

2.2.1.4. Hoạt động Hoằng pháp

Trong sự nghiệp hoằng dương chính pháp, lợi lạc quần sinh, giảng đường của các tự viện đã được hướng dẫn thực hiện liên tục các mô thức giảng dạy giáo lý đồng bộ từ hình thức đến nội dung. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động của chuyên ngành hoằng pháp rơi vào thế bị động và không định hướng, các tự viện trên địa bàn thành phố tự quản lý và thỉnh giảng sư mang tính tự phát để duy trì và phát triển đạo tràng, điều này gánh vác giúp Ban Trị sự thành phố khi thiếu nhân sự quản lý chuyên ngành, nhưng khách quan cũng thấy được sự yếu kém về chuyên môn của người kế thừa đương nhiệm.

Nhìn chung, Ban Hoằng pháp của thành phố không đáp ứng được nhu cầu tu học của Tăng Ni, Phật tử của địa phương, nhưng nhờ sự phối hợp khéo léo giữa Giáo hội và Trụ trì các Tự viện nên thời gian qua vẫn tạo được một bầu không khí học Phật sôi nổi, phát huy chính tín, chính kiến cho Tăng Ni, Phật tử; đồng thời khẳng định sự phát triển vững mạnh và sinh hoạt đồng bộ về mặt truyền bá chính pháp một cách trong sáng, góp phần hạn chế sinh hoạt mê tín dị đoan, không phù hợp với chính pháp. Điểm đặc biệt trong công tác hoằng pháp ngày nay là không những thực hiện đúng theo tôn chỉ mục đích của chính pháp, mà còn được vận dụng một cách “khế lý khế cơ” vào cuộc sống thực tế của bà con bình dân trên hai phương diện lý thuyết và thực hành.

2.2.1.5.Hoạt động văn hóa Phật giáo

Với tinh thần phát huy nền văn hoá nhân bản, đạo đức và mang đậm bản sắc dân tộc, Ban Trị sự Phật giáo thành phố luôn quan tâm và từng bước động viên các vị trụ trì cổ vũ Phật tử thường xuyên đến chùa nghe pháp, hướng dẫn tu học và ứng xử theo tinh thần tôn sự trọng đạo, luôn thực hiện nếp sống văn hoá mới. Đồng thời, Ban Trị sự thành phố hướng dẫn và chỉ đạo Trụ trì các cơ sở tự viện đẩy mạnh các hoạt động văn hoá lành mạnh mang tính giáo dục trong các Lễ hội Vu Lan, Tết nguyên đán, Lễ hội cầu an đầu năm và các sự kiện của chùa; phân tích, bài trừ và phê phán những hoạt động dị đoan sai lệch và những hậu quả tiêu cực do các hoạt động này mang lại, thay vào đó bằng giáo lý của Phật đà thấy được sự an vui hài hòa Tăng Ni, Phật tử và mọi người trong cộng đồng tự hiểu rõ thế nào là một niềm tin chân chính, tự tạo cho mình một phong cách trang nghiêm trong sinh hoạt tích cực góp phần phát huy sự trong sáng của nền giáo lý đạo Phật, về thành quả và nội dung của các hoạt động xã hội và tình hình chung một cách sinh động và phong phú.

Hình 2.5: Phật giáo Đông Hà tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc và xây dựng văn minh đô thị

(Nguồn: Tác giả sưu tầm) 2.2.1.6. Hoạt động Nghi lễ

Với những đặc thù truyền thống của từng Hệ phái ở địa phương, nên thực hiện được hình thức nghi lễ thống nhất vốn là việc khó áp dụng. Tuy nhiên, nghi lễ đã được chấp nhận thống nhất về hình thức và một số nội dung dành cho các ngày lế lớn hàng năm như: Phật đản, Vu lan, vía Quan Âm, vía Di Đà, lễ Phật thành Đạo, và các lễ tưởng niệm v.v... căn cứ vào Thông bạch của Trung ương Giáo hội và các văn bản chỉ đạo của Ban Trị sự tỉnh có hướng dẫn cụ thể về việc tổ chức các ngày lễ lớn trong năm của Phật giáo, Đại lễ Phật đản hàng năm được tổ chức long trọng trang nghiêm tại lễ đài tập trung, có cả ngàn Tăng Ni, Phật tử tham dự trong không khí trang nghiêm và hoan hỷ. Bên cạnh đó, hướng ứng chủ trương chung của Giáo hội cấp trên, Ban Trị sự và Tăng Ni trên địa bàn thành phố tổ chức xe hoa, đốt đèn hoa đăng để chào mừng và cúng dường ngày Đản sinh đức Phật một cách long trọng. Điều này đã khẳng định sự thật và ổn định của các sinh hoạt Phật giáo cơ sở trong tinh thần hữu hảo, đoàn kết, nhất tâm hướng về các ngày kỷ niệm lịch sử thiêng liêng của những người con Phật.

Lễ Vu lan báo hiếu thường trùng hợp với ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7 hàng năm, điều khiến các giới đồng tình và ủng hộ chính là hầu hết các chùa trên địa bàn thành phố đều tổ chức lễ hội Vu lan mang tính nhân bản cao cả này. Cho nên đây cũng là một thắng duyên để Tăng Ni, Phật tử thể hiện trọn vẹn tinh thần đền ơn đáp nghĩa đối với những người có công ơn; qua đó, hầu hết các chùa đều tổ chức các hoạt động trợ giúp gia đình có công với đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về HOẠT ĐỘNG PHẬT GIÁO TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐÔNG hà, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 51 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)