Đổi mới quản lý hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phật giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về HOẠT ĐỘNG PHẬT GIÁO TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐÔNG hà, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 98 - 105)

Những năm gần đây, xu thế hoạt động đối ngoại của các tổ chức phật giáo phổ biến là: đa dạng hóa, thế tục hóa, dân tộc hóa, toàn cầu hóa. Thực ra, với xu thế này, nếu như “thuần đạo” thì chẳng có điều gì phải lo ngại, song, các thế lực thù địch thường lợi dụng hoạt động phật giáo để thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, gây rối, biểu tình, bạo loạn, lật đổ; một số chức sắc, nhà tu hành đội lốt tôn giáo tăng cường truyền đạo trái phép, phát triển tín đồ chống đối, xuyên tạc trắng trợn đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta về phật giáo, vu khống chính quyền,… làm cho tình hình trở nên phức tạp hơn.

Vì vậy, việc QLNN về phật giáo vừa bảo đảm đúng với đường lối đối ngoại, quan điểm, chính sách về tôn giáo nói chung, phật giáo nói riêng của Đảng và Nhà nước, vừa thỏa mãn được nhu cầu văn hóa tâm linh chân chính của đồng bào theo đạo, quả là một vấn đề không đơn giản. Điều này đòi hỏi phải có phương pháp, biện pháp sáng tạo, phù hợp với thực tiễn từng địa phương. Sử dụng “sức mạnh cứng” là biện pháp cần thiết đối với những đối tượng đầu sỏ, các thế lực ngoan cố, hiếu chiến, nguy hiểm, song không phải là

biện pháp duy nhất, mà còn phải biết sử dụng “sức mạnh mềm” trong QLNN về phật giáo. Ở khía cạnh này, cần có nhiều biện pháp cụ thể để thành phố Đông Hà áp dụng, như tổ chức thăm viếng, tiếp xúc, đối thoại với đồng bào theo đạo, các đoàn khách phật giáo quốc tế, các chức sắc phật giáo ở địa phương,…Bên cạnh đó, thiết nghĩ, cần phải biết sử dụng lực lượng cốt cán, cán bộ, công chức, đảng viên, đoàn viên là những tín đồ phật giáo, các nhà tu hành yêu nước, tiến bộ, có uy tín và có tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc để cảm hóa, giáo dục những người vi phạm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về công tác đối ngoại, công tác phật giáo, về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phật giáo nói riêng và tôn giáo nói chung.

Tiểu kết chương 3

QLNN về hoạt động phật giáo tại thành phố Đông Hà trong những năm qua đã đi vào nề nếp và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, ưu điểm, vẫn còn không ít những hạn chế, bất cập đòi hỏi cần phải giải quyết. Những hạn chế, bất cập này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân vì thế cần có những giải pháp phù hợp với từng nội dung.

Dựa trên phần phân tích lý thuyết ở chương 1 và phân tích thực trạng ởchương 2, tác giả đã đề xuất các quan điểm và một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN về hoạt động phật giáo ở thành phố Đông Hà trong những năm tới. Các giải pháp này cần được thực hiện đồng thời, đồng bộ để bổ trợ cho nhau và tăng cường trách nhiệm của các cấp các ngành với hoạt động tôn giáo nói chung, hoạt động phật giáo nói riêng. Có như vậy QLNN về hoạt động phật giáo mới đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, mới ổn định tư tưởng trong chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của đạo Phật trong việc góp phần xây dựng Giáo hội vững mạnh, hành động đúng phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xãhội” và sống “tốt đời, đẹp đạo”, thực hiện tốt mọi đường lối chủ trương của Đảng,chính sách pháp luật của Nhà nước và những qui định của địa phương.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, trên địa bàn thành phố hoạt động phật giáo của các tổ chức phật giáo cơ bản diễn ra ổn định, thuần túy phật giáo, gắn với sự phát triển chung của thành phố, tuân thủ pháp luật và thực hiện đúng phương châm hành đạo. Hoạt động này cũng được cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp chăm lo và mang lại hiệu quả thiết thực. Các quan điểm của Đảng trong hoạt đông tôn giáo nói chung và phật giáo nói riêng, các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được tôn trọng, đảm bảo. Việc công nhận các tổ chức phật giáo, cấp phép xây dựng cơ sở thờ tự, phong chức, phong phẩm của các tổ chức phật giáo...được các cấp chính quyền tạo điều kiện thuận lợi. Nhờ đó, tuyệt đại đa số các vị chức sắc, chức việc và bà con tín đồ phật tử luôn thể hiện đời sống và đức tin một cách chính đáng, với phương châm sống "tốt đời, đẹp đạo", gắn bó đồng hành cùng dân tộc, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện xã hội, các phong trào xoá đói giảm nghèo và hưởng ứng phong trào do các cấp chính quyền tổ chức, không có sự việc phức tạp lớn xảy ra.

Tại thành phố Đông Hà, bộ máy làm công tác QLNN về công tác tôn giáo nói chung và phật giáo nói riêng trên địa bàn thành phố đã từng bước được kiện toàn, củng cố, đi vào ổn định, hoàn thiện về chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, dưới sự lãnh đạo thống nhất của cấp uỷ Đảng, góp phần tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác phật giáo trong tình hình mới. Các thế hệ đội ngũ cán bộ, công chức thuộc phòng nội vụ của UBND thành phố đã không ngừng phấn đấu, xây dựng và trưởng thành, vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ chính trị, tham mưu cho cấp ủy Đảng và UBND các cấp về chủ trương, chính sách đối với tôn giáo cũng như phật giáo trên địa bàn thành phố; thực hiện tốt nhiệm vụ QLNN đối với các hoạt động phật giáo, góp phần giữ vững an ninh trật tự, an

toàn xã hội trên địa bàn thành phố; làm tốt chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về tôn giáo và công tác tôn giáo, đồng thời cùng các cấp chính quyền làm tốt công tác tuyên truyền các văn bản của Nhà nước về tôn giáo cũng như phật giáo tới các chức sắc, chức việc, tín đồ phật giáo.

Và để tiếp tục nâng cao vai trò công tác QLNN về tôn giáo nói chung và phật giáo nói riêng, ngành QLNN về phật giáo của Đông Hà cần đặt mục tiêu thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như: Tăng cường công tác QLNN đối với các hoạt động phật giáo theo đúng quy định của pháp luật. Củng cố, sắp xếp hợp lý tổ chức bộ máy QLNN về phật giáo. Đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền để mọi người nắm vững chủ trương, chính sách phật giáo của Đảng, Nhà nước. Tiếp tục triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về phật giáo cho cán bộ làm công tác phật giáo góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao trong thời kỳ mới. Ngoài ra, các cấp chính quyền của thành phố cũng cần tăng cường kiểm tra, thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tôn giáo nói chung, phật giáo nói riêng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Văn Bài (2013), Vai trò quản lý nhà nước trong hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phật giáo ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 8/2013.

2. Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (2003), Nghị quyết số 25- NQ/TW, Về công tác Tôn giáo, Hà Nội.

3. Ban Tôn giáo Chính phủ (2008), Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với tôn giáo, Nxb.Tôn giáo, Hà Nội.

4. Ban Trị sự thành phố Đông Hà (2016), Báo cáo tổng kết công tác phật sự năm 2016, phương hướng hoạt động phật sự năm 2017.

5. Ban Trị sự thành phố Đông Hà (2017), Báo cáo tổng kết công tác phật sự năm 2017, phương hướng hoạt động phật sự năm 2018.

6. Lê Thanh Bình, Đỗ Thanh Hải (2012), Tôn giáo và quan hệ quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Bộ Chính trị (1990), Nghị quyết số 24-NQ/TW, Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới, Hà Nội.

8. Bộ Nội vụ (2014), Thông tư số 15/2014/TT-BNV ngày 31/10/2014 của Bộ Nội vụ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Nội vụ thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

9. Chi cục thống kê thành phố Đông Hà (2016), Niên giám thống kê thành phố Đông Hà năm 2016.

10. Chính phủ (2012), Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 8/11/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.

11. Chính phủ (2014), Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã và thành phố thuộc tỉnh.

12. Chính phủ (2017), Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật tín ngưỡng, tôn giáo.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.

15. Nguyễn Hồng Dương (2015), Quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nước Việt Nam về tôn giáo, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

16. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2016), Báo Giác Ngộ, số 831/2016.

17. Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Trị (2016), Kỷ yếu Hội thảo khoa học Phật giáo Quảng Trị trong dòng chảy lịch sử dân tộc.

18. Học viện Hành chính (2012), Giáo trình quản lý nhà nước về tôn giáo và dân tộc, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

19. Nguyễn Ngọc Huấn (2016), Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội. 20. Đỗ Quang Hưng (2014), Nhà nước - Tôn giáo - Luật pháp, Nxb.

Chínhtrị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

21. Đỗ Quang Hưng (2014), Nhà nước pháp quyền và tôn giáo, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 3/2014.

22. Lê Kim Kha (2014), Vấn đáp về Phật giáo, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội. 23. Nguyễn Công Lý (2016), Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa –

trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Ngiên cứu tôn giáo, số 1/2016. 24. Hồ Chí Minh (1993), Biên niên tiểu sử, Tập 3, Nxb. CTQG, Hà Nội.

25. Trần Thị Ngọc (2015), Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo phật

trên địa bàn thành phố Huế, Luận văn Thạc sĩ quản lý công, Học viện

Hành chính Quốc Gia, Huế

26. Quốc hội (1946), Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

27. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 28. Quốc hội (2016), Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

29. Trần Đăng Sinh, Đào Đức Doãn (2009), Giáo trình Tôn giáo học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

30. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 83/2007/QĐ TTg ngày 08/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo và cán bộ công chức quản lý nhà nước về tôn giáo.

31. Trung tâm khoa học về Tín ngưỡng, tôn giáo (1998), Trích tác phẩm.Kinh điển Chủ nghĩa Mác - Lênin về Tôn giáo, Học viện Chính trị quốc gia Hồ.Chí Minh, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội.

32. Ủy ban nhân dân thành phố Đông Hà (2017), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Đông Hà năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018. 33. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2004), Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. 34. Nguyễn Cửu Việt (2010), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb.

Đại học Quốc gia Hà Nội.

35. Thạch.Vuông (2017), Quản lý nhà nước về phật giáo từ thực tiễn tỉnh Trà Vinh, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội, TP. Hồ Chí Minh

Trang web

36. http://www.bantongiao.cantho.gov.vn 37. http://www.tuyenquang.gov.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về HOẠT ĐỘNG PHẬT GIÁO TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐÔNG hà, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 98 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)