Các yếu tố ảnh hưởng, đặc điểm quản lý nhànước tại địa bàn Đông Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về HOẠT ĐỘNG PHẬT GIÁO TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐÔNG hà, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 49)

2.1. Các yếu tố ảnh hưởng, đặc điểm quản lý nhà nước tại địa bàn Đông Hà Đông Hà

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thành phố Đông Hà là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và khoa học của tỉnh Quảng Trị, nằm trên giao lộ của quốc lộ 1A nối Thủ đô Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh và hệ thống đường xuyên Á theo hướng Đông Tây nối Thái Lan, Lào, Myanma với các nước trong khu vực. Phía Bắc giáp huyện Cam Lộ và Do Linh, cách thành phố Đồng Hới về phía bắc 93 km. Phía Nam giáp huyện Triệu Phong cách thành phố Huế về phía nam 70 km. Phía Đông giáp huyện Do Linh và một phần Triệu Phong, cách cảng Cửa Việt về phía đông 16 km. Phía Tây giáp huyện Cam Lộ cách cửa khẩu quốc tế Lao Bảo về phía tây 83 km. Vị trí này cho phép Đông Hà phát triển các mối quan hệ giao lưu kinh tế - xã hội một cách thuận lợi với cả nước và các nước trong khu vực, đặc biệt là phát triển ngành thương mại, dịch vụ. Tuy nhiên, hoạt động Phật giáo ở Đông Hà không bị ảnh hưởng nhiều nên Phật giáo từ Lào, Thái Lan và các địa phương lân cận.

Toàn thành phố có 9 phường, dân số đến 20/6/2018 gồm 22.655 hộ với 93.919 người. Tổng diện tích đất tự nhiên: 7.255,44 ha. Tháng 12/2005, Đông Hà đã được Bộ Xây dựng ra quyết định công nhận là đô thị loại III. Tháng 8/2009, Đông Hà đã được Chính phủ ra Nghị quyết công nhận thành phố thuộc tỉnh. [9]

2.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội

Với lợi thế là trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp của tỉnh Quảng Trị, những năm qua tại thành phố Đông Hà, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật không ngừng được quan tâm đầu tư và phát triển đã làm cho bộ mặt đô thị thay đổi nhanh chóng. Đông Hà cũng là nơi tập trung các cơ quan hành chính của tỉnh, Trung ương, các doanh nghiệp Nhà nước… lực lượng lao động ngày càng tăng cả về quy mô và chất lượng, đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật không ngừng lớn mạnh là động lực lớn cho sự phát triển của thành phố Đông Hà.

Cùng với sự thay đổi nhanh về bộ mặt đô thị, các lĩnh vực văn hoá - xã hội đều có nhiều chuyển biến tiến bộ. Giáo dục đào tạo phát triển mạnh về quy mô và chất lượng, dân trí ngày càng được nâng lên. Hoạt động văn hoá thông tin, thể dục thể thao phát triển rộng khắp và đi vào chiều sâu. Công tác an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ. An ninh quốc phòng được giữ vững, an toàn - trật tự xã hội được đảm bảo.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 14,8%. Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ bình quân 12,4%/năm, công nghiệp và xây dựng tăng 19%/năm. Năng lực sản xuất và hiệu quả của nền kinh tế từng bước được nâng cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng, tỷ trọng các ngành dịch vụ - công nghiệp và xây dựng - nông nghiệp năm 2010 là 69,6 - 26,8 - 3,6 % đến năm 2017 là 64,0/34-35 /1-2 %.

Trong 5 năm 2012-2017: Tổng thu ngân sách nhà nước là 586,7 tỷ đồng; bình quân hàng năm tăng 16,5%/năm; Tổng chi ngân sách Nhà nước là 566,5 tỷ đồng, trong đó chi cho sự nghiệp kinh tế và đầu tư phát triển chiếm 34%, chi thường xuyên chiếm 46%, chi ngân sách phường và chi khác chiếm 20%.

Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người tăng hàng năm, đến năm 2017 đạt trên 43 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo

giảm dần, đến cuối năm 2017 còn 2,37%. Chất lượng nguồn nhân lực được chú trọng, số cán bộ được đào tạo sau đại học tăng dần; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 42%. Tạo việc làm mới hằng năm cho 1.900 lao động. Tỷ lệ thất nghiệp đến năm 2017 giảm còn 3,5%. [32]

Giai đoạn 2015 -2020, Đảng bộ thành phố Đông Hà quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; Huy động mọi nguồn lực để xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị; Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững theo hướng Dịch vụ - Công nghiệp và xây dựng - Nông nghiệp; Thực hiện đồng bộ giữa phát triển kinh tế với nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội; Ưu tiên phát triển nguồn lực con người, xây dựng nếp sống văn minh đô thị; đảm bảo quốc phòng - an ninh; Xây dựng Thành phố Đông Hà đạt tiêu chuẩn đô thị loại II trước năm 2020.

Chính vì thế, khi kinh tế phát triển thì hoạt động phật giáo được quan tâm đầu tư nhiều hơn, cơ sở vật chất được khang trang hơn, chính quyền rất quan tâm tạo điều kiện cho các hoạt động của phật giáo phát triển.

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động phật giáo trên địa bàn thành phố Đông Hà địa bàn thành phố Đông Hà

2.2.1. Thực trạng hoạt động phật giáo

Ngày 27/12/2013 UBND tỉnh Quảng Trị ban hành quyết định số 2707/QĐ – UBND, chấp thuận thành lập Ban Trị Sự GHPGVN Thành phố Đông Hà. Căn cứ quyết định của UBND tỉnh Quảng Trị, ngày 10/1/2014, Ban Trị Sự GHPGVN tỉnh Quảng Trị ra quyết định số 290 – BTS/QĐ, chuẩn y nhân sự Ban Trị Sự GHPGVN thành phố Đông Hà, gồm 46 thành viên; 16 thường trực, 20 ủy viên, 10 dự khuyết: Hòa thượng Thích Thiện Tấn; Ủy viên hội đồng trị sự TW, Trưởng Ban Trị Sự GHPGVN tỉnh Quảng Trị, Làm Trưởng Ban Trị Sự GHPGVN thành phố Đông Hà, kiêm Trưởng Ban Giáo

Dục Tăng Ni. Đại đức Thích Từ Châu - Ủy viên thường trực, Trưởng Ban Pháp Chế Ban Trị Sự Tỉnh đảm trách Phó Trưởng ban thường trực, Đại đức Thích Từ Viên chánh thư ký.

Ban Trị sự GHPGVN thành phố Đông Hà thực hiện Nghị quyết của Đại hội lần thứ Nhất là tiếp tục công cuộc đổi mới, trong Giáo hội đã từng bước đưa GHPGVN thành phố Đông Hà ổn định và phát triển trên các lĩnh vực, nổi bật nhất là từ thiện xã hội, đã và đang đi một đường hướng từ bi, hỷ xả, xây dựng Đạo pháp dân tộc, hòa hợp với cộng đồng xã hội nói chung và thành phố Đông Hà nói riêng, đã có triển vọng sẽ trở thành bước phát triển ở những kỳ họp của Ban Trị sự, đã thực hiện nhiều văn kiện quan trọng từ Trung ương đến Địa phương, nhằm tiếp tục sự nghiệp đổi mới. Các vị giáo phẩm tiêu biểu của Giáo hội vừa được Tăng Ni, Phật tử tín nhiệm bầu vào Hội đồng nhân dân thành phố và các phườngđã nói lên sự hòa nhập tích cực giữa Phật giáo với cộng đồng dân tộc, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của Tăng Ni, Phật tử đối với Đạo pháp và Dân tộc. Có 01 vị là đại biểu HĐND tỉnh. 02 vị là đại biểu HĐND thành phố. 02 vị là đại biểu HĐND phường.

Hình 2.1: Một số hình ảnh hoạt động phật giáo tại thành phố Đông Hà

Trong tinh thần đoàn kết để phụng sự Đạo pháp, chương trình hoạt động của Giáo hội phù hợp với tâm tư nguyện vọng của Tăng Ni, Phật tử và bản sắc dân tộc cùng đồng hành thành một sức sống an vui của mọi người, cũng là nguồn an vui cổ vũ lớn lao niềm tin tưởng vào chủ trương và đường hướng của Giáo hội ngày càng trang nghiêm, phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít người lợi dụng hình thức Phật giáo, gây ảnh hưởng không tốt đối với tinh thần hòa hợp của cộng đồng Tăng Ni đại phương, Ban Trị sự GHPGVN thành phố Đông Hà đã vững bước đi lên trong lòng dân tộc, lớn mạnh theo uy tín và niềm tin của Tăng Ni, Phật tử các hệ phái Phật giáo trong và ngoài thành phố.

Hình 2.2: Đại hội đại biểu Phật giáo lần thứ II nhiệm kỳ 2016 – 2021 tại thành phố Đông Hà

(Nguồn: tác giả sưu tầm) Ban Trị sự GHPGVN thành phố nhiệm kỳ 2016 - 2021 với 27 vị là ủy viên; 11 vị thường trực và Đại đức Thích Từ Châu (Trụ trì Chùa Chơn An – Bảo Tháp, Đông Hà) được bầu làm Trưởng Ban Trị Sự GHPGVN thành phố Đông Hà. Ban Trị sự GHPGVN thành phố Đông Hà đã thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Giáo hội và nhà nước, chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động

của các Tự viện có những bước chuyển biến tích cực trên nguyên tắc thống nhất ý chí và hoạt động, đường hướng và tổ chức. Mỗi cơ sở Tự viện đều có chương trình hoạt động cụ thể, sinh động và đa dạng… tất cả những hoạt động đó đều thể hiện nhuần nhuyễn tinh thần đoàn kết hòa hợp, tăng trưởng đạo tâm, trang nghiêm Giáo hội. Cụ thể như sau:

2.2.1.1.Hoạt động Tăng sự

Thực hiện chủ trương của Giáo hội nhằm kiện toàn hệ thống lãnh đạo, tổ chức quản lý hiệu quả các cơ sở Tự viện và Tăng Ni tại địa phương, Ban Trị sự Phật giáo thành phố đã tổ chức nhân sự thành công 5 Đại diện Phật giáo của 9 phườngtrên địa bàn thành phố Đông Hà đúng quy chuẩn và thời gian quy định. Trên tinh thần trang nghiêm và trẻ hóa nhân sự hàng kế thừa, Đại diện Phật giáo cấp phường phối hợp hài hòa với Ban Trị sự thành phố thực thi các chủ trương của Giáo hội trong điều hành các hoạt động Phật sự ngày càng nhịp nhàng phát triển của xã hội.

Công tác thống kê Tăng Ni, Tự viện là một trong những công tác trọng tâm của Giáo hội trong các năm. Hiện nay, Phật giáo tỉnh Quảng trị có 174 Tăng Ni, trong đó, 120 vị Bắc tông và 54 vị thuộc hệ phái Khất sĩ. Chư tôn đức Giáo phẩm gồm có: 02 vị Hòa thượng, 04 vị Thượng tọa, 03 vị Ni trưởng, vị 10 Ni sư. (Tỳ kheo: 35 vị; Tỳ kheo Ni: 64 vị; Thức xoa: 13 vị, Sa di: 12 vị; Sa di Ni: 21 vị). Trong đó, thành phố Đông Hà có 20 cơ sở, tổ chức tôn giáo được nhà nước công nhận (Phật giáo 20, Công giáo 02) và 01 cơ sở hoạt động trái phép; có 38 chức sắc (28 tăng, 10 ni), 83 chức việc và khoảng trên 15.700 tín đồ (Phật giáo khoảng: 15.000, Công giáo: 700, Tin lành: 06).

Việc xuất gia tu học, tạm trú, nhập khẩu hợp thức tại các cơ sở phật giáo được hướng dẫn cụ thể trên cơ sở Nghị định 92 của Chính Phủ, việc này đã giúp Giáo hội địa phương quản lý Tăng Ni, tại các cơ sở Tự viện hiệu quả và tạo mối quan hệ mật thiết cùng dốc tâm đoàn kết phụng sự Giáo hội.

Thực hiện tinh thần lục hào cộng trụ, giữ gìn quy củ tùng lâm, lợi lạc tự thân và lợi ích xã hội trong nhiệm kỳ qua, Ban Trị sự Phật giáo thành phố đã phối hợp với Ban Trị sự Phật giáo thị xã Quảng Trị tổ chức thành công các Khóa An cư Kiết hạ liên huyện có từ 150 đến 210 Tăng Ni an cư tập trung trong tinh thần hòa hợp, hoan hỷ và không phân biệt để cùng trang nghiêm tự thân bằng giới định tuệ thông qua nội dung tu học trong 3 tháng mùa hạ mà Ban Giảng huấn trích giảng các môn Kinh, Luật, Luận theo chương trình Phật học. Đồng thời, Tăng Ni cũng có cơ hội được tìm hiểu và nắm cũng chủ trương, đường lối của Đảng, luật pháp nhà nước về chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo, báo cáo tình hình thời sự trong và ngoài nước thông qua các buổi học ngoại khóa của các vị đại diện các Cơ quan Tôn giáo, Mặt trận Tổ quốc trình bày. UBMT, Công an thành phố phối hợp với BTS tổ chức Lễ phát động vận động tín đồ phật tử thực hiện phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc và xây dựng văn minh đô thị.

Đáp ứng yêu cầu thọ giới tu học và hành đạo của Tăng Ni mới nhập tu, Ban Trị sự thành phố đã tạo điều kiện cho các Giới tử đến Giới trường thọ giới theo qui chuẩn của Ban Kiến đàn; đồng thời, Ban Trị sự cùng các tự viện trên địa bàn thành phố đã quan tâm và nhiệt tình tham gia 02 lần Đại Giới đàn trong tỉnh tổ chức tại Đại Tòng Lâm đã thể hiện tinh thần trách nhiệm và mối quan tâm hàng đầu của các vị Tôn túc lãnh đạo Phật giáo thành phố.

Được sự giúp đỡ của các cơ quan tỉnh và địa phương, công tác xây dựng, trùng tu, xây tháp, tạc tượng, đúc chuông tại các cơ sở Tự viện làm cho ánh sáng Phật pháp ngày càng tỏa rộng. Thời gian qua, toàn thành phố có 03 cơ sở Tự viện trùng tu và xây dựng mới, 7 Tự viện sửa chữa thêm phần trang nghiêm phục vụ công tác giáo dục Phật tử tu học và khách hành hương lễ bái.

2.2.1.2.Hoạt động Giáo dục Tăng Ni

Nhằm đào tạo một thế hệ Tăng Ni có trình độ về Phật học và thế học để đảm nhận các công tác Phật sự tại các Tự viện và tham gia hoạt động của Giáo hội thành phố nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và điều hành các Đạo tràng tu học như Bát Quan trai, Phật thất, khóa tu an lạc… có nhiều cải tiến trong chương trình học và dạy, Ban Trị sự Phật giáo thành phố đã tạo điều kiện giới thiệu Tăng Ni đến học tại các trường Phật học ở các cấp đào tạo trong và ngoài tỉnh.

Ngoài ra, Ban Trị sự thành phố đã cử chư vị Tăng Ni có đủ đạo hạnh đi học các Khoá Bồi dưỡng nghiệp vụ Trụ trì trong mùa An cư nhằm bồi dưỡng kỹ năng và kiến thức quản lý tự viện điều hành Phật sự, hướng dẫn tín đồ Phật tử tại địa phương được nhiều kết quả khả quan và tương đối ổn định, điều này, hứa hẹn một thế hệ kế thừa có năng lực, có phẩm hạnh để tiếp nối truyền thống dấn thân thừa hành Phật sự của lớp người đi trước.

2.2.1.3.Hoạt động Hướng dẫn Phật tử

Căn cứ Nội quy Ban Tăng sự Trung ương, được sự tận tình giúp đỡ của cơ quan chức năng lãnh đạo địa phương, Ban Trị sự thành phố đã chỉ đạo các vị trụ trì tăng cường hiệu quả quản lý sinh hoạt, điều hành Phật sự, hướng dẫn Phật tử tu học, sinh hoạt tại các cơ sở tự viện. Trụ trì có chức năng làm cầu nối, gần gũi với Phật tử và cán bộ tại địa phương trong phạm vi sinh hoạt tôn giáo. Đồng thời, các vị trụ trì cũng đã liên hệ mời thêm các vị Giảng sư cấp tỉnh có nhiều kinh nghiệm đến giảng dạy tại các đạo tràng để Phật tử - Tăng Ni có cơ hội trang bị đầy đủ những kiến thức nhất định về Phật học, có thể góp phần phục vụ cho Đạo pháp và dân tộc một cách thiết thực và đạt hiệu quả cao hơn với một chương trình Phật học vừa phong phú lại phù hợp với nhu cầu phát triển của thời hiện đại. Nhìn chung, phong trào tu học của bà con Phật tử tại các đạo tràng rất khả quan, toàn thành phố có khoảng 20 Đạo tràng

tu Bát Quan trai giới với số lượng hơn 3000 Phật tử tham gia tu học hàng tháng tại các cơ sở Tự viện như Chùa Châu Quang, Bửu Lâm cổ tự, Tịnh xá Ngọc Lâm, chùa Tám Mái, chùa Thiên Bửu Tháp, chùa Thiện Quang…

Bên cạnh đó, thừa sự chỉ đạo của Ban Hướng dẫn Phật tử tỉnh và Ban Trị sự thành phố, Ban Hướng dẫn Phật tử của thành phố đã triển khai các chương trình hoạt động và nội quy của Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương, các Nghị quyết, Thông bạch của Trung ương Giáo hội về việc củng cố và ổn định sinh hoạt Gia đình Phật tử (GĐPT) với sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng tại địa phương. Đồng thời, chương trình sinh hoạt của GĐPT được triển khai có hệ thống như mở các khoá huấn luyện Huynh trưởng, hướng dẫn cầm Đoàn, trại sinh hoạt hè, trại truyền thống tại chùa Đại An với 200 - 300 đoàn sinh tham dự.

Hình 2.3: Một số hoạt động của gia đình phật tử thành phố Đông Hà

(Nguồn: Tác giả sưu tầm) GĐPT thành phố Đông Hà hiện có 16 đơn vị cơ sở trực thuộc được chia làm 2 vùng. Qua đợt tổng kiểm tra của Ban hướng dẫn phân ban GĐPT tỉnh năm 2017 có 10 đơn vị được xếp hạng từ trung bình trở lên, 1 đơn vị xếp

hạng yếu và 5 đơn vị chưa được xếp hạng. Toàn thành phố có 149 Huynh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về HOẠT ĐỘNG PHẬT GIÁO TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐÔNG hà, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)