Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhànước đối vớihoạt độngPhật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về HOẠT ĐỘNG PHẬT GIÁO TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐÔNG hà, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 34 - 40)

1.2.3.1. Yếu tố chính trị

Chính trị là một thành tố của kiến trúc thượng tầng xã hội. Đây là một khái niệm rộng, phức tạp. Theo Từ điển Tiếng Việt: “Chính trị là những vấn đề về tổ chức và điều khiển bộ máy nhà nước trong nội bộ một nước và về quan hệ chính thức giữa các nước với nhau; hay là những hoạt động của một giai cấp, một chínhđảng, một tập đoàn xã hội nhằm giành hoặc duy trì quyền điều khiển bộ máy nhànước” [31, tr. 163].

Nhà nước quản lý xã hội trước hết là để phục vụ mục đích của giai cấp thốngtrị, để giúp giai cấp đó thực hiện các mục tiêu chính trị của mình. Mọi hoạt động của Nhà nước đều không thể đi ngược lại với các mục tiêu chính trị, các quy định về sự điều tiết của Nhà nước đối với xã hội cũng phải phù hợp với những định hướngcủa giai cấp thống trị trong xã hội. Thể chế chính trị luôn giữ vai trò định hướng,chi phối toàn bộ các hoạt động trong xã hội. Hệ thống pháp luật được xây dựng dựatrên nền tảng của hệ thống chính trị, còn chính trị lại giữ vai trò chỉ đạo đối với nộidung và phương hướng phát triển của pháp luật.Chính vì thế, yếu tố chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc QLNN về tôngiáo ở Việt Nam, trong đó có phật giáo. Nội dung QLNN về Phật giáo phải phù hợpvà thể chế hóa quan điểm, đường lối, chủ trương,

chính sách của Đảng, pháp luậtcủa Nhà nước Việt Nam về tôn giáo, tín ngưỡng nói chung.

1.2.3.2. Yếu tố lịch sử, văn hóa dân tộc

Mỗi dân tộc trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài đều có nhữngđặc điểm truyền thống, văn hóa riêng, không giống với các dân tộc khác. Do tínhđặc thù này mà mọi quy định để điều tiết hành vi của các đối tượng trong xã hội phải được xây dựng phù hợp với các chuẩn mực chung được thừa nhận trong truyền thống, văn hóa. Một hệ thống thể chế chỉ tốt khi kế thừa được những ưu điểm của các giá trị truyền thống, đồng thời loại bỏ những hủ tục lạc hậu, tư duy bảo thủ…

Theo đó, công tác tôn giáo nói chung và QLNN về Phật giáo nói riêng đòi hỏi phải nhận biết được những đặc điểm, cả tích cực và hạn chế, về mặt lịch sử, văn hoá của đất nước để chủ động và sáng tạo trong công tác, từ đó đạt hiệu quả quản lý cao theo hướng không chỉ nhằm đảm bảo quyền tự do tôn giáo, đoàn kết toàn dân tộc,mà còn góp phần đảm bảo ổn định chính trị - xã hội, an ninh, quốc phòng.

1.2.3.3. Yếu tố phân bố dân cư, dân tộc và trình độ dân trí.

- Việt Nam là quốc gia thống nhất gồm 54 tộc người (53 dân tộc thiểu số chiếm 14% dân số cả nước, cư trú chủ yếu ở miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới), cùng cư trú, tồn tại và phát triển trên lãnh thổ Việt Nam, đã sớm hình thành các đặc điểm cơ bản:

- Cộng đồng các dân tộc Việt Nam chung sống đoàn kết, hoà hợp.Các dân tộc cư trú xen kẽ nhau, có trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều, nhưng không có sự phân chia lãnh thổ và chế độ xã hội riêng. Hiện nay, ở miền núi hầu như không có tỉnh, huyện nào chỉ có một cồng đồng hai dân tộc sinh sống, như: Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng… Do địa bàn cư trú, phong tục tập quán

và tâm lý, lối sống của các dân tộc, nên trình độ phát triển kinh tế - xã hội của vùng, miền dân tộckhông đồng đều. Một số dân tộc có dân số ít, ở vùng sâu, vùng xa, điều kiệnkinh tế - xã hội còn gặp khó khăn, như: Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu, Ơ Đu…

- Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên nền văn hóa Việt Nam đa dạng, phong phú, thống nhất. Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán, tâm lý, lối sống, tín ngưỡng tôn giáo mang tính đặc thù, tạo nên những sắc thái văn hóa riêng của từng dân tộc, tồn tại và phát triển trong tính đa dạng và thống nhất của nền văn hóa các dân tộc Việt Nam.

- Địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng, đối ngoại và bảo vệ bền vững môi trường sinh thái. Đồng bào cư trú suốt dọc tuyến biên giới phía Bắc, Tây và Tây Nam, có nhiều cửa ngõ thông thương giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây là địa bàn có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, có hệ thống rừng phòng hộ, rừng đặc dụng phục vụ cho sự nghiệp phát triển của đất nước và bảo vệ bền vững môi trường sinh thái. Trong tình hình hiện nay, miền núi là địa bàn tiềm năng, mang tính chiến lược, cơ bản cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Kinh tế ở miền núi, các dân tộc thiểu số còn chậm phát triển, tình trạng du canh, du cư, di dân tự do vẫn còn diễn biến phức tạp. Kết cấu hạ tầng (điện, đường, trường, trạm, dịch vụ) ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng vẫn còn khó khăn, nhiều nơi môi trường sinh thái tiếp tục bị suy thoái.

- Tỉ lệ hộ đói nghèo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi cao hơn so với bình quân chung cả nước, khoảng cách chênh lệch về mức sống, về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc, giữa các vùng ngày càng gia tăng; chất lượng, hiệu quả về giáo dục đào tạo còn thấp, công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn, một số bản sắc tốt

đẹp trong văn hóa của các dân tộc thiểu số đang bị mai một, một số tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan có xu hướng phát triển.

- Hệ thống chính trị cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn yếu, tỉ lệ cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học thấp. Năng lực, trình độ cán bộ xã còn hạn chế, số lượng đảng viên là người dân tộc thiểu số thấp, vẫn còn thôn bản chưa có đảng viên. Hoạt động của cấp ủy, chính quyền, mặt trận và đoàn thể ở nhiều nơi chưa sát dân, chưa tập hợp được đồng bào.

- Các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng những khó khăn về đời sống, trình độ dân trí thấp của đồng bào và những sai sót của các cấp, các ngành trong thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta để kích động tư tưởng ly khai, tự trị, phá hoại truyền thống đoàn kết và thống nhất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, gây mất ổn định chính trị, nhất là trên các địa bàn chiến lược, trọng điểm.

1.2.3.4. Yếu tố chính sách pháp luật của Việt Nam

Nhờ chủ trương đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và sự quan tâm của cơ quan nhà nước các cấp, các ngành, Phật giáo tại Việt Nam trong những năm qua đã phát triển một cách nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Trong quá trình QLNN về Phật giáo, các cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ ban hành văn bản pháp luật sát với thực tế về từng tôn giáo, đây là cơ sở cho việc tổ chức thực hiện quản lý hoạt động Phật giáo.

Thực tiễn cho thấy, hệ thống khung pháp luật về tôn giáo bao gồm luật tín ngưỡng tôn giáo, các Nghị định, Thông tư và các Quyết định khác quy định về tôn giáo không phải bao giờ cũng bao quát được hết các vấn đề phát sinh liên quan đến tôn giáo. Việc giải quyết các vấn đề, tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể để áp dụng luật và các văn bản có liên quan, tuy nhiên cũng có những tình huống nằm ngoài phạm vi hoặc chưa được quy định trong luật, do đó, cần phải có văn bản hướng dẫn của cơ quan QLNN về tôn giáo.

Do vậy, việc ban hành văn bản và các quy định pháp luật về tôn giáo của cơ quan QLNN về tôn giáo là một yếu tố có ảnh hưởng đến công tác QLNN về hoạt động Phật giáo. Yếu tố này đòi hỏi phải có tính chính xác, tính kịp thời và phù hợp. Nếu một vấn đề phát sinh liên quan đến Phật giáo không được định hướng giải quyết một cách chính xác, kịp thời và phù hợp thì có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nằm ngoài ý muốn của Nhà nước.

1.2.3.5. Yếu tố phật giáo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Phật giáo ở Việt Nam đang hoạt động bình thường, ổn định và luôn chung sống hòa hợp, gắn bó với dân tộc. Đời sống Phật giáo ở nước ta hiện nay, trước những diễn biến của tình hình kinh tế - xã hội và tôn giáo trên thế giới và ở trong nước, đã và đang có những biến đổi to lớn, khác với trước đây. Xu hướng biến đổi của Phật giáo Việt Nam là phát triển đa dạng về hình thức và giá trị, thế tục hóa và hiện đại hóa Phật giáo, đồng thời với việc đề cao tín ngưỡng truyền thống và văn hóa dân tộc.

Bên cạnh đó, cũng có những biểu hiện hoạt động tôn giáo phức tạp, phát sinh nhiều điểm nóng tôn giáo - xã hội, lợi dụng vấn đề tôn giáo nhằm chống đối đi tới thủ tiêu các thành quả cách mạng đã đạt được của nhân dân do Đảng lãnh đạo. QLNN về hoạt động Phật giáo phải tính đến và đảm bảo sự chủ động ứng xử phù hợp đối với tình hình hoạt động Phật giáo, với tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu, lợi ích chínhđáng của tín đồ, chức sắc Phật giáo, cũng như với yêu cầu bảo đảm an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội của đất nước

1.2.3.6. Yếu tố kinh tế - xã hội

Hiểu theo nghĩa rộng, yếu tố kinh tế bao gồm tổng thể các điều kiện về kinh tế với hệ thống các chính sách kinh tế, chính sách xã hội cũng như quá trình triển khai thực hiện, áp dụng chúng trong thực tiễn đời sống xã hội. Các quy định điều tiết hoạt động của các đối tượng trong xã hội phải phù hợp

với trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò và mức độ điều tiết của Nhà nước đối với các quá trình kinh tế - xã hội diễn ra ở các nước khác nhau không giống nhau. Sự thay đổi trong môi trường kinh tế - xã hội buộc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phải thay đổi theo để thích ứng và có thể quản lý xã hội một cách hiệu quả nhất.

Kể từ khi Đổi mới (1986) đến nay, đời sống vật chất và tinh thần của người dân Việt Nam nói chung và của đồng bào có đạo nói riêng ngày càng đượcnâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều nguy cơ, thách thức lớn. Những hạn chế, yếu kém trong xây dựng, phát triển kinh tế- xã hội ở Việt Nam đã làm gia tăng sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; khiến cho một bộ phận nhândân, tín đồ, chức sắc các tôn giáo, bao gồm Phật giáo mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước. Trong khi đó, thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa bình”, lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc làm phương hại tới an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. QLNN về Phật giáo phải tính đến những yếu tố đã nêu để có những kế hoạch, biện pháp phù hợp, đạt hiệu quả quản lý cao nhất.

1.2.3.7. Yếu tố quốc tế

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, mỗi quốc gia nếu muốn phát triển không thể nằm ngoài mối liên hệ với các quốc gia khác. Sự giao thoa văn hóa, tri thức và các giá trị chung của văn minh nhân loại cũng tác động không nhỏ tới sự hình thành và phát triển của hệ thống thể chế hành chính nhà nước. Sự ràng buộc pháp lý đối với một quốc gia đã chấp nhận tham gia các điều ước và cơ chế quốc tế có ảnh hưởng to lớn tới hệ thống thể chế của quốc gia đó. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các quốc gia đồng thời có những thời cơ và phải đối mặt với những thách thức.

Các quốc gia phải chủ động hội nhập, hợp tác và phát triển trong bối cảnh các nước vừa hợp tác vừa cạnh tranh gay gắt với nhau trên mọi lĩnh vực. Có thể thấy, những thuận lợi và khó khăn của thế giới đương đại đã tác động sâu sắc đến tình hình Việt Nam nói chung và tình hình tôn giáo nói riêng. Trong bối cảnh đó, nếu tình hình tôn giáo ổn định sẽ tác động lớn đến lĩnh vực kinh tế chính trị - xã hội và toàn bộ quá trình hội nhập của mỗi quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Việc nhận thức rõ tình hình thế giới, với cả những tác động tích cực, cũng như hạn chế, sẽ giúp xây dựng được chủ trương, chính sách QLNN phù hợp với tôn giáo nói chung và với Phật giáo nói riêng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về HOẠT ĐỘNG PHẬT GIÁO TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐÔNG hà, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)