Đặc điểm quản lý nhànước đối vớihoạt độngPhật giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về HOẠT ĐỘNG PHẬT GIÁO TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐÔNG hà, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 27 - 34)

1.2.2.1. Đặc điểm của phật giáo

Phật giáo là một tôn giáo có bề dài lịch sử gắn liền với lịch sử dân tộc Việt Nam hơn 2000 năm, và cũng một trong những tôn giáo có số lượng tín đồ đông đảo nhất hiện nay. Tính đến tháng 6/2016 GHPGVN có 63/63 Ban Trị sự (BTS) Phật giáo cấp tỉnh; có 49.493 tăng, ni (gồm: 36.625 Bắc tông, 8.690 Nam tông Khmer, 824 Nam tông kinh, 3.354 Khất sĩ); 17.376 ngôi tự

viện (gồm: 14.780 chùa Bắc tông, 454 chùa Nam tông Khmer, 73 chùa Nam tông Kinh, 550 Tịnh xá, 467 Tịnh thất, 998 Niệm Phật đường, 54 chùa Hoa) [16, tr.5]. Theo đó, cùng với bối cảnh hội nhập quốc tế, Phật giáo Việt Nam ngày nay có sự chuyển mình rõ rệt về các phương diện như: gia tăng số lượng tín đồ, chức sắc, cơ sở tự viện, cơ sở đào tạo, các hoạt động hoằng pháp, các đạo tràng tu tập, đặc biệt là gia tăng các hoạt động đối ngoại quốc tế. Sự phát triển này của Phật giáo đã đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo hiện nay. Đây là kết quả của nhiều điều kiện chủ quan và khách quan, trong đó có quá trình đổi mới về nhận thức, đường lối và chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước đối với tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng.

Đây là đặc trưng của lối tư duy nông nghiệp, cũng là đặc trưng nổi bật nhất của Phật giáo Việt Nam.

Khi vào Việt Nam, Phật giáo đã tiếp xúc ngay với các tín ngưỡng truyền thống của dân tộc, và do vậy đã được tổng hợp chặt chẽ ngay với chúng. Hệ thống chùa “Tứ pháp” thực ra vẫn chỉ là những đền miếu dân gian thờ các vị thần tự nhiên Mây-Mưa-Sấm-Chớp và thờ đá. Lối kiến trúc phổ biến của chùa Việt Nam là “tiền Phật, hậu Thần” với việc đưa các thần, thánh, các thành hoàng, thổ địa, các anh hùng dân tộc vào thờ trong chùa. Có những chùa còn có cả bàn thờ cụ Hồ Chí Minh ở Hậu tổ. Hầu như không chùa nào là không để bia hậu, bát nhang ho các linh hồn, vong hồn đã khuất.

Phật giáo Việt Nam là tổng hợp các tông phái lại với nhau. Ở Việt Nam, không có tông phái Phật giáo nào thuần khiết. Tuy chủ trương của Thiền tông là bất lập ngôn, song ở Việt Nam chính các thiền sư đã để lại nhiều trước tác có giá trị. Dòng Thiền Tì-ni-đa-lưu-chi thì pha trộn với Mẫu giáo, nhiều thiền sư phái này, nhất là những vị sống vào thời Lý như Vạn Hạnh, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, đều nổi tiếng là giỏi pháp thuật,

có tài biến hóa thần thông. Phật giáo Việt Nam cũng tổng hợp các con đường giải thoát bằng tự lực và tha lực, phối hợp Thiền tông với Tịnh Độ tông.

Các chùa phía Bắc là cả một Phật điện vô cùng phong phú với hàng mấy chục pho tượng Phật, bồ tát, la hán của các tông phái khác nhau. Ở phía Nam, Đại thừa và Tiểu thừa kết hợp mật thiết với nhau: nhiều chùa mang hình thức tiểu thừa (thờ Phật Thích Ca, sư mặc áo vàng) nhưng lại theo giáo lý Đại thừa, bên cạnh Phật Thích Ca lớn vẫn có nhiều tượng nhỏ, bên cạnh áo vàng vẫn có đồ nâu lam.

Phật giáo Việt Nam tổng hợp chặt chẽ với các tôn giáo khác: Phật với Nho, với Đạo, tạo thành quan niệm Tam giáo đồng nguyên (3 tôn giáo cùng phát nguyên từ một gốc) và Tam giáo đồng quy (3 tôn giáo cùng quy về một đích).

Phật giáo Việt Nam kết hợp chặt chẽ với việc đạo và việc đời. Vốn là một tôn giáo xuất thế, nhưng vào Việt Nam, Phật giáo trở nên rất nhập thế: Các cao tăng được nhà nước mời tham chính hoặc cố vấn trong những việc hệ trọng. Sự gắn bó đạo – đời không chỉ thể hiện ở việc các nhà sư tham gia chính sự, mà ngược lại còn có khá nhiều vua quan quý tộc đi tu. Trong 6 thế hệ đệ tử của phái Thảo Đường thì đã có tới 9 người là vua quan đương nhiệm. Không phải ngẫu nhiên mà ở sân chùa Phổ Minh, quê hương nhà Trần, lại có chiếc vạc đồng lớn (1 trong “An Nam tứ đại khí”) tượng trưng cho quyền lực.

Vẫn với truyền thống gắn bó với đời, đầu thế kỷ XX, Phật tử Việt Nam hăng hái tham gia vào các hoạt động xã hội (như cuộc vận động đòi ân xá Phan Bội Châu và đám tang Phan Châu Trinh). Thời Diệm – Thiệu, Phật tử miền Nam đã tham gia tích cực vào phong trào đấu tranh đòi hòa bình và độc lập dân tộc, nổi bật là sự kiện Phật tử xuống đường đấu tranh phản đối nền độc tài của gia đình họ Ngô, đỉnh cao là sự kiện hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu vào mùa hè 1963.

Các vị Phật Ấn Độ xuất thân vốn là đàn ông, sang Việt Nam biến thành Phật Ông – Phật Bà. Bồ tát Quán Thể Âm đã được biến thành Phật Bà Quan Âm với nghìn mắt nghìn tay – vị thần hộ mệnh của cư dân khắp vùng sông nước Đông Nam Á (nên còn gọi là Quan Âm Nam Hải). Ở một số vùng, ngay cả Phật tổ Thích Ca cũng được coi là phụ nữ (người Tày Nùng gọi là “Mẹ Pựt Xích Ca”). Người Việt Nam còn tạo ra những “Phật bà” riêng của mình: Đứa con gái nàng Man, tương truyền sinh vào ngày 8-4 được xem là Phật Tổ Việt Nam, bản thân bà Man trở thành Phật Mẫu. Rồi còn những vị Phật bà khác nữa như Quan Âm Thị Kính, Phật bà chùa Hương. Lại còn rất nhiều các bà bồ tát như Bà Trắng chùa Dâu, các thánh mẫu…

Việt Nam có khá nhiều chùa chiền mang tên các bà: chùa Bà Dâu, chùa Bà Đậu, chùa Bà Tướng, chùa Bà Dàn, chùa Bà Đá, chùa Bà Đanh… Tuyệt đại bộ phận Phật tử tại gia là các bà: Trẻ vui nhà, già vui chùa là nói cảnh các bà.

Chùa hòa nhập với thiên nhiên, bao giờ cũng là nơi phong cảnh hữu tình; bởi vậy mới có cách nói ví “vui như trảy hội chùa”. Cảnh chùa hữu tình, hội chùa vui, cửa chùa rộng mở, cho nên cũng là nơi chở che cho trai gái tình tự: “Hội chùa Thầy có hang Cắc Cớ, Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy”.

Ngay từ đầu, người Việt Nam đã tạo ra một lịch sử Phật giáo cho riêng mình: nàng Man, cô gái làng Dâu Bắc Ninh, một trong những đệ tử đầu tiên của Phật giáo, trở thành Phật tổ với ngày sinh là ngày Phật đản 8-4.

Vốn có đầu óc thiết thực, người Việt Nam coi trọng việc sống phúc đức, trung thực hơn là đi chùa: Thứ nhất là tu tại gia, Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa; Dù xây chín bậc phù đồ, Không bằng làm phúc cứu cho một người; coi trọng truyền thống thờ cha mẹ, ông bà hơn là thờ Phật: Tu đâu cho bằng tu nhà, Thờ cha kính mẹ mới là chân tu; đồng nhất cha mẹ, ông bà với Phật: Phật trong nhà không thờ đi thờ Thích ca ngoài đường (Tục ngữ).

Vào Việt Nam, Phật được đồng nhất với những vị thần trong tín ngưỡng truyền thống có khả năng cứu giúp mọi người thoát khỏi mọi tai họa: Nghiêng vai ngửa vái Phật, Trời, Đương cơn hoạn nạn độ người trầm luân; làm nên mây mưa sấm chớp để mùa màng tốt tươi (hệ thống chùa Tứ pháp); ban cho người hiếm muộn có con (tục đi chùa cầu tự: Tay bưng quả nếp vô chùa, Thắp nhang lạy Phật xin bùa em đeo); ban lộc cho người bình dân để quanh năm làm ăn phát đạt (tục đi chùa lễ phật và hái lộc lúc giao thừa); cứu độ cho người chết và giúp họ siêu thoát (tục mời nhà sư tới cầu kinh và làm lễ tiễn đưa người chết).

Muốn giữ cho Phật ở mãi bên mình, người Việt Nam có khi phá cả giới Phật giáo. Có nơi, do muốn buộc ông sư phải gắn bó với làng mình để giữ chùa, cúng lễ; dân làng đã tổ chức cưới vợ cho sư, khiến ngôi chùa gần như trở thành một gia đình.

Tượng Phật Việt Nam mang dáng dấp hiền hòa với những tên gọi rất dân gian: ông Nhịn ăn mà mặc (Tuyết Sơn gầy ốm), ông Nhịn mặc mà ăn (Di- lặc to béo), ông Bụt Ốc (Thích Ca tóc quăn)… Nhiều pho tượng được tạc theo lối ngồi không phải trên tòa sen mà là chân co chân duỗi rất thoải mái, giản dị. Trên đầu Phật Bà chùa Hương còn lấp ló lọn tóc đuôi gà truyền thống của phụ nữ Việt Nam.

Ngôi chùa Việt Nam được thiết kế theo phong cách ngôi nhà cổ truyền với hình thức mái cong có 3 gian 2 chái… Chùa Một Cột như một lễ vật dâng lên Phật Bà với hình bông sen thanh thoát ở trên và trụ đá tròn trong hồ vuông ở dưới biểu hiện ước vọng phồn thực (no đủ và đông đúc).

Cùng với mái đình, ngôi chùa trở thành công trình công cộng quan trọng thứ hai ở mỗi làng. Người dân đi bất kỳ đâu có thế ghé chùa xin nghỉ tạm hoặc xin ăn.

1.2.2.2. Đặc điểm của hoạt động phật giáo

Đạo Phật với triết lí nhân sinh quan và thế giới quan sâu sắc, với những pháp môn tu tập, hành trì dung dị, với những yếu tố dễ thích nghi đã tạo nên những truyền thống Phật giáo đặc sắc tại mỗi quốc gia có mặt. Điều đó đã tạo nên những “màu sắc” sống động của Phật giáo trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, với những truyền thống mang những đặc điểm đặc trưng, Phật giáo vẫn luôn duy trì được những đặc điểm căn bản trong giáo lý, giáo luật cũng như trong các phương tiện ứng dụng, thực hành Phật giáo trong đời sống xã hội. Và đó cũng là lí do để Phật giáo phát triển và trường tồn cho đến ngày hôm nay. Đức Phật là một con người chứ không phải là một Thượng đế. Phật giáo không hình thành tổ chức giáo quyền thế giới mà là tôn giáo tôn trọng sự sống, bình đẳng, yêu chuộng hòa bình. Đạo Phật phản ánh khách quan chân lý thực tại, thành tựu là do tu tập chứ không phải tự nhiên sinh ra hay do một đấng bậc nào ban phát. Đạo Phật hướng tới việc đào luyện con người có đầy đủ bi, trí, dũng và chủ trương phải tự lực giải thoát

1.2.2.3. Đặc điểm quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo

Một là, nhà nước là cơ quan tổ chức và quản lý các hoạt động Phật giáo. Chủ thể chính có chức năng QLNN đối vớihoạt động Phật giáo là các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan thuộc hệ thốnghành pháp (Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp), ngoài ra có các cơ quan nhà nước, tổ chức,cá nhân khác được nhà nước trao quyền quản lý trong những lĩnh vực nhất định.Các cơ quan nhà nước có vai trò chính trong vấn đề này là Chính phủ (Ban Tôngiáo Chính phủ), UBND các cấp, Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường.Tuy nhiên, đặc điểm quan trọng thứ nhất dung để QLNN đối với hoạt động Phật giáo là dùng phương pháp mềm như tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, vận động và nêu gương, hoặc thi đua khen thưởng đối với tập thể, cá nhân thực hiện tốt một số lĩnh vực trong đời sống xã hội, hoặc phối hợp với

Giáo hội để xử lý giải quyết những vấn đề lien quan đến Phật giáo một cách nhẹ nhàng nhưng mang lại hiệu quả cao nhất.

Hai là, hệ thống pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạc là công cụ để nhà nước tổ chức và quản lý hoạt động phật giáo nhưng hạn chế tối đa phương pháp áp chế XHCN. Không nên dung công cụ của nhà nước để xử lý mà phải mềm hóa như đã nêu trên vì đệ tử phật giáo đi theo niềm tin và tâm linh thì đòi hỏi QLNN phải kiên trì lâu dài, cần phải phối hợp đồng bộ để giáo dục tín đồ, đệ tử của họ.

Ba là, QLNN về hoạt động phật giáo đòi hỏi phải có một bộ máy nhà nước mạnh, có hiệu lực, hiệu quả và một đội ngũ cán bộ QLNN có trình độ, năng lực thật sự. Do tầm quan trọng và tính phức tạp, hoạt động phật giáo không thể chỉ do một ngành nào đó làm được, mà phải do toàn bộ hệ thống chính trị tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Song, cũng cần xác định rõ chức trách, nhiệm vụ,quyền hạn giải quyết của từng tổ chức theo đúng chức năng, vị trí và thẩm quyền pháp lý của mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị.Trong khi khẳng định hoạt động tôn giáo nói chung và phật giáo nói riêng có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, các cấp, các ngành, các địa bàn nên làm tốt hoạt động này là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo, chúng ta cũng thấy tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ chuyên trách làm hoạt động phật giáo phải có trách nhiệm trực tiếp, cần được củng cố và kiện toàn.

Ngoài ra, QLNN đối với phật giáo và đấu tranh chống việc lợi dụng phật giáo chống đối chế độ chỉ thành công nếu làm tốt công tác vận động quần chúng. Và để thực hiện có hiệu quả quan điểm này, bộ máy QLNN về phật giáo cũng như đội ngũ cán bộ phải có phương pháp vận động đúng đắn, tác động đồng bộ vào mọi khâu; chống mệnh lệnh, áp đặt thô bạo; coi trọng việc

tuyên truyền, giáo dục, nêu gương; thu hút vào thực tiễn xây dựng đất nước; quan tâm giải quyết đời sống hàng ngày của nhân dân.

Như vậy, có thể thấy rằng hoạt động phật giáo diễn ra hết sức phức tạp với sự đa dạng về chủ thể, về hình thức tổ chức và quy mô hoạt động. Do đó, nhà nước phải ban hành pháp luật, đề ra các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển phật giáo để đảm bảo cho hoạt động phật giáo có tính tổ chức cao, ổn định, công bằng và có tính định hướng rõ ràng.

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động Phật giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về HOẠT ĐỘNG PHẬT GIÁO TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐÔNG hà, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)