Tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về HOẠT ĐỘNG PHẬT GIÁO TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐÔNG hà, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 43 - 44)

Nói đến tôn giáo ở Quảng Nam phải kể đến Phật giáo Đại thừa đã phát triển khá rực rỡ vào thế kỷ thứ X, trên vùng đất còn thuộc quyền Chămpa dưới triều vua Indravarman II, mặc dù sau này Phật giáo Đại thừa Chămpa không để lại dấu ấn và ảnh hưởng rõ nét đối với Phật giáo người Việt đến định cư tại vùng đất này. Đến nay, Quảng Nam là tỉnh có nhiều tổ chức tôn giáo và là tỉnh có đông đồng bào theo tôn giáo của khu vực duyên hải Miền Trung, là nơi hội tụ đầy đủ các tôn giáo lớn nội sinh cũng như ngoại sinh của các tôn giáo Việt Nam [50].

Phật giáo vào Quảng Nam từ khi vùng đất này được sáp nhập vào quốc gia Đại Việt cuối thế kỷ XV và sau đó phát triển mạnh mẽ dưới thời các chúa Nguyễn. Quảng Nam cũng là nơi hình thành hai dòng Thiền Minh Hải - Liễu Quán. Phật giáo nơi đây hội tụ đủ ba hệ phái chính của Phật giáo Việt Nam là Hệ phái Bắc Tông, Hệ phái Nam Tông và Hệ phái Khất Sĩ. Đến nay, Phật giáo có trên 153 nghìn tín đồ, chiếm 7,6% tín đồ các tôn giáo có mặt tại Quảng Nam với 277 cơ sở thờ tự, 668 chức sắc, nhà tu hành [50]. Tín đồ sống rãi rác các huyện, thành phố trong tỉnh, tuy nhiên, chủ yếu tập trung đông tại khu vực đô thị và các huyện đồng bằng. Có thể nói, về mặt lịch sử, Phật giáo du nhập, tồn tại và phát triển ở Quảng Nam sớm hơn so với các tôn giáo khác, nên có sự ảnh hưởng sâu đậm đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Hơn nữa, trải qua rất nhiều thăng trầm lịch sử, Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc. Số tín đồ Phật giáo ở Quảng Nam luôn chiếm số lượng đông nhất và luôn gắn

với đời sống của quần chúng nhân dân, đem đạo vào đời. Trong thời hiện đại, Phật giáo có nhiều đóng góp với sự nghiệp cách mạng do Đảng và Nhà nước lãnh đạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về HOẠT ĐỘNG PHẬT GIÁO TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐÔNG hà, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)