Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về HOẠT ĐỘNG PHẬT GIÁO TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐÔNG hà, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 79 - 83)

Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những tồn tại, hạn chế trong QLNN về hoạt động Phật giáo ở thành phố Đông Hà trong thời gian qua bao gồm:

Thứ nhất, bộ máy QLNN về hoạt động phật giáo các cấp có nhiều điểm chưa phù hợp với nhiệm vụ được giao. Còn tồn tại nhận thức cơ quan QLNN về Phật giáo chỉ là Ban tôn giáo các cấp, không phụ thuộc vào các cơ quan khác nên dẫn đến việc thực hiện công tác QLNN về Phật giáo bị bó hẹp. Công tác tham mưu trong QLNN về Phật giáo bao gồm QLNN đối với lễ hội tín ngưỡng, QLNN đối với tổ chức Phật giáo và hoạt động Phật giáo ở nhiều địa phương thực hiện chưa tốt. Sự phân công trách nhiệm giữa các cấp, các ngành thiếu cụ thể dẫn đến hiện tượng chồng chéo hoặc đùn đẩy trong tổ chức thực hiện. Chế độ thông tin, báo cáo về tình hình Phật giáo có thời điểm thực hiện chưa đầy đủ.

Thứ hai, tiến độ giải quyết các thủ tục hành chính về lĩnh vực tôn giáo, tínngưỡng liên quan đến nhiều cấp, ngành còn chậm. Việc phối hợp các cấp, các ngành xử lý các vấn đề nảy sinh trong Phật giáo, liên quan đến các hoạt động đối nội, đối ngoại, kinh tế, văn hóa, xã hội còn thiếu đồng bộ.

Thứ ba, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác Phật giáo còn nhiều hạn chế, giảm dần theo từng cấp; xuống đến cấp cơ sở về cơ bản năng lực chuyên môn chưa bảo đảm. Công tác đào tạo cán bộ QLNN về Phật giáo cũng chưa được chú trọng đúng mức. Nhận thức về Phật giáo và công tác Phật giáo của một bộ phận cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị chưa thật đầy đủ và đúng với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về Phật giáo, dẫn đến còn lúng túng, bị động trong tham mưu, đề xuất giải quyết một số vấn đề xảy ra liên quan đến Phật giáo.

Cùng với đó, biên chế của bộ máy công tác tôn giáo đến nay vẫn còn mỏng, Ban Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ tỉnh thường chỉ có từ 5 đến 9 người,

không đủ thành lập các phòng chuyên môn; thành phố trước kia có phòng tôn giáo, nay lực lượng cán bộ làm công tác tôn giáo cấp huyện nằm trong phòng Nội vụ nhưng cũng chỉ có một cán bộ mà thôi. Ở cấp cơ sở, cơ bản không có cán bộ chuyên trách công tác tôn giáo, cán bộ kiêm nhiệm không ổn định; họ thiếu thông tin, nhiều người chưa nắm vững nội dung các văn bản của Đảng và Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo. Do đó khi giải quyết các vụ việc, nhu cầu tôn giáo họ thường rơi vào các thái cực tả, hoặc hữu hoặc vừa tả vừa hữu. Sự yếu kém, hẫng hụt từ đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo hiện nay có thể nó là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, yếu kém của công tác này.

Thứ tư, thiếu một chiến lược mang tính tổng thể của ngành QLNN về Phật giáo từ công tác tổ chức, con người, nguyên tắc xử lý công việc. Hoạt động hiện tại vẫn nặng về giải quyết sự vụ, sự việc...Công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong giải quyết các vụ việc Phật giáo phát sinh nhiều lúc chưa thật sự đồng bộ, tạo kẻ hở cho các phần tử xấu lợi dụng chống phá.

Thứ năm, do hạn chế, yếu kém trong công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Một số cấp ủy, chính quyền các cấp còn coi nhẹ công tác này; việc lựa chọn nội dung chưa sát thực tiễn, phương pháp, hình thức tuyên truyền chậm đổi mới. Đội ngũ cán bộ chuyên trách, báo cáo viên, tuyên truyền viên chưa đủ mạnh cả về số lượng, kiến thức, kỹ năng truyền đạt và sự am hiểu về đời sống tín ngưỡng, giáo lý, giáo luật của các tôn giáo. Nguồn lực cho công tác này chưa tương xứng; sự phối hợp giữa các lực lượng chưa chặt chẽ, nhịp nhàng, v.v. Đây cũng là “điểm nghẽn” của công tác tuyên truyền và phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và tuyên truyền về Luật Tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng.

Thứ sáu, vận động theo xu hướng toàn cầu hóa, quan hệ đối ngoại của phật giáo trên địa bàn thành phố cũng nhộn nhịp hơn và kéo theo đó là sự đan

xen các nhân tố tích cực và tiêu cực. Mặt khác, các thế lực thù địch chế độ ta tiếp tục lợi dụng vấn đề nhân quyền, dân chủ, tôn giáo để chống phá cách mạng nước ta, lấy vấn đề tôn giáo nói chung và phật giáo nói riêng để chống phá nước ta, lấy vấn đề tôn giáo làm căn cứ giải quyết quan hệ song phương, đa phương trên những lĩnh vực kinh tế, ngoại giao, văn hóa, chính trị…Hoạt động đó còn tạo chỗ dựa cho một số phần tử phản động, cực đoan tăng cường các hoạt động chống phá.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 đã phân tích thực trạng QLNN về hoạt động Phật giáo trên địa bàn thành phố Đông Hà.Sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng, cùng với tính chất nhạy cảm về vấn đề sắc tộc,tôn giáo, tính chất phức tạp trong công tác quản lý các hoạt động của Phật giáo đòi hỏicác cấp ủy đảng, UBND, Mặt trận tổ quốc và chính quyền các cấp của thành phố Đông Hà phải biếtvận dụng linh hoạt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước saocho phù hợp với tình hình thực tế của Phật giáo ở địa phương.

Trong những năm qua, QLNN về hoạt động Phật giáo ở Đông Hà đã đạt được rất nhiềukết quả tốt đẹp, tuy nhiên vẫn còn những bất cập, hạn chế nhất định, trong đó tiêubiểu là việc xây dựng lực lượng nòngcốt còn mỏng, chưa được đầu tư, nhất là công tác bồi dưỡng cán bộ làm công táctôn giáo các cấp; chưa nắm và giải quyết tốt vấn đề hội đoàn Phật giáo; nhận thứcquan điểm, chính sách tôn giáo của một số cán bộ trong bộ máy QLNN chưa đầyđủ; chưa chú trọng và làm tốt các công tác tôn giáo như: tranh thủ gặp gỡ người có uy tín trong chức sắc các tôn giáo, làm tốt công tác vận động quần chúng trong giớichức sắc và nhà tu hành. Phương thức, nội dung tuyên truyền pháp luật về phật giáo còn nhiều hạn chế, chưa được đa dạng và phong phú.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG PHẬT GIÁO

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ

3.1.Quan điểm của Đảng về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động Phật giáo

Ngay từ khi mới thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rất quan tâm đến vấn đề tôn giáo, đến mối quan hệ với các tổ chức tôn giáo, công tác tôn giáo được xem là một công tác quan trọng hàng đầu, “là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị”. Trong văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc, từ khi thành lập đến nay, Đảng ta đều đưa ra những quan điểm, chủ trương, chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo. Trong Văn kiện Đại hội XII, ngoài những điểm kế thừa, bổ sung, phát triển các quan điểm của các đại hội trước, Đảng ta cũng đưa ra một số quan điểm, đánh giá, nhận xét mới đối với tín ngưỡng, tôn giáo và công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo nói chung, phật giáo nói riêng. Cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về HOẠT ĐỘNG PHẬT GIÁO TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐÔNG hà, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)