lại, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức làm hoạt động quản lý nhà nước về hoạt động Phật giáo
Để khắc phục tình trạng bất cập, phức tạp nêu trên cũng như nâng cao hiệu quả công tác QLNN về phật giáo thì nhất thiết phải có một đội ngũ cán bộ chuyên môn cao và có khả năng xử lý mọi tình huống. Đây cũng chính là vấn đề đặt ra hiện nay đối với đội ngũ làm công tác tôn giáo nói chung và phật giáo nói riêng. Việc chú trọng đầu tư vào công tác bồi dưỡng kiến thức, nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ là vô cùng quan trọng và cấp thiết.
Trong những năm qua, chính quyền tại thành phố Đông Hà đã chú ý công việc này và đã đạt được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên nhìn chung, việc đào tạo cán bộ làm công tác phật giáo vẫn còn nhiều hạn chế, bất
cập, đặc biệt trong việc xác định nội dung, hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp với đối tượng là cán bộ quản lý phật giáo.
Thứ nhất, đào tạo cán bộ làm công tác phật giáo phải có một “lộ trình” dài hạn, khoa học.Để xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác phật giáo bảo đảm dài hạn, khoa học, hợp lý thì công việc đầu tiên cần là phải tiến hành khảo sát, thống kê số lượng cán bộ làm công tác phật giáo, đặt biệt là khảo sát, đánh giá năng lực, trình độ của độ ngũ này. Từ đó, phân loại cán bộ theo trình độ để có kế hoạch bồi dưỡng đúng đối tượng. Kế hoạch mở lớp bồi dưỡng cán bộ, cần xác định bồi dưỡng theo trình tự đối tượng dự học ở các cấp; trên cơ sở xác định mục đích, yêu cầu của từng khóa học. Đối với những địa phương có nhiều hoạt động phật giáo, cần ưu tiên số lượng nhằm tăng cường đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực này. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở, những người trực tiếp giải quyết vấn đề liên quan đến phật giáo ở cơ sở.
Việc trang bị tri thức lý luận cho đội ngũ cán bộ là hết sức quan trọng. Những cán bộ chuyên trách công tác phật giáo cấp huyện trở lên cần phải đạt trình độ cao cấp lý luận chính trị. Tuy nhiên, việc đào tạo cán bộ hiện nay chưa dựa vào đặc thù công tác mà còn căn cứ vào các yếu tố khác (chức vụ, tuổi, hệ số lương...), vì vậy hiện nay ở thành phố Đông Hà nói riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung, đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác phật giáo ở cấp huyện vẫn còn nhiều người chưa qua cao cấp lý luận chính trị.
Bên cạnh đào tạo đại trà, cần tổ chức tuyển chọn những cán bộ ưu tú làm công tác phật giáo hoặc tuyển chọn những sinh viên khá, giỏi mới ra trường để đào tạo thành những người có kiến thức chuyên sâu, trở thành các chuyên gia trong lĩnh vực này. Thực tế hiện nay ở Đông Hà, số người có trình độ chuyên sâu về lĩnh vực tôn giáo còn ít.
Thứ hai, đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo bằng những hình thức đa dạng và thiết thực hơn. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý phật giáo, nội dung phải luôn mới, sát hợp thực tế, thậm chí phải có tính “vượt trước” thực tế nhằm dự báo và chuẩn bị các phương án sẵn sàng nếu có điểm nóng xảy ra. Để nội dung “thẩm thấu” vàođối tượng đào tạo, bồi dưỡng cần phải có phương pháp phù hợp.
Ngoài những khóa học lý luận ở các trung tâm đào tạo như Học viện Chính trị khu vực III, Trường chính trị thành phố,thành phố Đông Hà cần tổ chức Hội thi kiến thức QLNN về hoạt động của tổ chức phật giáo. Đây là phương pháp mới mẻ, góp phần trang bị, cập nhật tri thức cơ bản cho cán bộ mà không nhàm chán, khô khan. Cũng thông qua những hình thức trên, có thể khảo sát, nắm rõ được chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác QLNN về phật giáo tại các cơ sở.
Thứ ba, tăng cường hoạt động khảo sát tình hình thực tiễn nhằm đúc rút những bài học kinh nghiệm. Để QLNN về hoạt động phật giáo có hiệu quả cao, thì một trong những yếu tố quan trọng là kinh nghiệm thực tiễn. Nếu cán bộ phật giáo chỉ nắm vững kiến thức lý thuyết mà không có kinh nghiệm thực tiễn thì khi xử lý công việc sẽ gặp nhiều bỡ ngỡ, lúng túng trong khi lĩnh vực phật giáo lại rất phức tạp và có nhiều biến động đa dạng.
Do vậy, tăng cường giao lưu, hợp tác học hỏi giữa cán bộ các địa phương là điều đặc biệt cần thiết. Cần thành lập đoàn khảo sát, học tập kinh nghiệm về công tác QLNN về phật giáotại các tỉnh phía Bắc, cần mời các Trưởng, Phó Phòng Nội vụ cùng lãnh đạo, chuyên viên Ban Tôn giáo tham gia các cuộc khảo sát để góp phần nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm công tác quản lý hoạt động của tổ chức phật giáo. Sau mỗi đợt khảo sát có tổ chức viết báo cáo về tình hình cần học tập.
Thứ tư, tăng cường huấn luyện các kỹ năng cho cán bộ làm công tác quản lý phật giáo. Hiện nay, các khóa đào tạo cán bộ làm công tác tôn giáo đã được tổ chức khá công phu, khoa học và bài bản. Tuy nhiên, hầu hết các chương trình đều tập trung vào cung cấp tri thức tôn giáo, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo, ít chú trọng vào các kỹ năng, nghiệp vụ trong hoạt động quản lý từng tôn giáo mà cụ thể là phật giáo. Thực tế cho thấy, biên chế công chức phụ trách lĩnh vực tôn giáo là 01 công chức tại cấp huyện. Như vậy là 01 công chức thực hiện công tác QLNN về tôn giáo nói chung, không có công chức phụ trách từng tôn giáo.
Bên cạnh đó, người làm công tác quản lý phật giáo cũng giống như người làm công tác dân vận - phải nói hay, thực hành giỏi mới vận động, thuyết phục được đồng bào phật giáo. Đặc biệt, người theo phật giáo bao gồm nhiều thành phần dân cư khác nhau, trình độ khác nhau. Do vậy, đòi hỏi người làm công tác quản lý phật giáo phải có kỹ năng giao tiếp tốt, có khả năng thâm nhập, xây dựng tình cảm đối với quần chúng nhân dân. Thời gian tới, chúng ta cần đầu tư xây dựng chương trình, giáo trình không chỉ cung cấp lý luận mà hướng đến các kỹ năng như kỹ năng ứng xử, giao tiếp với các tôn giáo nói chung và phật giáo nói riêng, kỹ năng xử lý điểm nóng tôn giáo... Có như vậy, mới xây dựng được đội ngũ cán bộ tôn giáo cũng như phật giáo đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang đặt ra.
3.2.3. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về hoạt động phật giáo