Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về HOẠT ĐỘNG PHẬT GIÁO TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐÔNG hà, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 93 - 96)

Thứ nhất, cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn thành phố cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Để đạt hiệu quả, các cấp cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm “Kế hoạch triển khai thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo” (Ban hành kèm theo Quyết định 306/QĐ-TTg, ngày 08-3-2017 của

Thủ tướng Chính phủ), Nghị định 162/2017/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Trên cơ sở đó, xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến Luật phù hợp với từng đối tượng và điều kiện thực tế. Trong thực hiện, cần tích cực, chủ động rà soát các văn bản đã ban hành liên quan đến lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo nhằm phát hiện những bất cập, để kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ văn bản có nội dung không còn phù hợp. Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ chủ trì, chủ chốt trong kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nảy sinh; làm tốt công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm công tác tuyên truyền, phổ biến Luật.

Kinh nghiệm cho thấy, các hình thức, như: phiếu điều tra, khảo sát, trắc nghiệm nhận thức Luật của người dân; thống kê, tổng hợp, phân tích tỷ lệ tăng, giảm của các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo ở từng địa phương nên được sử dụng rộng rãi, sẽ góp phần đánh giá được nhận thức của người dân đối với Luật; hình thức đem lại hiệu quả cao nhất; tác dụng đem lại sau mỗi đợt tuyên truyền, phổ biến Luật. Qua đó, xác định những tiêu chí cụ thể để đánh giá hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến Luật.

Thứ hai, tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đây là lực lượng nòng cốt, quyết định hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến Luật. Do đó, các địa phương, các cấp, các ngành cần làm tốt việc tuyển chọn lực lượng này; ưu tiên người có uy tín trong cộng đồng dân cư, chức sắc, chức việc phật giáo để đào tạo, bồi dưỡng. Tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức, cung cấp đầy đủ tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, pháp luật có liên quan để đội ngũ báo cáo viên nắm chắc Luật, phong tục, tập quán của người dân, giáo lý, giáo luật, lễ nghi phật giáo và kỹ năng, phương pháp tuyên truyền. Đồng

thời, phát huy tinh thần tích cực, chủ động học tập, trau dồi kỹ năng, phương pháp tuyên truyền của mỗi người; cần quan tâm đến chế độ, chính sách, bảo đảm đầy đủ, kịp thời về kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến Luật.

Thứ ba, lựa chọn nội dung, đổi mới phương pháp, hình thức tuyên truyền, phổ biến Luật Tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với từng địa bàn, đối tượng. Mục đích của việc làm này là nhằm để mọi người hiểu rõ, thực hiện đúng, xây dựng thói quen tự giác tìm hiểu, học tập và chấp hành Luật. Về nội dung, tập trung tuyên truyền về quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động phật giáo; công tác xuất bản, giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo của tổ chức phật giáo; QLNN và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phật giáo, theo Nghị định 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ. Trong đó, làm rõ những điểm mới của Luật; ý nghĩa, tầm quan trọng của Luật đối với việc bảo đảm thực thi quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trên thực tế; những vấn đề thực tiễn đặt ra đối với tình hình phật giáo và công tác phật giáo ở từng địa phương, từng cấp, từng ngành.

Về phương pháp, phải đa dạng, phong phú; kết hợp chặt chẽ giữa tiến hành thường xuyên với tuyên truyền theo chuyên đề, sự kiện, phù hợp với từng thời điểm và đối tượng; chú trọng tăng tính tương tác, tính thuyết phục, tránh lối tuyên truyền áp đặt, một chiều. Trong thực hiện, phải kiên trì, đi sâu vào những nhóm đối tượng cụ thể, với những mô hình tuyên truyền hiệu quả, có sức lan toả cao; kiên quyết khắc phục tình trạng dàn trải, thiếu chiều sâu, không có trọng tâm, trọng điểm.

Về hình thức, cần chú trọng các hình thức làm “mềm hóa” nội dung tuyên truyền thông qua lồng ghép các tiết mục sân khấu hóa, thi tìm hiểu Luật; gắn tuyên truyền, phổ biến Luật với các hoạt động khám, chữa bệnh

miễn phí, trợ giúp pháp lý lưu động, trao đổi, giải thích pháp luật, giải quyết tình huống, vụ việc liên quan đến đời sống tín ngưỡng, tôn giáo tại các địa bàn, khu dân cư. Biên soạn và cấp phát các loại sách, tài liệu hỏi - đáp, tờ gấp giới thiệu Luật, Nghị định 162/2017/NĐ-CP và các văn bản khác có liên quan cho mỗi nhóm đối tượng.

Thứ tư, phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, lực lượng trong tuyên truyền, phổ biến Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, tạo sức mạnh tổng hợp trong thực hiện. Để làm được điều đó, các địa phương cần phát huy vai trò nòng cốt của Hội đồng Phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong tham mưu, đề xuất, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, lập kế hoạch cũng như hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong công tác tuyên truyền, phổ biến Luật. Phòng Tư pháp của thành phố cần lồng ghép nội dung tuyên truyền Luật với các hoạt động chuyên ngành; làm tốt công tác tham mưu, hướng dẫn, thẩm định nội dung tuyên truyền, phổ biến Luật. Đồng thời, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các đoàn thể chính trị - xã hội với các ngành chức năng ở địa phương; đẩy mạnh xã hội hóa để huy động sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong việc tuyên truyền, phổ biến Luật.

Thực hiện tốt các nội dung, giải pháp trên sẽ bảo đảm công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Tín ngưỡng, tôn giáo nói chung và pháp luật về phật giáo có hiệu quả, đưa Luật vào cuộc sống, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của một bộ phận nhân dân, góp phần tích cực xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3.2.4. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về phật giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về HOẠT ĐỘNG PHẬT GIÁO TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐÔNG hà, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)