Bài học cho thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về HOẠT ĐỘNG PHẬT GIÁO TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐÔNG hà, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 46 - 49)

Từ thực tế của một số thành phố, huyện thuộc tỉnh đã trình bày ở trên, luận văn có thể rút ra một số bài học để công tác QLNN về tôn giáo nói chung và hoạt động phật giáo tại thành phố Đồng Hà, tỉnh Quảng Trị ngày càng có hiệu quả. Cụ thể như sau:

Trước hết, trên tinh thần đổi mới về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Phòng Tôn giáo tiếp tục tham mưu thành ủy, UBND thành phố thực hiện đồng bộ các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về phật giáo, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phật giáo sinh hoạt bình thường, ổn định. Quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho Ban trị sự thực hiện đường hướng tiến bộ, hoạt động tôn giáo tuân thủ pháp luật, gắn bó cùng dân tộc.

Thứ hai, tăng cường làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ làm công tác tôn giáo, cho chức sắc, nhà tu hành và tín đồ phật tử.

Thứ ba, tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ QLNN về tôn giáo nói chung và phật giáo nói riêng cho đội ngũ làm công tác tôn giáo các cấp.

Thứ tư, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành liên quan để giải quyết các vấn đề liên quan đến phật giáo. Đồng thời, thường xuyên tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể các cấp, các ngành, các địa phương nắm chắc tình hình, phát hiện kịp thời, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của chức sắc và tín đồ phật tử chủ động triển khai các biện pháp ngăn chặn kịp thời các hoạt động lợi dụng tôn giáo.

Thứ năm, tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình, kết quả triển khai thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về phật giáo để rút ra những bài học kinh nghiệm trong thực tiễn về hoạt động phật giáo, làm cơ sở cho việc tham mưu đề xuất chủ trương, chính sách phù hợp đối với phật giáo và hoạt động phật giáo trong tình hình mới; kết hợp đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, trong đó có đồng bào có đạo. Thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để thu hút mọi người dân phấn đấu vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 đã đề cập và phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về QLNN đối với các hoạt động tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng ở nước ta hiện nay. Trong sự tồn tại và phát triển của tôn giáo thì việc QLNN về Phật giáo đóng vai trò rất quan trọng. Trên phương diện vĩ mô, hoạt động QLNN về Phật giáo sẽ góp phần định hướng, điều chỉnh, giúp thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về Phật giáo; thể hiện sự gắn bó với các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản lãnh đạo; đảm bảo sự hài hòa các mối quan hệ vì lợi ích của dân tộc, của đất nước và vì lợi ích của đồng bào theo đạo Phật. Còn trên phương diện vi mô, QLNN giúp các cơ quan chức năng kiểm tra hoạt động của tổ chức, cá nhân Phật giáo trong việc chấp hành pháp luật. Cụ thể hơn, trong chương này tác giả đã làm rõ một số nội dung sau đây:

Thứ nhất, tác giả đã xác định các khái niệm liên quan như: phật giáo, hoạt động phật giáo, QLNN, QLNN về hoạt động phật giáo.

Thứ hai, tác giả đã chỉ ra các nội dung cần thiết trong QLNN về Phật giáo ở nước ta hiện nay và các các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN nói chung và đối với đạo Phật nói riêng.

Bằng việc nghiên cứu các vấn đề lý luận chung tại chương 1 đã xây dựng đượccơ sở khoa học cho việc phân tích và đánh giá thực trạng QLNN về hoạt động phật giáo tại Chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHẬT GIÁO,

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG PHẬT GIÁO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về HOẠT ĐỘNG PHẬT GIÁO TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐÔNG hà, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)