Thực trạng quản lý nhànước đối vớihoạt độngphật giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về HOẠT ĐỘNG PHẬT GIÁO TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐÔNG hà, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 63 - 73)

Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng và hiện có 06 tôn giáo lớn: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Cao Đài, Hoà Hảo. Trong quá trình lãnh đạo xây dựng xã hội ở Việt Nam, Đảng CSVN luôn xác định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”.Quan điểm này của Đảng đã được cụ thể hóa thành các quy định của hiến pháp và pháp luật, đồng thời được triển khai một cách thực sự trên thực tế, góp phần đảm bảo và thúc đẩy quyền con người, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo nguồn lực tinh thần và vật chất thúc đẩy xã hội phát triển.

Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, các văn bản quy phạm pháp luật, nghị định, pháp luật về tôn giáo mà tác giả tìm hiểu, tham khảo cũng có thể được hiểu là những nội dung liên quan đến công tác QLNN về hoạt động phật giáo trên địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị đó là: Trên cơ sở các văn bản cấp trên, UBND thành phố đã ban hành các văn bản hành chính liên quan đến hoạt động phật giáo để dướng dẫn việc tổ chức các hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Tổ chức triển khai, thực hiện kịp thời các văn bản cho chức sắc, chức việc, tín đồ và người dân liên quan đến tôn giáo nói chung và phật giáo nói riêng.

2.2.2.1. Ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và triển khai các văn bản QPPL và hành chính về hoạt động phật giáo trên địa bàn thành phố Đông Hà

Từ khi Luật tín ngưỡng, tôn giáo; Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và các Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 8/11/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật tín ngưỡng, tôn giáo được ban hành, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã tổ chức triển khai và thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo nói chung và phật giáo nói riêng.

Tính từ năm 2013 đến nay, UBND thành phố đã ban hành 10 báo cáo và 13 văn bản hướng dẫn việc áp dụng pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo nói chung và phật giáo nói riêng. Các văn bản được ban hành luôn đảm bảo tính kịp thời, đầy đủ nhằm đưa văn bản áp dụng vào công tác QLNN về hoạt động phật giáo ở cơ sở mang lại hiệu quả cao. Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật, công tác QLNN về phật giáo theo quy định của pháp luật đã đi vào đời sống; sinh hoạt thuần túy tôn giáo của các chức sắc, tín đồ được đảm bảo, đa số các chức sắc, tín đồ đồng tình và hăng hái tích cực tham gia các phong trào thi đua, xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội của địa phương góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước.

Với chức năng tham mưu UBND thành phố Đông Hà trong công tác QLNN về tôn giáo, Phòng Nội vụ luôn tham mưu UBND thành phố ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện và áp dụng pháp luật để thực hiện công tác QLNN về tôn giáo nói chung và phật giáo nói riêng đảm bảo tính chính xác và thống nhất cao, đúng quy định. Do đó sau khi các văn bản được ban hành và triển khai đều được thực hiện nghiêm túc.

Bên cạnh đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố luôn tuân thủ nghiêm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phật giáo luôn được quán triệt, triển khai kịp thời, công tác QLNN về hoạt động phật giáo được thực hiện nghiêm túc. Trên cơ sở đó các sinh hoạt của các tư viện, tín đồ phật tử trên địa bàn thành phố luôn ổn định và có bước chuyển biến tích cực; đặc biệt là sau khi có Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Các tổ chức phật giáo trên địa bàn thành phố luôn thực hiện nghiêm túc việc đăng ký hoạt động phật giáo hàng năm và hoạt động theo đúng chương trình, nội dung đã đăng ký. Tuy nhiên, việc đăng ký vẫn còn chậm trễ so với thời gian quy định (trước 15/10 hàng năm).

Ngoài ra, khi có nhu cầu, các tổ chức phật giáo trên địa bàn thành phố đều có thư trình báo cáo chính quyền địa phương theo đúng quy định của pháp luật, khi có sự chấp thuận của chính quyền địa phương mới thực hiện. VàUBND thành phố đều có văn bản chỉ đạo các cơ quan có liên quan tích cực quan tâm, hướng dẫn, giúp đỡ các tôn giáo trong việc tổ chức các sự kiện quan trọng của tổ chức.

2.2.2.2. Tổ chức bộ máy nguồn nhân lực quản lý nhà nước đối với hoạt

động phật giáo tại thành phố Đông Hà

Thực trạng tổ chức bộ máy QLNN và nguồn nhân lực còn nhiều bất cập. Ở Trung ương, tỉnh giao cho Bộ, Sở, địa bàn thành phố Đông Hà là do UBND thành phố chịu trách nhiệm và giao cho phòng Nội vụ tham mưu, trong đó có 01 chuyên viên phụ trách lĩnh vực. Nếu sắp xếp như thế thì chỉ mang tính cơ cấu, tổ chức chứ không mang tính tâm linh, nên việc QLNN lĩnh vực này gặp khó khăn nhất định.

Từ năm 2013 đến nay, hàng năm Ban Thường vụ thành ủy ra nghị quyết chuyên đề về công tác tôn giáo nói chung và phật giáo nói riêng, xác định đây

là nhiệm vụ chính trị của các cấp ủy, chính quyền; trước hết quan tâm đến công tác tổ chức bộ máy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hoạt động phật giáo.

Thành ủy thành lập Ban chỉ đạo công tác tôn giáo do đồng chí Phó Bí thư thường trực Thành ủy làm Trưởng ban; các đồng chí Trưởng Ban Dân vận Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố phụ trách lĩnh vực văn xã làm Phó ban; các thành viên là lãnh đạo các ban xây dựng Đảng, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị và một số thủ trưởng các cơ quan QLNN. Ban chỉ đạo đã phân công rõ trách nhiệm cho từng thành viên phụ trách trên các lĩnh vực, trong đó có phật giáo và theo dõi các phường về hoạt động tôn giáo nói chung, phật giáo nói riêng.

UBND thành phố Đông Hà thành lập tổ tư vấn tôn giáo của thành phố do đồng chí Trưởng phòng Tư pháp làm tổ trưởng và các đồng chí Phó trưởng Công an, Trưởng phòng TNMT, Trưởng phòng Nội vụ, Phó Chủ tịch Ủy ban mặt trận tổ quốcthành phố là thành viên để tham mưu giúp việc cho Ban chỉ đạo tôn giáo của thành phố.

Căn cứ quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, theo quy định tại Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; Thông tư số 15/2014/TT-BNV ngày 31/10/2014 của Bộ Nội vụ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Nội vụ thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;hiện nay, UBND thành phố có 01 công chức của Phòng Nội vụ phụ trách công tác QLNN về tôn giáo nói chung và phật giáo nói riêng của địa phương và kiêm nhiệm công tác khác. Ở cấp phường, không có công chức chuyên trách công tác tôn giáo, thường là công chức Văn phòng - Thống kê kiêm phụ trách công tác tôn giáo.

Nhìn chung, việc bố trí kiêm nhiệm công chức phụ trách công tác tôn giáo chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu về nhiệm vụ hiện nay của địa phương, bởi vì trong khi các tổ chức tôn giáo ngày càng phát triển, đặc biệt là hoạt động phật giáo trên địa bàn thành phố ngày càng phong phú, đa dạng thì bộ máy QLNN về tôn giáo nói chung và phật giáo nói riêng lại thu hẹp, cán bộ phụ trách công tác tôn giáo hầu hết không có trình độ chuyên môn, công chức kiêm nhiệm ở các phường thì lại yếu, chưa có chính sách đặc thù cho người làm công tác tôn giáo; Trong khi các chức sắc, nhà tu hành của phật giáo được đào tạo chính quy, chặt chẽ thì nguồn nhân lực cho thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo ở địa phương vừa thiếu lại vừa yếu.

Vì thế, tại thành phố Đông Hà đã xảy ra tình trạng người làm công tác phật giáo nhưng lại ngại tiếp xúc với những người đứng đầu cơ sở phật giáo. Có nơi, vì khó quản lý nên kìm hãm nhu cầu hoạt động phật giáo chính đáng của người dân hoặc ngược lại là làm ngơ khi có những biểu hiện sai tráihoặc ngại kiểm tra, thanh tra các hoạt động phật giáo không đúng quy định của pháp luật. Trong khi các thế lực phản động, những kẻ cơ hội chính trị thì chỉ rình chờ những cái cớ rất nhỏ trong hoạt động phật giáo để thực hiện ý đồ chính trị là chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.

2.2.2.3. Phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về phật giáo

Hoạt động tập huấn, phổ biến pháp luật có vai trò hết sức quan trọng trong QLNN về hoạt động phật giáo. Việc tập huấn nhằm trang bị cho đội ngũ cán bộ, công chức có kiến thức nhất định để vận dụng trong thực hiện công tác quản lý nhà nước về phật giáo và trong công tác triển khai, chỉ đạo, tuyên truyền, vận động thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về hoạt động phật giáo. Do đó, trong những năm qua, UBND thành phố đã phối hợp với Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ mở các lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN về hoạt động phật giáo, đồng thời luôn quan tâm cử cán bộ, công

chức tham gia các lớp tập huấn do tỉnh tổ chức.Và công tác tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương, chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước tại thành phố Đông Hà còn tập trung vào các chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ phật tửbằng nhiều hình thức nhằm làm chuyển biến trong nhận thức của tầng lớp nhân dân.

Về tài liệu tuyên truyền, phổ biến: trong 5 năm (2013 – 2017), UBND thành phố Đông Hà đã chỉ đạo phòng Nội vụ in, phát hành cho cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo nói chung và đồng bào tín đồ phật tử, chức sắc phật giáo hơn 924 cuốn tài liệu phổ biến Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 92/2012/NĐ-CP ngày 8/11/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; 45 cuốn sách các văn bản pháp luật quan hệ đến phật giáo; gần 1000 tài liệu hỏi – đáp pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo; 06 loại Tờ gấp giới thiệu Pháp lệnh, Nghị định và các văn bản pháp luật khác có liên quan với hơn 7.000 tờ.

UBND thành phố cũng đã phát khoảng 200 cuốn các văn bản pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo cho chức sắc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo nói chung và phật giáo nói riêng; 80 cuốn tài liệu hỏi đáp pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo; 50 cuốn pháp luật về đất đai, xây dựng liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo; 100 cuốn các văn bản pháp luật về xã hội hóa y tế, giáo dục, từ thiện nhân đạo liên quan đến tôn giáo và 06 loại tờ gấp với số lượng 8.000 tờ.

Cùng với việc in ấn, cấp phát các tài liệu trên, UBND thành phố đã chủ động tổ chức nhiều hội nghị phổ biến:trong 05 năm đã tổ chức 02 hội nghị tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách lĩnh vực tôn giáo trên địa bàn thành phố và các phường; 02 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho 108 lượt cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo nói chung và phật giáo nói riêng trên địa bàn thành phố và các phường; 01 hội nghị phổ biến Pháp lệnh, Nghị định và các

văn bản pháp luật liên quan cho 50 cán bộ, công chức; 01 hội nghị phổ biến pháp luật cho chức sắc phật giáo trên địa bàn với 35 người tham dự; 02 hội nghị phổ biến pháp luật cho chúng sinh, tăng ni sinh học tập tại các tư viện trên địa bàn thành phố với 280 lượt người tham dự; 3 lớp tập huấn, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, mới nhất là Luật tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo cho các cán bộ chủ chốt của các phường trên địa bàn thành phố.

Bên cạnh đó, UBND thành phố còn có các hình thức phổ biến khác rất có ý nghĩa và đem lại kết quả trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về hoạt động phật giáo:

+ Hỗ trợ tủ sách pháp luật tại các phường và các tổ chức phật giáo trên địa bàn 03 đầu sách pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo với số lượng hơn 300 cuốn.

+ Phối hợp với Đài truyền thanh của thành phố đưa tin tuyên truyền về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với tôn giáo nói chung và phật giáo nói riêng.

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước và giao lưu, hội nhập quốc tế, việc nâng cao kiến thức mọi mặt đời sống nhân dân của thành phố Đông Hà trong đó có kiến thức pháp luậtlà một yêu cầu khách quan và cần thiết, điều đó càng cần thiết hơn khi đối tượng phổ biến là đồng bào tín đồ phật tử trên địa bàn. Với sự quan tâm của UBND thành phố đối với hoạt động phật giáo, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tôn giáo nói chung và phật giáo nói riêng sẽ được nhân rộng, có chiều sâu không chỉ cho cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo mà còn cho cả tín đồ, chức sắc phật giáo. Từ đó sẽ làm chuyển biến nhận thức, sự nhìn nhận, hiểu biết về pháp luật của đồng bào giúp đồng

bào có những kiến thức cần thiết phục vụ cho cuộc sống và hoạt độngphật giáo ngày một tốt hơn.

2.2.2.4. Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

làm hoạt động quản lý nhà nước về phật giáo

Nhằm tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 83/2007/QĐ TTg ngày 08/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo và cán bộ công chức quản lý nhà nước về tôn giáo" đáp ứng nhu cầu quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác tôn giáo cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo nói chung và phật giáo nói riêng tại địa phương. Trong những năm qua, UBND thành phố phối hợp với Ban Tôn giáo của tỉnh Quảng Trị tiếp tục xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phụ trách tôn giáo dưới nhiều hình thức phong phú như: giao ban chuyên môn, tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn… tại các phường trên địa bàn thành phố. Phối hợp với các ban ngành có liên quan tổ chức kiếm tra thực tế tại các địa phương (9/9 phường) kịp thời phát hiện những yếu kém trong đội ngũ cán bộ làm công tác phật giáo trên địa bàn, từ thực tế đó sẽ rút kinh nghiệm và mở lớp tập huấn về kĩ năng, nghiệp vụ phật giáo cho lực lượng chuyên trách và bán chuyên trách trên địa bàn thành phố.

Tuy nhiên, một số cán bộ phụ trách QLNN về hoạt động phật giáo còn có những hạn chế nhất định, cụ thể là: vốn hiểu biết về phật giáo của một số cán bộ còn hạn chế. Việc tiếp cận, hiểu biết các giáo lý, kinh sách của phật giáo chưa sâu sắc. Một số cán bộ còn thiếu những hiểu biết, kỹ năng sơ đẳng cần có khi tiếp xúc với các chức sắc, tín đồ... Điều này thể hiện cụ thể qua một số hoạt động như cách xưng hô trong giao tiếp đối với các chức sắc và tín đồ, các nghi lễ của phật giáo; trong việc góp ý và đề xuất trao đổi ý kiến liên

quan đến các phật giáo. Hay như với một số cán bộ, công chức tuy nhiệt tình, trách nhiệm trong công tác, nhưng việc đào sâu nhận thức để thực sự hiểu được những nội dung của các văn bản, nghị quyết là chưa tốt. Chẳng hạn như tôn trọng quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào có đạo phật là tôn trọng điều gì, tôn trọng như thế nào, dựa trên những tiêu chí nào...; làm thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về HOẠT ĐỘNG PHẬT GIÁO TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ ĐÔNG hà, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 63 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)