Theo luật tổ chức chính phủ và luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 và Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 hiện nay quy định thì chủ thể tham gia QLNN đối với hoạt động tôn giáo nói chung và phật giáo nói riêng bao gồm:
Bảng 1.1: Chủ thể quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo Cấp hành chính Cơ quan/chủ thể trực tiếp
quản lý
Cơ quan/chủ thể trực tiếp thực hiện
Trung ương Chính phủ Ban Tôn giáo Chính phủ
(trực thuộc Bộ Nội vụ)
Cấp tỉnh UBND tỉnh Ban Tôn giáo
(thực thuộc Sở Nội vụ)
Cấp huyện UBND huyện Phòng Nội vụ
Cấp xã UBND xã Công chức văn hóa – xã hội
Chính phủ thống nhất QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên phạm vi cả nước. Chính phủ giao nhiệm vụ cho Ban tôn giáo thuộc Bộ Nội vụ thống nhất điều hành cụ thể như sau:
-Cấp trung ương: chủ thể trực tiếp thực hiện là Vụ Phật giáo thuộc cơ cấu tổ chức của Ban Tôn giáo chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ.
-Cấp tỉnh: chủ thể trực tiếp thực hiện là phòng nghiệp vụ - theo dõi, tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động của các tôn giáo (trong đó có phật giáo) thuộc cơ cấu tổ chức Ban Tôn giáo.
-Cấp huyện: chủ thể trực tiếp là phòng Nội vụ, giúp UBND huyện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo (trong đó có phật giáo) và công tác tôn giáo (trong đó có phật giáo) trên địa bàn; chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp để thực hiện nhiệm vụ QLNN về tôn giáo (trong đó có phật giáo) trên địa bàn theo phân cấp của UBND cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật.
-Cấp xã: chủ thể trực tiếp là đồng chí Phó Chủ tịch UBND phụ trách khối Văn hóa -Xã hội và công chức Văn hóa – xã hội (phụ trách nội vụ) quản lý, phụ trách công tác tôn giáo (trong đó có phật giáo)
Đối tượng QLNN đối với hoạt động phật giáo: đó chính là hoạt động của các tổ chức giáo hội, chức sắc, người tu hành, tín đồ theo đạo Phật.