Vai trò quản lý nhà nước đối với giáo dục THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 31 - 35)

1.4.1. Định hướng sự phát triển giáo dục THPT

Bối cảnh quốc tế và những đổi mới sâu rộng trong phát triển KT-XH ở Việt Nam đang tạo ra thời cơ lớn, đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho giáo dục trong nước. Vì thế, giáo dục nước ta, trong đó có giáo dục THPT phải vượt qua những thách thức của yêu cầu “đổi mới căn bản và toàn diện”, vừa phải khắc phục những bất cập vừa phải thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực cả về phát triển quy mô và nâng cao chất lượng, vừa phải giữ được sự ổn định tương đối của hệ thống. Những năm gần đây, giáo dục THPT đang có những đổi mới mạnh theo hướng tiên tiến, hiện đại và góp phần xây dựng một xã hội học tập. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay về cơ bản không đáp ứng nhiều định hướng quan trọng trong Nghị quyết số 29 - NQ/TW (2013) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 và các định hướng chiến lược trong Nghị quyết số 29- NQ/TW

Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH-

HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc

tế đã chỉ rõ quan điểm chỉ đạo về vấn đề then chốt và các mục tiêu của công cuộc đổi mới giáo dục. Trong đó mục tiêu phát triển giáo dục nói chung, giáo dục THPT nói riêng đã được xác định. Giáo dục THPT có một vị trí và tầm quan trọng hết sức to lớn đối với ngành giáo dục nói riêng cũng như đối với nền kinh tế quốc dân nói chung, nhất là trong giai đoạn các quốc gia cần nhiều lực lượng lao động có chất lượng cao, phục vụ cho yêu cầu CNH-HĐH.

1.4.2. Điều chỉnh sự phát triển đối với giáo dục THPT

Vai trò và vị trí của giáo dục phổ thông trong thời kỳ mới, GS. Võ Tòng Xuân nhận xét: trong một nền kinh tế toàn cầu của thị trường tự do không ngừng cạnh tranh mãnh liệt, một lực lượng lao động được đào tạo ở

trình độ chất lượng cao là yếu tố sống còn của một nền kinh tế quốc gia để thu hút đầu tư nước ngoài và tạo nên việc làm và của cải cho đất nước. Vì thế chất lượng giáo dục phổ thông bắt đầu từ tiểu học ngày càng được công nhận là cơ sở quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế và được coi như công cụ để đạt được những mục tiêu phát triển khác. Các tổ chức phát triển quốc tế đã và đang tài trợ mạnh cho giáo dục phổ thông tại các nước nghèo chậm tiến vì họ công nhận hai vai trò của giáo dục phổ thông: vừa là yếu tố nhằm tăng trưởng kinh tế, vừa là yếu tố giúp giảm đói nghèo. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục phổ thông là bộ phận tiếp theo của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông là nền tảng cho giáo dục đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Nhiều nước sau giáo dục cơ bản - bắt buộc, đã phân thành hai luồng: THPT lý thuyết (Academic School) và trường nghề (Vocational School). Trường THPT chuẩn bị cho học sinh vào các trường đại học, cao đẳng, trường nghề phát triển năng lực nghề nghiệp và không ưu tiên chuẩn bị cho việc học lên cao. Như thế cũng có nghĩa là giáo dục phổ thông không chỉ chuẩn bị cho học sinh học tiếp lên cao mà còn chuẩn bị lực lượng lao động có văn hoá cho xã hội. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục phổ thông chiếm một vai trò hết sức to lớn. Để thấy rõ vai trò của giáo dục phổ thông, GS. Võ Tòng Xuân đã so sánh, phân tích và rút ra nhận xét: Nhìn ra thế giới các nước giàu mạnh hiện nay, nước Mỹ tuy do đại bộ phận người Anh quốc di cư sang dựng lên thế giới mới, nhưng đang hùng mạnh và giàu có hơn Anh quốc. Trái lại, Nhật Bản, một nước có diện tích và dân số ít hơn Mỹ nhiều lần, tuy đã thua Mỹ trong Thế chiến thứ II, nhưng hiện nay lại là nước giàu có hơn Mỹ. Tổng sản lượng quốc dân - thước đo giàu nghèo của một nước - do mọi người dân làm ra dưới sự dẫn dắt của Nhà nước. Họ làm ra nhiều hay ít của cải là do trình độ mà nền khoa học và giáo dục của nước họ cung cấp, uốn nắn họ trong bối cảnh văn hoá xã hội đặc thù. Vì vậy, khi tìm hiểu tại sao Mỹ lại thua Nhật trên mặt trận

phát triển kinh tế, nhiều nhà nghiên cứu giáo dục Mỹ (Cummings, 1980) đã công nhận tính ưu việt của nền khoa học và giáo dục của Nhật hơn Mỹ, Nhà nước Nhật Bản có đường lối đúng và phù hợp với thực tiễn hơn, biết tập trung phát huy tài nguyên con người của Nhật ngay từ giai đoạn cơ bản nhất - giai đoạn giáo dục phổ thông. Kỹ năng và kiến thức được truyền đạt trong giai đoạn giáo dục phổ thông giúp cho mọi công dân tham gia đắc lực nhất vào các hoạt động xã hội, kinh tế, và chính trị trong cộng đồng của họ. Giáo dục phổ thông cũng được xem như là một quyền con người giúp họ thoát khỏi dốt nát và giảm thiểu những tác dụng tệ hại của nghèo nàn đặc biệt liên quan đến sức khỏe và dinh dưỡng. Trong một nền kinh tế toàn cầu của thị trường tự do không ngừng cạnh tranh mãnh liệt, một lực lượng lao động được đào tạo ở trình độ chất lượng cao là yếu tố sống còn của một nền kinh tế quốc gia để thu hút đầu tư nước ngoài và tạo nên việc làm và của cải cho đất nước. Vì thế, chất lượng giáo dục phổ thông bắt đầu từ tiểu học ngày càng được công nhận là cơ sở quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế và được coi như công cụ để đạt được những mục tiêu phát triển khác. Các tổ chức phát triển quốc tế đã và đang tài trợ mạnh cho giáo dục phổ thông vừa là yếu tố trong tăng trưởng kinh tế vừa là trong sự giảm nghèo. Giáo dục THPT có một vị trí và tầm quan trọng hết sức to lớn đối với ngành giáo dục nói riêng và đối với nền kinh tế quốc dân nói chung. Các nước có thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội (như Ai- len, Singapore, Hàn Quốc,...) đều coi phát triển giáo dục là ưu tiên hàng đầu để nhanh chóng phát triển đất nước. Thủ tướng của Singapore vào thập kỷ 90, Lý Quang Diệu, đã tuyên bố: Cạnh tranh quốc tế thực chất là cạnh tranh giáo dục, phát triển giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng là phát triển nguồn nhân lực của quốc gia. Hàn Quốc coi đầu tư cho giáo dục và khoa học - công nghệ là con đường đưa đất nước đứng vào hàng ngũ các nước phát triển nhất. Malaysia đang hướng tới một nền giáo dục tiên tiến trình độ quốc

tế. Chính vì vậy, việc phát triển giáo dục phổ thông, trong đó có phát triển chương trình giáo dục phổ thông phụ thuộc rất nhiều vào bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội của một đất nước và quốc tế trong một giai đoạn lịch sử cụ thể, do chương trình giáo dục phổ thông vừa mang tính ổn định ở từng giai đoạn, vừa luôn vận động, đổi mới. Trong quá trình phát triển chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam, việc tìm hiểu các thông tin về xây dựng chương trình giáo dục phổ thông của các nước có nền giáo dục phát triển cao và các nước có những đặc điểm văn hoá, xã hội tương đồng với Việt Nam là một yêu cầu tất yếu và cần được thực hiện trong suốt quá trình xây dựng và triển khai chương trình. Nghị quyết số 29-NQ/TW cũng chỉ ra các nhiệm vụ, giải pháp với nhiều nội dung cụ thể, trực tiếp ảnh hưởng đến QLNN về giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục THPT nói riêng [1].

1.4.3. Thúc đẩy phát triển giáo dục THPT

Chất lượng của giáo dục phổ thông ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giáo dục dạy nghề và đại học, sâu xa hơn, mở rộng hơn, chính nó là nguồn gốc góp phần quan trọng quyết định chất lượng của nguồn lực lao động từng nước. Nội dung đào tạo của giáo dục phổ thông chính là hệ thống tri thức, kỹ năng mà nhà trường phổ thông có trách nhiệm truyền thụ cho thế hệ trẻ. Để xác định chuẩn xác hệ thống tri thức, kỹ năng này đúng với mục tiêu đào tạo, giữ được sự ổn định tương đối theo sự phát triển từng giai đoạn chung của đất nước, tránh được sự lạc hậu theo thời gian và tiến trình phát triển của nhân loại, tránh được sự quá tải…

Sự phát triển của hệ thống trường phổ thông cũng đang thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở giáo dục, nhất là đối với hệ thống trường công lập. Mặt khác, xã hội hóa giáo dục đang góp phần tạo sự công bằng trong việc tuyển sinh đầu vào, góp phần thúc đẩy việc hình thành một môi trường giáo dục minh bạch, bình đẳng. Phát triển nhanh chóng của mạng lưới

trường THPT ngoài công lập góp lời giải hay cho bài toán khó về quá tải trường lớp. Đây cũng là xu hướng tất yếu phù hợp với sự phát triển của xã hội, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Mạng lưới trường THPT này góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho giáo viên, nhân tố quyết định đến chất lượng của hệ thống giáo dục. Bên cạnh sự hấp dẫn của những ngôi trường được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, thiết kế đẹp, thân thiện với học sinh, hệ thống trường THPT ngoài công lập còn khiến nhiều phụ huynh lựa chọn bởi phương pháp dạy học hiện đại, hướng chuẩn quốc tế. Phát triển mạng lưới trường phổ thông góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, y tế, thể thao trong thời kỳ đổi mới của Đảng và Nhà nước ta; tạo điều kiện cho các nguồn lực, các thành phần kinh tế có điều kiện tham gia vào phát triển giáo dục, phát triển nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)