Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ở các trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 73 - 78)

2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh

2.3.5. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ở các trường

các trường THPT

2.3.5.1. Phát triển các nguồn lực vật chất

Tạo điều kiện để phát triển các nguồn lực đẩy mạnh công tác XHHGD là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta và được cụ thể hóa trong các văn bản quy định từ nhiều năm nay.

Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học cũng xác định rõ: “Trường phổ thông được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất, hỗ trợ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao; được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng và chính sách ưu đãi khác theo quy định của pháp luật”.

Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017 [58]. Định mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục:

Bảng 2.6: Định mức phân bổ theo dân số trong độ tuổi đến trường từ 1 - 18 tuổi từ 1 - 18 tuổi

Đơn vị: đồng/người dân/năm

Vùng Định mức phân bổ

Đô thị 2.148.100

Đồng bằng 2.527.200

Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở

đồng bằng, vùng sâu 3.538.100

Vùng cao - hải đảo 5.054.400

(Nguồn: Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg) Định mức phân bổ nêu trên bao gồm:

- Tính đủ cho các cấp giáo dục, các loại hình giáo dục;

- Các chế độ học bổng cho học sinh dân tộc nội trú, chế độ đối với học sinh bán trú, chính sách ưu tiên đối với lĩnh vực giáo dục đã ban hành.

Trên cơ sở định mức trên, nếu tỷ lệ chi thường xuyên cho hoạt động giảng dạy và học tập (không kể lương và có tính chất lương) nhỏ hơn 18% so với tổng chi sự nghiệp giáo dục sẽ được bổ sung để đảm bảo tỷ lệ chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn) tối đa 82%, chi cho hoạt động giảng dạy và học tập tối thiểu 18% (chưa kể nguồn thu học phí). Tỷ lệ này chỉ áp dụng đối với năm 2017, năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách 2017- 2020, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phù hợp với khả năng ngân sách và điều kiện thực tế của từng địa phương [58].

Căn cứ Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính, ngày 08/12/2016 Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Nghị quyết số 26/2016/NQ-HĐND quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ

chi và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương cho thời kỳ 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Gia Lai [26].

- Định mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục: Dự toán chi sự nghiệp giáo dục đảm bảo không thấp hơn mức tỉnh phân bổ cho ngân sách huyện.

- Thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Mức kinh phí ngân sách cấp cho hoạt động được giao ổn định trong thời kỳ ổn định, được tăng theo tỷ lệ do Trung ương quy định và đảm bảo các chính sách do địa phương ban hành.

Bảng 2.7: Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục Trung học phổ thông

Đơn vị tính: triệu đồng/lớp/năm

Loại hình – quy mô trường Định mức phân bổ

Từ 28 lớp trở lên 39

Từ 18 đến 27 lớp 42

Từ 17 lớp trở xuống 45

(Nguồn: Nghị quyết số 26/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Gia Lai) Về chính sách khuyến khích đầu tư cơ sở vật chất, nhiều văn bản hướng dẫn chi tiết chế độ miễn giảm, thủ tục hồ sơ, khung giá cho thuê nhà, giao đất, thuê đất, chi phí bồi thường mặt bằng, chuyển nhượng, xây dựng cơ sở vật chất, … như: Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường; Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ; Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26/09/2012 của Chính phủ Quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục; Thông tư số 156/2014/TT-BTC ngày 23/10/2014 sửa đổi,

bổ sung một số điều Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường.

Về cơ bản, các chính sách phát triển nguồn lực vật chất đối với các trường đã được ban hành khá đầy đủ và không ngừng được cải thiện để phù hợp với quá trình phát triển trong thực tiễn giáo dục cũng như trong nhận thức của các nhà quản lý về vai trò của hệ thống các trường.

2.3.5.2. Phát triển các nguồn lực con người

Thực hiện chính sách phát triển các nguồn lực đối với các cơ sở giáo dục nói chung, trường THPT nói riêng trên địa bàn, tỉnh Gia Lai trong những năm qua cũng đã có nhiều chính sách phát triển đội ngũ nhà giáo.

- Quyết định số 733/QĐ-UBND ngày 06/10/2016 về việc phê duyệt “Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 của tỉnh Gia Lai” [63].

- Kế hoạch số 2946/KH-UBND ngày 28/12/2018 về việc triển khai thực hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025” của tỉnh Gia Lai [66].

- Quyết định số 483/QĐ-UBND ngày 13/6/2017 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tỉnh Gia Lai, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế [64].

Công tác phát triển chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cũng được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai đặc biệt quan tâm. Nhiều hoạt động tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ được tổ chức hàng năm như:

- Tổ chức tốt các đợt tập huấn chuyên môn: Dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; Dạy học toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh; Tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuyên đề tích hợp, liên môn; Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo,…

- Triển khai bồi dưỡng thường xuyên đối với giáo viên trong mỗi năm học; chú trọng bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán các môn học; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về chuyên môn và nghiệp vụ theo chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo các hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tăng cường các hình thức bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý và hỗ trợ hoạt động dạy học và quản lý qua trang mạng "Trường học kết nối".

- Tiếp tục rà soát đánh giá năng lực giáo viên ngoại ngữ (môn tiếng Anh), tổ chức bồi dưỡng theo chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đáp ứng việc triển khai Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025”. Những giáo viên chưa đạt chuẩn năng lực tiếng Anh hoặc chưa được bồi dưỡng về phương pháp dạy tiếng Anh được bố trí đi học để đạt chuẩn.

- Triển khai diễn đàn trên mạng và hỗ trợ hoạt động đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn trong trường phổ thông; tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học; tăng cường tổ chức sinh hoạt chuyên môn tại trường, cụm trường, phòng/sở Giáo dục và Đào tạo (trực tiếp và qua mạng).

- Tiếp tục tổ chức hội thi giáo viên Trung học cơ sở, THPT dạy giỏi cấp cơ sở theo Thông tư số 21/2010/TT-BGDĐT, tổ chức hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi/tổng phụ trách Đội giỏi cấp cơ sở; tổ chức tốt và động viên giáo viên tham gia cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học,…

Hạn chế, bất cập và những vấn đề đặt ra trong chính sách phát triển các nguồn lực đối với giáo dục trung học phổ thông:

Thiếu những chủ trương, chính sách phát triển riêng cho đội ngũ thuộc hệ thống các trường. Nhiều chương trình, đề án được sự đầu tư từ nguồn vốn lớn của Nhà nước, từ sự tài trợ của các tổ chức nước ngoài hiện nay lại chỉ dành riêng cho đội ngũ các trường công lập (đào tạo, bồi dưỡng phát triển chuyên môn, tham quan học tập ở nước ngoài). Các trường ngoài công lập phải tự tổ chức tập huấn, bồi dưỡng theo điều kiện riêng của trường nên rất hạn chế trong hoạt động này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)