Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 100 - 104)

3.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh

3.3.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên THPT

của tình hình mới. Bố trí cán bộ, công chức, dựa trên năng lực, trình độ chuyên môn ở từng lĩnh vực. Thực hiện luân chuyển cán bộ theo quy định của Chính phủ và bố trí cán bộ phù hợp với khả năng chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đơn vị. Tăng cường kết hợp đào tạo theo chức danh tiêu chuẩn, theo quy hoạch với việc đào tạo cán bộ chuyên môn sâu, bồi dưỡng cập nhật kiến thức cơ bản về quản lý giáo dục, quản lý nhân lực, quản lý kinh tế tài chính theo cơ chế thị trường.

3.3.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên THPT THPT

Để tạo sự cạnh tranh lành mạnh và ý thức phấn đấu trong đội ngũ nhà giáo, tiến tới thực hiện chế độ hợp đồng thay cho biên chế trong quá trình tuyển dụng và sử dụng giáo viên.

Để đảm bảo đến năm 2020 có đủ giáo viên để thực hiện giáo dục toàn diện, dạy học các môn tích hợp, dạy học phân hóa ở các trường THPT; để đảm bảo tỷ lệ giáo viên trên lớp, học sinh trên giáo viên, tiếp tục tăng cường đôin ngũ nhà giáo cho các cơ sở giáo dục. Có chính sách miễn giảm học phí, cung cấp học bỗng đặc biệt để thu hút các học sinh giỏi vào học tại các trường sư phạm.

Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên trên cơ sở đó trình UBND tỉnh nhằm thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để đội ngũ giáo viên đạt chuẩn về mọi mặt.

Chỉ đạo các trường THPT xác định rõ mục tiêu, trách nhiệm cho từng giáo viên thực hiện chương trình bồi dưỡng theo chu kỳ.

Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán, xây dựng quy hoạch, tranh thủ các dự án, chương trình kể cả nội lực của đội ngũ để khuyến khích, tạo cho một bộ phận vượt lên trên chuẩn. Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 25% giáo viên có trình độ trên chuẩn.

Tiếp tục xây dựng, ban hành và tổ chức đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên THPT.

Tăng cường các khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên theo các chương trình tiên tiến, các chương trình hợp tác với nước ngoài để đáp ứng được nhiệm vụ nhà giáo trong tình hình mới.

Có chính sách khuyến khích thực sự đối với đội ngũ nhà giáo thông qua chế độ đãi ngộ xứng đáng.

Rà soát, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục; xây dựng lực lượng cán bộ quản lý tận tâm, thạo việc, có năng lực điều hành; xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục; có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với đội ngũ cán bộ quản lý.

3.3.5. Tổ chức thực hiện đồng bộ hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với giáo dục THPT

Thanh tra, kiểm tra là một khâu không thể thiếu của tất cả các quy trình quản lý. Quan điểm của Đảng ta là lãnh đạo mà không có kiểm tra thì coi như không có lãnh đạo. Bản chất của thanh tra, kiểm tra là sự tác động vào quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị, là biện pháp tăng cường trách nhiệm lãnh đạo, quản lý để xây dựng tổ chức ngày càng vững mạnh.

Cũng như tất cả các loại quản lý khác, QLNN về giáo dục THPT rất cần có sự thanh tra, kiểm tra thường xuyên. Thanh tra lĩnh vực giáo dục gồm: thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Thanh tra, kiểm tra giúp cho

nhà quản lý giáo dục được xem xét, đánh giá một cách có hệ thống và khách quan đối với một chính sách, chương trình và phát hiện những khó khăn, vướng mắc nảy sinh nhằm tìm biện pháp khắc phục hoặc phòng ngừa. Quá trình thanh tra, kiểm tra sẽ cung cấp các thông tin đáng tin cậy và hữu ích, cho phép rút ra các bài học kinh nghiệm trong việc ban hành quyết định của cơ quan QLNN về giáo dục THPT.

Trong xu hướng thực hiện các chương trình cải cách hiện nay như phân cấp quản lý, tự do hóa trong giáo dục, tăng cường quyền tự chủ và trách nhiệm của nhà trường, công tác thanh tra, kiểm tra lại càng quan trọng hơn bao giờ hết.

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai đã chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục ở địa phương. Hiện nay, về việc phân cấp quản lý đang được triển khai mạnh mẽ đến các Hiệu trưởng (họ được tự quyết định nhiều vấn đề liên quan đến việc đảm bảo môi trường dạy học và các điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh), đòi hỏi ngành giáo dục tỉnh Gia Lai cần đổi mới mạnh mẽ công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động của các cơ sở giáo dục tại địa phương. Để hoạt động thanh tra, kiểm tra thật sự hỗ trợ tốt cho công tác quản lý giáo dục nói chung và giáo dục THPT nói riêng, ngành GDĐT tỉnh Gia Lai cần làm tốt những công việc sau đây:

Công tác xây dựng lực lượng thanh tra: Coi trọng việc tập huấn bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ của thanh tra viên, nhất là các thanh tra viên kiêm nhiệm; rà soát lại đội ngũ thanh tra viên, chỉ giữ lại những thanh tra viên có năng lực, trình độ, phẩm chất đáp ứng được yêu cầu của công việc, loại bỏ những người có biểu hiện sa sút về phẩm chất, không có ý thức học tập trau dồi chuyên môn nghiệp vụ; bổ sung thêm thanh tra viên từ nguồn cán bộ, giáo viên ở các trường, đặc biệt chú ý tới những người có chuyên môn giỏi, được sự tín nhiệm của đồng nghiệp, có tinh thần dám nói, dám làm, dám chịu trách

nhiệm. Trong lực lượng thanh tra cần bố trí một số người có trình độ nghiệp vụ thanh tra công tác quản lý tài chính để tập trung chấn chỉnh khâu yếu hiện nay ở cơ sở.

Tăng cường chỉ đạo, nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với giáo dục THPT:

- Thanh tra công tác quản lý chuyên môn: cần thanh tra, kiểm tra trong việc thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch giảng dạy; quy chế thi cử, tuyển sinh; cấp phát, sử dụng văn bằng chứng chỉ; việc quản lý dạy thêm, học thêm. Cần bảo đảm để các hoạt động thanh tra được tiến hành thường xuyên, có trọng điểm, ngăn chặn và xử lý kịp thời các biểu hiện tiêu cực trong quản lý giáo dục THPT như: tình trạng cấp phát và sử dụng văn bằng giả, ép buộc học sinh học thêm để vụ lợi,…

- Thanh tra công tác quản lý nhân sự: cần thanh tra, kiểm tra vấn đề tiêu chuẩn hóa cán bộ quản lý, giáo viên. Sau khi thanh tra phải có kiến nghị để xây dựng, kiện toàn nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục THPT.

- Thanh tra công tác quản lý tài chính: càn thanh tra, kiểm tra việc thu chi các khoản ngoài ngân sách; việc quản lý tài sản đơn vị. Cần kiểm tra kỹ lưỡng công tác tài chính của các cấp quản lý giáo dục và các trường THPT. Đặc biệt hiện nay Hiệu trưởng các trường THPT được phân cấp quản lý, tự chủ về tài chính, đòi hỏi cần được thanh tra, kiểm tra nhiều hơn việc huy động, sử dụng nguồn lực trong nhà trường.

Đổi mới phương thức thanh tra: Bên cạnh việc duy trì và thực hiện tốt

phương thức thanh tra định kỳ, cần tăng cường việc thanh tra, kiểm tra đột xuất để tránh hiện tượng đối phó, hình thức, giả tạo từ phía đối tượng bị thanh tra, kiểm tra. Cần tiến hành phong phú, linh hoạt các hoạt động thanh tra sao cho phù hợp với các đối tượng và nội dung thanh tra như: thanh tra cả hệ

thống (các trường và các cơ quan quản lý giáo dục tại địa phương), thanh tra các cá nhân (Hiệu trưởng, giáo viên), thanh tra một cơ quan đơn vị, thanh tra các lĩnh vực đối tượng (các bộ phận trong các trường học) hay thanh tra theo các chuyên đề.

Có hình thức xử lý nghiêm khắc đối với các thanh tra viên không hoàn thành nhiệm vụ được giao:

Các cấp quản lý giáo dục cần phát hiện, xử lý các thanh tra viên không trung thực, thiếu khách quan, báo cáo những vấn đề không sát thực tế, có biểu hiện nể nang khi đánh giá đối tượng được thanh tra; các thanh tra kiêm nhiệm không hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch thanh tra hàng năm.

Để nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra trong QLNN về giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh:

- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh cần chú trọng công tác xây dựng lực lượng thanh tra. Đối với việc bổ nhiệm cán bộ, nhân viên thanh tra chuyên trách thuộc phòng thanh tra Sở, cần lựa chọn được những thanh tra viên có năng lực, trình độ, phẩm chất đáp ứng được yêu cầu của công việc; loại bỏ những người có biểu hiện sa sút về phẩm chất, không có ý thức học tập trau dồi chuyên môn nghiệp vụ. Trong lực lượng thanh tra cần bố trí những người có trình độ nghiệp vụ thanh tra công tác quản lý tài chính những khâu thiết yếu ở cơ sở.

- Các trường THPT trong tỉnh cần nâng cao vị thế, trách nhiệm của Ban thanh tra nhân dân trong trường. Cần tổ chức cho các thành viên trong Ban thanh tra nhân dân tham dự đầy đủ các lớp tập huấn nghiệp vụ, đặc biệt là nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra công tác tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)