Thanh tra, kiểm tra, đánh giá đối với giáo dục THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 78 - 80)

2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh

2.3.6. Thanh tra, kiểm tra, đánh giá đối với giáo dục THPT

Trong những năm qua, các cấp quản lý giáo dục của tỉnh đã quan tâm chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục, trong đó có giáo dục bậc THPT. Lực lượng thanh tra được tăng cường, hoạt động thanh tra ngày càng đi vào nề nếp, có chất lượng và đạt hiệu quả tốt hơn.

Thứ nhất, công tác thanh tra - kiểm tra đối với hệ thống trường phổ thông trong những năm qua đã được Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính và Thanh tra Nhà nước tỉnh quan tâm và chú trọng; cơ bản đảm bảo được yêu cầu theo các chức năng quản lý, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: thanh tra toàn diện, thanh tra chuyên đề, thanh tra quản lý, kiểm tra quyết toán hoặc thanh tra tài chính. Ngoài các đợt thanh tra định kỳ, một số đợt kiểm tra đột xuất cũng là dịp bổ sung thông tin quản lý, đánh giá hoạt động của trường THPT.

Bên cạnh đó, các đợt thanh tra toàn diện, thanh tra quản lý Sở Giáo dục và Đào tạo đối với trường như công tác kế hoạch, bố trí - sử dụng đội ngũ, tuyển sinh; thực hiện chương trình, chất lượng, nề nếp giảng dạy - học tập, thực hiện quy chế chuyên môn; bảo quản - sử dụng, tu sửa và xây dựng cơ sở vật chất, quản lý tài chính và tài sản.

Theo năm học, các tổ thanh tra chuyên môn của ngành Giáo dục tiến hành thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo, đánh giá - xếp loại giáo viên theo quy chế và quy trình do Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra.

Nhìn chung, công tác thanh tra - kiểm tra đối với hệ thống trường THPT được thực hiện tương đối tốt, có tác dụng trong việc phục vụ thông tin quản lý, cơ bản kịp thời chấn chỉnh những lệch lạc - tiêu cực nhằm đảm bảo các trường hoạt động nề nếp và đúng hướng.

Trên thực tế so với yêu cầu thì công tác thanh tra, kiểm tra - kiểm soát vẫn tồn tại những hạn chế như: Tình trạng phụ đạo tràn lan, có tính chất đồng loạt, không chọn lọc, phân hóa đối tượng ở nhiều trường chưa được quan tâm làm rõ và chấn chỉnh kịp thời; chưa xử lý kiên quyết và nghiêm minh đối với một số trường phổ thông không chấp hành đúng quy định về tuyển sinh, chuyển trường, tổ chức thi lên lớp; về sĩ số học sinh/lớp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Lĩnh vực kiểm tra - thanh tra tài chính được các cơ quan chức năng QLNN rất quan tâm nhưng vẫn đang bộc lộ không ít thiếu sót - bất cập: Chậm phát hiện những sai sót, tùy tiện của một số trường trong việc thực hiện định mức và nguyên tắc cũng như kỷ cương thu - chi tài chính như tình trạng lạm thu - đặt ra một số khoản thu tùy tiện,...

Vai trò giám sát của các tổ chức - các lực lượng xã hội, của cộng đồng và phụ huynh học sinh chưa được chú trọng, ít tác dụng.

Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành thanh tra: 14 cuộc thanh tra hành chính; 97 cuộc thanh tra chuyên ngành và 17 cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Hiệu trưởng. Xử phạt vi phạm hành chính 61 triệu đồng, đã nộp kho bạc Nhà nước tỉnh Gia Lai (Nguồn: Phòng Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)