2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh
2.3.1. Xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch hóa thực hiện chiến
thực hiện chiến lược phát triển giáo dục THPT
Nghị quyết các kỳ Đại hội của Đảng luôn khẳng định quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh công tác XHHGD để phát huy tinh thần dân chủ, huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào các hoạt động giáo dục. Quan điểm QLNN về giáo dục nói chung và đối với THPT được thể hiện cụ thể trong Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) như sau:
Theo phân cấp quản lý, Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương có chức năng tham mưu giúp UBND cấp tỉnh/thành phố thực hiện chức năng QLNN về GDĐT, có trách nhiệm trực tiếp quản lý tất cả các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp quận/huyện, thị xã có chức năng tham mưu giúp UBND cấp quận/huyện, thị xã thực hiện chức năng QLNN về GDĐT, có trách nhiệm trực tiếp quản lý
các cơ sở giáo dục trung học cơ sở, tiểu học và mầm non trên địa bàn quận, huyện, thị xã.
Quan điểm, đường lối này được cụ thể hóa ở nhiều văn bản dưới luật và trong các công văn hướng dẫn, triển khai tổ chức hoạt động của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia lai trên các lĩnh vực.
Các cấp QLNN ở tỉnh Gia Lai đã xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển hệ thống trường phổ thông nhưng tính khả thi chưa cao.
Trong hầu hết các bản kế hoạch phát triển trường phổ thông, thiếu hệ thống giải pháp về quy hoạch, về chính sách thu hút đầu tư; việc bố trí quỹ đất cho phát triển trường phổ thông chưa được quan tâm và còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, tính khả thi của các kế hoạch phát triển giáo dục THPT chưa cao.