Định hướng phát triển giáo dục THPT tỉnh Gia Lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 91 - 92)

Phát huy những thành quả đạt được trong giai đoạn 2015 - 2018 và trên cơ sở các chủ trương, văn bản của Trung ương về chiến lược phát triển, cũng như công tác giáo dục - đào tạo THPT đến năm 2025, ngành GDĐT tỉnh Gia Lai chủ động xây dựng và thực hiện Quy hoạch Giáo dục THPT tỉnh Gia Lai giai đoạn 2020 - 2025 với mục tiêu như sau:

- Nâng cao nhận thức và thực hiện tốt Chương trình hành động của Tỉnh ủy về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT THPT. Đến năm 2020, Gia Lai là một trong những tỉnh phát triển mạnh về GDĐT THPT.

- Xây dựng hệ thống giáo dục THPT với quy mô, cơ cấu hợp lý, hài hòa giữa các vùng, miền, giữa các cấp, bậc học; ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục ở các huyện đặc biệt khó khăn và miền núi; đảm bảo dân chủ, công bằng trong giáo dục và đào tạo THPT. Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhằm tăng số lượng trường THPT đạt chuẩn quốc gia.

- Nâng cao chất lượng GDĐT ở tất cả các trường THPT. Tiếp tục huy động tối đa học sinh THPT đến trường, đẩy mạnh phổ cập giáo dục bậc THPT. Tạo điều kiện thuận lợi và huy động cao nhất số học sinh khuyết tật,

học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường, giảm tỷ lệ học sinh THPT bỏ học. Thực hiện đào tạo nghề ở bậc THPT gắn với thị trường lao động và định hướng phát triển KT-XH của tỉnh Gia Lai.

- Đẩy mạnh thực hiện XHHGD, tích cực huy động toàn xã hội chăm lo cho giáo dục. Phát triển GDĐT gắn với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, và giáo dục con người toàn diện.

Giáo dục THPT phải hoàn thành các mục tiêu: “Tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục THPT (và tương đương) 97%, miền núi 90%; Tỷ lệ đạt chuẩn của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đạt 100%; Tỷ lệ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục trên chuẩn bậc trung học phổ thông trên 15%; Hệ thống GDĐT bậc THPT tỉnh Gia Lai đến 2020: 50 trường THPT; tỷ lệ trường THPT đạt chuẩn quốc gia đạt 50%; Quy mô giáo dục THPT đạt khoảng 43.000 học sinh, trong đó hệ công lập có khoảng 42.000 học sinh, hệ tư thục có khoảng 1.000 học sinh”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)