Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 80 - 85)

trên địa bàn tỉnh Gia Lai

2.4.1. Kết quả đạt được trong quản lý nhà nước về giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Gia Lai trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Nhìn chung, việc thực hiện chủ trương XHHGD, phát triển hệ thống các trường THPT trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong những năm qua đã đa dạng hóa các loại hình trường lớp, đảm bảo có đủ chỗ học, đáp ứng được nhu cầu học tập cho học sinh của tỉnh và một bộ phận học sinh đến từ các tỉnh thành khác; tạo công ăn việc làm cho một bộ phận không nhỏ lao động; góp phần ổn định về an sinh, kinh tế - xã hội của tỉnh. Các cấp trong hệ thống QLNN về giáo dục THPT ở tỉnh Gia Lai đã khắc phục mọi khó khăn chăm lo phát triển hệ thống trường THPT trên địa bàn phát triển.

Tỉnh đã tổ chức thực hiện tốt các quy định của nhà nước về phát triển trường THPT trên địa bàn tỉnh. Căn cứ vào đặc thù của tỉnh để xây dựng và ban hành hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật làm cơ sở cho quản lý loại hình giáo dục này.

Tỉnh đã xây dựng một hệ thống chính sách tạo điều kiện cho loại hình trường THPT của tỉnh hình thành và phát triển; nhằm phát huy mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh tham gia vào phát triển loại hình giáo dục này.

Các trường THPT đã thực hiện tốt chủ trương XHHGD của Đảng và Nhà nước. Huy động được nhiều nguồn lực của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng lớn và đa dạng của học sinh trong và ngoài tỉnh.

Hệ thống trường đã góp phần làm tốt công tác phổ cập giáo dục tại tỉnh Gia Lai. Việc tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng nhiều trường học mới tạo

thêm chỗ học cho học sinh, góp phần giảm bớt ngân sách của Nhà nước đầu tư xây trường công lập.

2.4.2. Hạn chế trong quản lý nhà nước đối với giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Gia Lai địa bàn tỉnh Gia Lai

Hệ thống giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục THPT nói riêng ở tỉnh Gia Lai còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ, nhất là về định hướng và trong quá trình thực hiện chủ trương chuyển đổi các loại hình trường.

Hệ thống thể chế làm nền tảng cho QLNN đối với giáo dục THPT còn nhiều nội dung cần phải tiếp tục hoàn thiện. Ví dụ: cơ chế huy động nguồn lực; việc tạo cơ sở vật chất để tạo nền tảng cho trường hình thành và phát triển cần được bổ sung làm rõ.

Hệ thống chính sách cho giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh còn cần phải bổ sung, hoàn thiện. Cần có một hệ thống chính sách đồng bộ trong quản lý và phát triển loại hình trường THPT trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh việc thực hiện các chính sách chung của Nhà nước, tỉnh Gia Lai cần có những chính sách riêng, đặc thù.

Hệ thống văn bản pháp luật quy định đối với các loại hình trường THPT cho cả nước nói chung và cho tỉnh Gia Lai chưa đầy đủ và kịp thời, hầu hết đều thực hiện theo các văn bản quy định chung đối với các trường THPT công lập. Một số chính sách về giáo dục của Nhà nước trong đó có giáo dục THPT còn đơn giản. Việc triển khai, thực hiện có nơi còn tùy tiện, nhất là trong việc thực thi một số chính sách về đất đai, miễn giảm thuế có nơi làm chưa thật sự tạo điều kiện cho loại hình giáo dục THPT phát triển. Có nơi gây không ít khó khăn cho công tác quản lý.

Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục THPT còn hạn chế. Quy hoạch điểm trường chưa hợp lý.

Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát trong QLNN về giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh chưa thực hiện thường xuyên.

2.4.3. Nguyên nhân hạn chế

Nguyên nhân của những hạn chế trên, là do một số nguyên nhân sau: - Công tác chỉ đạo điều hành còn tồn tại những yếu kém, bất cập, chưa có những chính sách ở tầm vĩ mô. Cán bộ QLNN về giáo THPT dục còn thiếu so với yêu cầu thực tiễn, chưa đáp ứng được tinh thần đổi mới mạnh mẽ của giáo dục.

- Phân cấp quản lý còn chưa mạnh, chưa đúng theo tinh thần cải cách của Chính phủ, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý ngân sách, tuyển dụng biên chế.

- Một số chính sách chưa phù hợp, đặc biệt là chính sách về chế độ đãi ngộ đối với giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý trong các trường học.

- Tổ chức bộ máy QLNN về giáo dục THPT chậm được đổi mới để phù hợp với tình hình thực tế, phương thức hoạt động còn bị động, máy móc, thiếu tính sáng tạo, chưa chú ý tới những người có năng lực quản lý mà chỉ căn cứ vào thâm niên và trình độ chuyên môn của số cán bộ nằm trong quy hoạch.

- Công tác XHHGD, huy động các nguồn lực cho phát triển giáo dục còn bất cập, chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí nhà nước cấp, nên việc huy động nguồn vốn cho giáo dục còn hạn chế.

- Việc đào tạo, quản lý, sử dụng nguồn nhân lực chưa chặt chẽ; còn tình trạng thừa, thiếu giáo viên vẫn diễn ra ở một số trường.

- Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn và trung hạn chưa cụ thể; kế hoạch được phê duyệt nhưng khâu triển khai, tổ chức thực hiện còn chậm, hiệu quả chưa cao.

- Công tác thanh tra, kiểm tra chưa thực sự đạt chất lượng như mong muốn, hoạt động thanh tra còn mang tính hình thức, sức răn đe chưa đủ mạnh. Đội ngũ thanh tra viên năng lực chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế.

Tiểu kết chương 2

Với chương 2, luận văn đã nghiên cứu và làm sáng tỏ nhiều nội dung liên quan đến thực trạng QLNN về giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Có thể khái quát kết quả đạt được của chương 2 như sau:

Thứ nhất, luận văn đã trình bày những điểm khái quát chung về điều kiện tự nhiên, KT-XH tỉnh Gia Lai cũng như về giáo dục THPT trên địa bàn Gia Lai.

Thứ hai, luận văn cũng đã nghiên cứu và làm sáng tỏ về thực trạng QLNN

đối với giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Thứ ba, qua tổ chức điều tra nghiên cứu thực trạng, tác giả đã đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Gia Lai: (i) Kết quả đạt được trong QLNN về giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Gia Lai; (ii) Hạn chế trong QLNN đối với giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Gia Lai và có những nhận định về nguyên nhân của những hạn chế đó.

Có thể khẳng định, những kết quả nghiên cứu ở chương 2 là những luận cứ quan trọng cho việc tiếp tục nghiên cứu các nội dung của chương 3, đề xuất phương hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Chương 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)