Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với giáo dục THPT ở các địa phương và bà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 39 - 45)

địa phương và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Gia Lai

1.6.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với giáo dục THPT ở thành phố Hà Nội

Hà Nội là thủ đô, trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của cả nước. Trong những năm gần đây, nhà nước đang có chương trình chiến lược ưu tiên phát triển Hà Nội thành một Thủ đô có quy mô lớn, tầm cỡ quốc tế, là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế với khoảng 7.654,8 nghìn người (năm 2017, theo Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội). Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện nay có diện tích 3.345,0 km², gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành. Hà Nội cũng là một trung tâm giáo dục và đào tạo hàng đầu của cả nước. Thành phố Hà Nội luôn phấn đấu phát triển

một nền giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn. Hà Nội tiếp tục là đơn vị dẫn đầu cả nước về số lượng và chất lượng trong kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia. Hà Nội đã bố trí bổ sung triển khai xây dựng thêm 26 trường học đạt chuẩn quốc gia tại 13 huyện khó khăn, từng bước xây dựng hệ thống nhà trường tại Thủ đô theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa, chuẩn hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế. Qua hoạt động thực tiễn, theo các báo cáo tổng kết của Sở giáo dục Hà Nội về giáo dục trung học phổ thông thì hoạt động này có một số bài học như sau:

- Cần đổi mới nhận thức về GDĐT đặc biệt là giáo dục THPT. Xây dựng cơ sở khoa học phát triển giáo dục THPT, từ đó xác định lòng tin về vai trò quan trọng của hệ thống giáo dục công lập nói chung và giáo dục THPT nói riêng trong nhân dân và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nhằm trả lại cho giáo dục giá trị đích thực và chức năng dân chủ hóa xã hội của nó; thực hiện sự bình đẳng thực sự giữa giáo dục công lập và giáo dục ngoài công lập trên địa bàn Thủ đô.

- Định kỳ (1 năm, 3 năm, 5 năm...) tiến hành đánh giá hoạt động QLNN về giáo dục công lập nói chung và giáo dục THPT nói riêng trên địa bàn Thủ đô. Kết hợp với đánh giá QLNN về giáo dục nói chung và giáo dục THPT nói riêng trên phạm vi cả nước để kịp thời bổ sung thể chế, chính sách phù hợp để hệ thống này phát triển bình đẳng và ổn định.

- Thường xuyên rà soát các văn bản pháp quy, hệ thống chính sách đối với các trường THPT nhằm tháo gỡ những khó khăn, bất cập, những cản trở sự phát triển đối với loại hình giáo dục này. Hiện nay, các văn bản pháp quy quản lý Nhà nước đối với các trường THPT có nhiều loại, nhiều cấp, nhiều phạm vi áp dụng. Các văn bản ra sau thường ghi: các văn bản trước đây trái với quy định trong văn bản này bị hủy bỏ, nhưng không chỉ rõ là các văn bản

nào, quy định nào ... đã tạo ra nhiều khe hở pháp luật cản trở sự phát triển của các trường.

- Xây dựng mô hình trường THPT kiểu mới phù hợp với đặc trưng của trường trên địa bàn Hà Nội. Xây dựng mô hình trường THPT được trao quyền tự chủ nhiều hơn phù hợp với đặc điểm sở hữu tư nhân, phù hợp với các điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội, phù hợp với đặc điểm của Hà Nội.

1.6.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với giáo dục THPT ở tỉnh Đăk Lăk

Đắk Lắk với dân cư tập trung sinh sống lâu đời, kinh tế phát triển nhanh trong hơn một thập kỷ qua, mạng lưới kết cấu hạ tầng khá phát triển nên có mạng lưới GDĐT tương đối toàn diện và phát triển.

Bằng nhiều nguồn vốn khác nhau (NSNN, chương trình mục tiêu quốc gia, huy động từ các thành phần kinh tế, sự đóng góp của người dân…), mạng lưới cơ sở GDĐT các cấp của tỉnh đã và đang phát triển ngày càng rộng và phân bố trên khắp các xã, đến tận thôn/bản trên địa bàn của tất cả các huyện/thị trong tỉnh với hệ thống cơ sở trường, lớp và cơ sở vật chất - kỹ thuật từng bước được cải thiện.

Ngành GDĐT tỉnh Đăk Lăk trong giai đoạn 2014 - 2018 đã thực hiện các giải pháp sau nhằm nâng cao chất lượng giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh:

- Tăng quy mô, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục THPT. Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và tăng cường đội ngũ giáo viên.

- Tập trung đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng toàn diện giáo dục THPT, trường THPT chuyên của tỉnh và các trường trọng điểm chất lượng cao. Có cơ chế, chính sách mạnh khuyến khích phát triển các cơ sở giáo dục THPT và phổ thông tư thục chất lượng cao ở những khu vực có điều kiện (thành phố, thị xã, khu công nghiệp tập trung).

- Đẩy mạnh quá trình chuẩn hóa, hiện đại hóa phát triển giáo dục THPT, tạo sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, hướng tới tiếp cận trình độ quốc tế.

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tăng cường dạy ngoại ngữ THPT.

- Tăng cường thực hiện các hoạt động hướng nghiệp trong các trường THPT để hướng học sinh tốt nghiệp phân luồng mạnh hơn vào các trường nghề.

- Đẩy nhanh đổi mới cơ chế quản lý GDĐT. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, phẩm chất đạo đức của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý các trường THPT.

- Tập trung đầu tư nâng cấp hiện đại hóa và nâng cao chất lượng, trình độ dạy, học. Trường THPT chuyên của tỉnh trở thành 1 trong 15 trường THPT chuyên trọng điểm của cả nước. Đồng thời, phấn đấu đầu tư để mỗi huyện/thị có 1 trường THPT chất lượng cao.

- Tích cực xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để hình thành trên địa bàn tỉnh trường quốc tế liên thông từ mầm non đến THPT.

1.6.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Gia Lai

Một là, thường xuyên rà soát, bổ sung hệ thống thể chế, chính sách cho

phù hợp với phát triển KT-XH, làm cơ sở cho QLNN đối với giáo dục THPT của tỉnh Gia Lai.

Hai là, đổi mới nhận thức và cơ chế quản lý về giáo dục, khuyến khích

giáo viên và cán bộ quản lý trường THPT học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Ba là, phân luồng học sinh THPT tốt hơn, để những học sinh không có

Bốn là, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý giáo dục, trong giảng dạy và học tập của nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và tăng cường dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Năm là, cần có cơ chế chính sách riêng, để tạo điều kiện và môi trường

thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào giáo dục trên địa bàn của tỉnh.

Tiểu kết chương 1

Với chương 1, luận văn đã thể hiện những nội dung sau:

Thứ nhất, luận văn đã nghiên cứu và làm sáng tỏ những cơ sở khoa học một

cách có hệ thống, khoa học về QLNN giáo dục THPT, gồm: khái niệm Quản lý, QLNN, giáo dục, đào tạo, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở, giáo dục THPT, trường, QLNN về giáo dục, QLNN về giáo dục phổ thông

làm căn cứ cho việc giải quyết mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.

Thứ hai, luận văn phân tích làm rõ sự cần thiết QLNN về giáo dục phổ thông.

Quản lý giáo dục phổ thông là thực hiện chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội. Nhà nước có nhiều chức năng, trong đó có chức năng phối hợp QLNN theo ngành và theo lãnh thổ. Bởi vậy, để QLNN về giáo dục bảo đảm tính hiệu lực và hiệu quả, các cơ quan QLNN về giáo dục cần phối hợp, kết hợp chặt chẽ với các địa phương trong tổ chức thực hiện nội dung, phương thức QLNN về giáo dục.

Bên cạnh đó, tác giả đã phân tích làm rõ những nhân tố ảnh hưởng, tác động đến QLNN về giáo dục phổ thông. Tác giả chia thành hai nhóm nhân tố đó là những nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan có tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến giáo dục phổ thông ở nước ta hiện nay

Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm QLNN về giáo dục phổ thông ngành giáo dục thành phố Hà Nội và tỉnh Đăk Lăk, tác giả đã khái quát và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho ngành Giáo dục tỉnh Gia Lai trong QLNN đối với giáo dục phổ thông.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)