dục THPT
1.5.1. Yếu tố chính trị
QLNN đối với giáo dục cũng như QLNN đối với giáo dục THPT chịu sự điều chỉnh của hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam, bắt buộc các Nhà trường THPT phải đảm tuân thủ quy định pháp luật đảm bảo các quyền, nghĩa vụ và lợi ích chính đáng của giáo viên và học sinh. Bên cạnh đó môi trường luật pháp - chính trị ổn định giúp cho các trường THPT giảm thiểu rủi ro bởi sự thay đổi của hệ thống luật pháp - chính trị.
1.5.2. Thể chế và chính sách
Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản lý của các trường THPT. Khác với điều kiện nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, trong điều kiện kinh tế thị trường, QLNN đối với các trường THPT là quản lý vĩ mô. Sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của nhà trường là sự can
thiệp gián tiếp. Điều này thể hiện ở chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước như bao gồm:
- Nhà nước xây dựng định hướng phát triển giáo dục THPT thông qua xây dựng hệ thống mục tiêu, bước đi và giải pháp định hướng cho các trường THPT.
- Nhà nước mà đại diện là Chính phủ xây dựng hệ thống các văn bản dưới luật cho các trường biết mình được làm gì và không được làm gì trong lĩnh vực giáo dục THPT. Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý tài chính các trường THPT theo cơ chế tự chủ nhưng phải nằm trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Nhà nước giao cho các trường quyền chủ động trong vấn đề tài chính nhưng bên cạnh đó vẫn có các văn bản dưới luật hướng dẫn, quy định thực hiện. Nhà nước xây dựng hệ thống chính sách và công cụ như chính sách phân bổ NSNN, đầu tư cho giáo dục, tiền lương, thu nhập, chi tiêu. Đây là vấn đề có ý nghĩa nguyên tắc về vai trò nhà nước trong quá trình trao quyền tự chủ cho trường THPT. Điều quan trọng là hệ thống chính sách này phải phù hợp với cơ chế thị trường, có tính cạnh tranh và tăng cường sự chủ động cho các trường THPT.
- Nhà nước mà trực tiếp là Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chỉ đạo, tổ chức cho các trường THPT thực hiện, điều tiết, kiểm tra, giám sát và đánh giá. Cùng với việc phân cấp quản lý tài chính thì việc tăng cường phát huy dân chủ ở các trường THPT là vô cùng quan trọng để người lao động, giáo viên, cán bộ công nhân viên thực sự tham gia quản lý công việc của nhà trường. Không thể chấp nhận tình trạng phân cấp Hiệu trưởng các trường THPT được toàn quyền quyết định mà không có cơ chế giám sát việc thực thi quyền lực của Hiệu trưởng. Do đó, Nhà nước đã xây dựng cơ chế tự chịu trách nhiệm thông qua một "khung" pháp lý cụ thể, theo đó, các trường được quyền tự quyết định mọi vấn đề nhưng nếu vượt quá sẽ vi phạm pháp luật.
1.5.3. Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ công chức
Việc chuyển sang chế độ tự chủ thay đổi về phạm vi, năng lực và trách nhiệm quản lý của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và cán bộ quản lý khác. Quá trình thay đổi này về bản chất là chuyển đổi từ quản lý tác nghiệp và giám sát thực hiện nhiệm vụ được cấp trên giao, sang chủ động phát triển nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo. Quản lý trong điều kiện tự chủ bao gồm phạm vi quản lý, các năng lực cần thiết đối với người quản lý và trách nhiệm của người quản lý. Khi được giao quyền tự chủ tài chính không có nghĩa là trường sẽ làm mọi việc để tăng nguồn thu hoặc tự quyết định mức thu học phí, hoặc tự quyết định chi tiêu mà không cần báo cáo, không có sự giám sát của Nhà nước (trực tiếp là đơn vị có thẩm quyền duyệt dự toán ngân sách). Giao cho các trường nhận khoán thu và mức kinh phí ổn định trong một số năm của những nội dung chi nhằm giúp các trường chủ động khai thác nguồn thu và quyết định các khoản chi. Vì vậy, trình độ tổ chức quản lý của nhà trường phải đảm bảo được các điều kiện sau:
- Nhà trường phải hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học được giao với chất lượng không được thấp hơn trước khi thực hiện khoán.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án tài chính, phương án thực hiện cơ chế khoán chi, đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ.
- Nhà trường phải đảm bảo quyền lợi của cán bộ giáo viên và người lao động trong trường theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo sử dụng kinh phí tiết kiệm và phương án phân chia bổ sung thu nhập cho cán bộ đảm bảo theo số lượng và chất lượng lao động, bình đẳng, công khai, minh bạch và dân chủ. Nội dung quy chế phải bao gồm các quy định về mục đích sử dụng kinh phí tiết kiệm được và tỷ lệ cụ thể đối với từng mục đích, phương án phân phối thu
nhập, quy định về việc thực hiện các khoản chi có tiêu chuẩn định mức. Để thực hiện tốt các hoạt động trên, đòi hỏi nhà trường phải có đội ngũ lãnh đạo có các năng lực thực tiễn như: Năng lực lập kế hoạch, năng lực kết nối và huy động nguồn lực, năng lực quản lý tài chính và một số các kỹ năng như: kỹ năng quản lý rủi ro, kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy chiến lược, kỹ năng lãnh đạo và khuyến khích nhân viên, kỹ năng giám sát đánh giá.
1.5.4. Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất không chỉ là cơ ngơi trường lớp khang trang mà quan trọng là bộ phận cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học. Thư viện và thiết bị là cơ sở vật chất chuyên môn của trường, quan trọng là chất lượng đầu tư sách, thiết bị, hoá chất, máy móc phục vụ cho việc dạy và học. Nếu thư viện và thiết bị nghèo nàn thì đừng nói đến đổi mới phương pháp dạy học mới. Đây là khâu yếu của các trường mới thành lập, thiếu giáo viên có thể mời được nhưng vật chất phục vụ cho việc dạy học không phải ngay một thời gian ngắn đã làm được. Để khắc phục tình trạng dạy chay của các trường này, cần phải có sự liên thông thư viện thiết bị giữa các trường, liên thông với thư viện tỉnh, thư viện các sở ban ngành, thư viện các cá nhân trong và ngoài nhà trường để giới thiệu những tài liệu, thiết bị mà thư viện trường không có. Mỗi giáo viên phụ trách môn học ít nhất là một thư viện nhỏ về môn mình dạy, nhà trường phải tận dụng tối đa nguồn lực này để giúp cho thư viện trường và học sinh khai thác nguồn tài liệu. Đối với sách còn có cách giải quyết còn thiết bị chuyên dụng dành cho thực hành, thí nghiệm thì khó có cách khắc phục.
1.5.5. Truyền thông và công nghệ thông tin
Tác động công nghệ thông tin và truyền thông đến QLNN đối với GDĐT và giáo dục THPT dưới những góc độ sau:
- Giáo dục và đào tạo đồng hành với sự phát triển của công nghệ thông tin;
- QLNN về GDĐT và sự phát triển của công nghệ thông tin.
1.5.6. Quá trình biến động dân số và đô thị hóa
Dân số Việt Nam với hơn 96 triệu người, tốc độ tăng trưởng dân số là 1,05%. Tốc độ tăng dân số tạo nên áp lực lớn đối với ngành giáo dục đào tạo trong đó có giáo dục THPT. Mỗi năm số học sinh đến tuổi học THPT tăng 1,5% (cao hơn mức tăng trưởng của dân số).
Tại các khu đô thị, khu công nghiệp, tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh, Hưng Yên,.. có tình trạng đô thị hóa mạnh mẽ, gây thiếu đất xây dựng trường học, đặc biệt là ở các quận nội thành. Trong khi đó, các huyện miền núi, nông thôn dễ bố trí địa điểm xây dựng trường, nhưng lại thiếu nguồn lực đầu tư.