Là một hệ thống các chính sách đồng bộ của nhà nước bao gồm trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến người nghèo để họ tự vươn lên thoát nghèo một cách bền vững, không trở lại tái nghèo.
Chính sách giảm nghèo bền vững là nhằm hỗ trợ giúp đỡ cho hộ nghèo, nhóm dân cư nghèo, xã nghèo có được những điều kiện cần thiết để phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tạo việc làm để có thu nhập giải quyết đời
sống. Hỗ trợ và tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận được các dịch vụ xã hội cần thiết như: y tế, giáo dục, nước sạch, thông tin… để họ chủ động vận dụng vào sản xuất và đời sống và vươn lên thoát nghèo, tiến tới khá, giàu.
Như vậy thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cần hướng tới những mục tiêu sau:
- Cải thiện về thu nhập cho người nghèo
Để giảm nghèo, trước hết cần phải cải thiện thu nhập cho người nghèo. Việc cải thiện thu nhập cần phải hướng đến ngang bằng và cao hơn mức chuẩn nghèo. giảm nghèo bền vững thông qua thu nhập được đánh giá qua các chỉ tiêu như: chỉ số khoảng cách nghèo giảm, chỉ số khoảng cách nghèo đói bình phương giảm, tỷ lệ hộ cận nghèo và tái nghèo giảm.
+ Tỷ lệ hộ nghèo là tỷ lệ số hộ nghèo trên tổng số dân. Tỷ lệ này giảm qua các năm cũng là một chỉ tiêu thể hiện giảm nghèo bền vững.
+ Chỉ số khoảng cách nghèo giảm
Đây là chỉ số xác định mức độ thiếu hụt chung về thu nhập, chi tiêu của hộ nghèo (người nghèo) so với chuẩn nghèo. Chỉ số này càng cao càng chứng tỏ mức độ thiếu hụt nghiêm trọng về thu nhập của hộ nghèo so với mức chuẩn nghèo. Vì vậy, chỉ số này giảm qua các năm chứng tỏ hộ nghèo, người nghèo đã và đang dần tiến tới mức chuẩn nghèo và có xu hướng vươn lên thoát nghèo. Do đó, đây cũng là một chỉ tiêu thể hiện quá trình giảm nghèo bền vững.
+ Chỉ số khoảng cách nghèo đói bình phương giảm
Chỉ số này phản ánh vấn đề bất bình đẳng giữa những người nghèo. Chỉ số này càng cao thì bất bình đẳng càng lớn. Vì vậy, khi chỉ số này giảm qua các năm chứng tỏ sự bất bình đẳng này dần được thu hẹp, giúp quốc gia,
tỉnh, địa phương tiến nhanh đến mục tiêu giảm nghèo bền vững.
+ Tỷ lệ hộ cận nghèo và tái nghèo giảm
Hộ cận nghèo là những hộ có mức thu nhập xấp xỉ ở mức chuẩn nghèo nhưng cao hơn. Hộ tái nghèo là những hộ đã thoát nghèo nhưng sau đó do những cú sốc về thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, lạm phát... nên lại rơi vào tình trạng nghèo đói. Do đó, khi tỷ lệ hộ cận nghèo và tái nghèo giảm thể hiện quá trình giảm nghèo bền vững của địa phương.
- Nâng cao mức độ thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản (về giáo dục, y tế)
Văn hóa thấp
Bệnh tật NGHÈO Lười lao động
Đông con
Sơ đồ 1.1. Vòng luẩn quẩn của nghèo
Nhìn vào Sơ đồ 1.1 chúng ta có thể thấy: vòng luẩn quẩn nghèo đói được mô tả: nghèo đói -> thất học/văn hóa thấp -> lao động giản đơn hoặc lười lao động -> thu nhập thấp hoặc không có thu nhập -> không có cơ hội tiếp cận các dịch vụ kinh tế, xã hội cơ bản -> nghèo đói.
Vì vậy, đánh giá giảm nghèo bền vững thông qua tiêu chí mức độ hưởng thụ về y tế và giáo dục là một trong những phương pháp kiểm chứng xác thực về mức độ giảm nghèo ở một quốc gia.
Các hộ gia đình nghèo rất dễ bị tổn thương bởi những khó khăn hàng ngày và những biến động bất thường xảy ra đối với cá nhân, gia đình hay cộng đồng. Do nguồn thu nhập của họ rất thấp, bấp bênh, khả năng tích lũy kém nên họ khó có khả năng chống chọi với những biến cố xảy ra trong cuộc sống (mất mùa, mất việc làm, mất sức khỏe, mất nguồn lao động...). Với khả năng kinh tế mong manh của các hộ nghèo, những đột biến này sẽ tạo ra những biến cố lớn trong cuộc sống của họ.
Các rủi ro trong sản xuất - kinh doanh đối với người nghèo cũng rất cao, do họ không có trình độ tay nghề và thiếu kinh nghiệm làm ăn. Khả năng đối phó và khắc phục rủi ro của người nghèo cũng rất kém do nguồn thu nhập hạn hẹp làm cho hộ gia đình mất khả năng khắc phục rủi ro và có thể gặp rủi ro hơn nữa.
- Nâng cao năng lực tự chủ cho người nghèo
Người nghèo và các đối tượng đặc biệt thường có trình độ học vấn thấp nên không có khả năng tự giải quyết các vấn đề vướng mắc có liên quan đến pháp luật. Nhiều văn bản pháp luật có cơ chế thực hiện phức tạp, người nghèo khó nắm bắt, mạng lưới các dịch vụ pháp lý, số lượng các luật gia, luật sư hạn chế, phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung tại các thành phố, thị xã, phí dịch vụ pháp lý còn cao, cải cách các thể chế liên quan đến người nghèo là vấn đề cốt yếu đối với việc đảm bảo quyền pháp lý của họ. Chỉ có thông qua những thay đổi có tính chất hệ thống như vậy thì những người nghèo nhất mới có khả năng tận dụng những cơ hội mới và được thu hút tham gia vào nền kinh tế tri thức.
1.2.2. Nội dung của chính sách giảm nghèo bền vững ở Việt Nam
Để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, từ năm 1993 đến nay, Việt Nam đã 6 lần điều chỉnh chuẩn nghèo và gần đây nhất ngày 19/11/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
số 59/2015/QĐ-TTg [76] về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020. Qua đây có thể khẳng định giảm nghèo bền vững là một trong những trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư. Mục tiêu cụ thể cần đạt được: “Thu nhập của hộ nghèo tăng lên 3,5 lần; tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 2%/năm, riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn; điều kiện sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt, trước hết là vấn đề y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở; người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn các dịch vụ xã hội cơ bản; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt [16]. Trong những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách để thực hiện các mục tiêu trên. Các chính sách giảm nghèo bền vững cụ thể như sau:
1.2.2.1. Chính sách hỗ trợ tín dụng đối với người nghèo
Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ nghèo phát triển sản xuất, đảm bảo đời sống, tháng 8/1995, Chính phủ đã có quyết định thành lập một Ngân hàng riêng cho người nghèo với tên gọi “Ngân hàng phục vụ người nghèo”. Hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo vì mục tiêu xóa đói, giảm nghèo không vì mục đích lợi nhuận.
Để nâng cao hiệu quả của hoạt động hỗ trợ tín dụng và thích ứng với tình hình mới, tháng 10/2002 Chính phủ đã có Quyết định thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội. Việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội là để
thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên phạm vi cả nước. Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội không vì mục đích lợi nhuận, được nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm) không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước. Nhà nước huy động nguồn lực tài chính để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo, ổn định xã hội. Người nghèo và các đối tượng chính sách khác khi vay vốn không phải thế chấp tài sản, được miễn lệ phí khi làm thủ tục hành chính trong việc vay vốn. Mức cho vay đối với một lần vay phù hợp với từng loại đối tượng được vay vốn ưu đãi do Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội Quyết định và công bố trên cơ sở nhu cầu vốn và khả năng nguồn vốn có thể huy động được trong từng thời kỳ.
1.2.2.2. Chính sách, đào tạo nghề giải quyết việc làm
Xuất phát từ đặc điểm người nghèo phần lớn tập trung ở khu vực nông, chủ yếu gắn với sản xuất nông nghiệp. Do nhiều nguyên nhân nên tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn là khá phổ biến. Mặt khác trong sản xuất nông nghiệp, năng suất lao động, năng suất cây trồng, vật nuôi cũng chưa cao do trình độ tay nghề, kỹ thuật canh tác của người nông dân còn yếu kém, lạc hậu… Từ thực tế đó, việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là hết sức cần thiết, là một yêu cầu đặt ra cấp bách. Để giải quyết yêu cầu đặt ra trên đây, Chính phủ đã có Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 phê duyệt Đề án ''Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020'' [71].
Đối tượng của đề án này là: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Trong đó ưu tiên
dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo (hộ cận nghèo) người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác... Đây là những đối tượng cần được đào tạo nghề để họ được nâng cao trình độ mọi mặt trong việc hướng dẫn, giúp đỡ hộ nghèo phát triển kinh tế và thoát nghèo. Sau khi học nghề, lao động nông thôn được vay vốn từ quỹ Quốc gia về việc làm và từ đó họ tự tạo việc làm.
1.2.2.3. Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở
Hỗ trợ đất sản xuất, đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn được thực hiện thông qua Quyết định số 134/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng chính phủ về chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo [67]... Theo tinh thần của Quyết định này, nhà nước trực tiếp hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn để có điều kiện phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, sớm thoát nghèo.
Đối tượng của chính sách: Hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, định cư thường trú tại địa phương, hộ nghèo sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp chưa có hoặc chưa đủ đất sản xuất, đất ở và có khó khăn về nhà ở, nước sinh hoạt.
1.2.2.4. Chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo
Những đối tượng nghèo cần được sự hỗ trợ về y tế đã được qui định cụ thể trong luật bảo hiểm y tế; theo đó “Người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (khoản 14 - Điều 12 - Luật BHYT). Theo Luật này, đối với người thuộc gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 95% chi phí khám, chữa bệnh, và gần đây được nâng lên 100% trong phạm vi được
hưởng. Tiếp tục mở rộng đối tượng hỗ trợ y tế, Chính phủ còn có chính sách hỗ trợ y tế cho hộ cận nghèo lúc đầu bằng 50% sau lên 70%, và nay là 100% phí bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo.
Chính sách hỗ trợ về y tế đã cung cấp thiết bị, cung ứng thuốc cho tuyến y tế cơ sở ở các xã nghèo, khuyến khích và tăng cường cán bộ y tế tuyến cơ sở để nâng cao chất lượng phục vụ ban đầu. Bảo đảm tài chính để hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo thông qua điều chỉnh, phân bổ ngân sách y tế; điều tiết và điều chỉnh các mức thu viện phí giữa người giàu, người có khả năng về kinh tế, người nghèo. Huy động cộng đồng trong việc xây dựng quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo, quỹ bảo trợ người nghèo, bữa ăn nhân đạo, khám chữa bệnh nhân đạo, khuyến khích các đội y tế lưu động phục vụ miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Xác định trách nhiệm của người nghèo trong phòng bệnh, tự chăm lo sức khoẻ và chia sẻ một phần kinh phí trong khám chữa bệnh.
1.2.2.5.Chính sách hỗ trợ giáo dục đối với người nghèo
Chính sách hỗ trợ giáo dục đối với người nghèo được quy định tại Luật giáo dục và các văn bản triển khai, theo đó nhà nước có chính sách trợ cấp và miễn giảm học phí cho người học là đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, người mồ côi; không nơi nương tựa, người tàn tật, khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn.
Thực hiện chính sách xây dựng trường, lớp học cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa; miễn giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường, lớp học, hỗ trợ vở viết, sách giáo khoa, cấp học bổng cho học sinh tiểu học loại quá nghèo; khuyến khích học sinh nghèo học khá, giỏi bằng các giải thưởng, học bổng và các chế độ ưu đãi khác. Tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường dân tộc nội trú để
đào tạo nguồn cán bộ cho các xã đặc biệt khó khăn.
1.2.2.6. Chính sách trợ giúp pháp lý và hỗ trợ hưởng thụ văn hoá, thông tin cho người nghèo
Một đặc điểm của người nghèo là yếu thế, không có tiếng nói, họ gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết những vụ việc tranh chấp dân sự/hình sự vì vậy, hệ thống tổ chức và chính sách trợ giúp pháp lý đối với người nghèo là rất cần thiết.
Thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo hiểu biết quyền, nghĩa vụ của mình; nắm bắt được những kiến thức phổ thông về pháp luật để phát huy được vai trò của mình trong đời sống kinh tế-xã hội; nhận thức được đầy đủ trách nhiệm và quyền lợi của mình trong gia đình và ngoài xã hội; chủ động tiếp cận các chính sách trợ giúp của nhà nước để vươn lên thoát nghèo. Tổ chức thực hiện tốt chương trình đưa văn hóa, thông tin về cơ sở; đa dạng hóa các hoạt động truyền thông, giúp người nghèo tiếp cận các chính sách giảm nghèo, phổ biến các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, gương thoát nghèo.
1.2.2.7. Chính sách hỗ trợ về nhà ở cho người nghèo
Nhà ở là một trong những nhu cầu cơ bản cần thiết của con người, đặc biệt là đối với người nghèo. Để nhằm giải quyết một cách cơ bản vấn đề nhà ở cho người nghèo, Chính phủ đã có Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở [70], Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ