phạm trong thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững
Tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi và giám sát việc thực hiện các chính sách
Thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát và định kỳ báo cáo sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo, có cơ chế khuyến khích để các tổ chức, đoàn thể nhân dân tham gia giám sát việc thực hiện nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm; phát hiện kịp thời các sở hở trong cơ chế quản lý, trong chính sách pháp luật để kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền có biện pháp khắc phục kịp thời. đồng thời, thông qua đó để phát huy nhân tố tích cực góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp công cá nhân, cơ quan và các tổ chức có liên quan.
Cần thiết lập hệ thống các chỉ số, thông tin báo cáo hợp lý ở các cấp và có phương pháp thu thập thông tin một cách khoa học để thu thập đầy đủ thông tin một cách đầy đủ, chính xác và trung thực nhất. Các chỉ số này là cơ sở để đánh giá chất lượng và hiệu quả thực thi chính sách ở các cấp, các ngành và địa phương, đồng thời cũng là cơ sở để đánh giá mức độ, tiến
độ thực hiện các chính sách.
Tăng cường chức năng phản biện của xã hội, sự giám sát của cộng đồng, vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở để hoạt động giám sát quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn thực sự có chất lượng.
Tăng cường sự tham gia của người dân, của các tổ chức đoàn thể và các kênh thông tin đại chúng trong việc giám sát thực hiện chính sách, nhất là việc xác định đối tượng nghèo, cận nghèo nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách. Đây là cơ sở để xác định đúng đối tượng thụ hưởng, tránh việc gây bất bình trong quần chúng nhân dân. Cần thiết lập chế độ báo cáo hàng tháng, quý, 6 tháng, cả năm giữa cấp huyện và xã nhằm thống kế thông tin một cách chính xác để có sự đánh giá toàn diện, làm cơ sở để có phương hướng thực thi hiệu quả chính sách giảm nghèo. Từng bước ứng dụng cộng nghệ thông tin trong công tác quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo góp phần nâng cao hiệu quả quanr lý nhà nước hạn chế các sai sót trong quá trình thống kê. Thực hiện phân công cụ thể các thành viên Ban Chỉ đạo chương trình giảm nghèo theo dõi, giúp đỡ, kiểm tra, đánh giá, chỉ đạo và có biện pháp hỗ trợ một số địa bàn trọng điểm, có tỷ lệ hộ nghèo cao.
Thực hiện tốt công tác đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện các chính sách
Các cơ quan chuyên môn cần tiếp tục rà soát, đánh giá công tác thực hiện chính sách giảm nghèo hiện hành, xác định các chính sách cần tiếp tục thực hiện; các chính sách cần sữa đổi, bổ sung; nghiên cứu và kiến nghị các chính sách theo hướng mở rộng các đối tượng được hỗ trợ như hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo để giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo.
Đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của chính sách giảm nghèo ở cơ sở; nhìn nhận lại những mặt được và chưa được, phân tích là rõ nguyên nhân; đưa ra các biện pháp khắc phục những bất cập và hạn chế, chỉ đạo kịp thời để thực hiện có hiệu quả các chính sách, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn cần nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện chính sách, đưa ra kế hoạch hành động trong những giai đoạn tiếp theo. Đồng thời cải tiến phương thức, lề lối làm việc, nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo thực hiện chính sách giảm nghèo ở dịa phương.
Làm tốt công tác sơ kết, tổng kết, khen thưởng, nhân rộng mô hình điển hình
Hàng năm tổ chức đánh giá sơ kết, tổng kết, khen thưởng những tập thể cá nhân có thành tích trong việc thực hiện chương trình giảm nghèo, đồng thời phải làm tốt công tác tuyên truyền để nhân rộng các mô hình điển hình, các phong trào hiệu quả về giảm nghèo.