Tổ chức, phân công, phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 99 - 101)

thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững

Trong việc tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững, vai trò của Ban chỉ đạo là rất quan trọng, tuy nhiên bên cạnh đó còn có các cơ quan tham mưu, giúp việc và trực tiếp triển khai khác như Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Ngân hàng chính sách xã hội... và chính quyền các xã. Các tổ chức này đưa các chính sách giảm nghèo đến với người dân, hướng dẫn người dân phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm ổn định đời sống và thoát nghèo bền vững. Tuy nhiên, trong thời gian qua việc phân công, phân cấp thẩm quyền về quản lý nhà nước theo từng lĩnh vực phụ trách và địa bàn thực hiện các chương trình, dự án khác nhau có mục tiêu, tiêu chí riêng nhưng thiếu sự phối hợp chặt chẽ đã dẫn đến sự phân tán, thiếu thống nhất trong quản lý, điều phối, giám sát, đánh giá, xây dựng định mức, phân bổ, lồng ghép chính sách và nguồn lực. Vì vậy để khắc phụ tồn tại nêu trên, trong thời gian tới:

- Tiếp tục kiện toàn và đổi mới nội dung, hình thức hoạt động của tổ chức, đơn vị thực hiện chính sách về giảm nghèo như: đổi mới cơ chế điều hành trong tổ chức và thực hiện và điều phối nguồn lực theo hướng phân cấp mạnh hơn cho các địa phương, phát huy vai trò của chính quyền cơ sở và đội ngũ cán bộ trực tiếp trong quá trình tổ chức thực hiện, hướng dẫn, hỗ trợ người nghèo; trao thêm quyền cho người nghèo và cộng đồng để tìm kiếm giải pháp thoát nghèo phù hợp với điều kiện của mình. Nâng cao chất lượng bộ máy trực tiếp thực hiện chính sách giảm nghèo theo hướng chuyên nghiệp, tinh gọn, lồng ghép; quan tâm có chính sách đào tạo cán bộ tại chỗ đối với các địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn và các địa bàn có

đông đồng bào dân tộc thiểu số; đổi mới phương thức khuyến khích và vận động xã hội tham gia nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ và quản lý nhà nước về giảm nghèo.

- Khắc phục những hạn chế của các cơ quan chuyên môn trong phối hợp tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo. Việc xây dựng một cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan, đặc biệt chú trọng đến vấn đề phân cấp trong quản lý là cần thiết; xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, đo lường xác định kết quả, chất lượng trong thực hiện từng chính sách sẽ giúp phân công nhiệm vụ cần rõ ràng, rành mạch, gắn liền với trách nhiệm. Điều này tránh được việc bao che hoặc lẫn tránh trách nhiệm khi có vấn đề xảy ra. Mạnh dạn phân cấp, trao quyền và giao trách nhiệm cho cơ sở; cải cách các thủ tục rườm ra, các khâu trung gian tạo điều kiện để chính sách đến với người nghèo một cách nhanh chóng và hiệu quả. Điều đáng lưu ý ở đây là người dân đóng hai vai trò vừa là người hưởng lợi từ chính sách, nhưng là một trong số các bên tham gia chính sách. Chính vì vậy, cần có cơ chế rõ ràng để tăng cường hơn nữa sự tham gia của người dân trong tất cả các khâu của chính sách.

- Phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Hiệu quả giảm nghèo không thể không nhắc đến sự phối hợp của Mặt trận và các tổ chức thành viên. Vì vậy cần có cơ chế nhằm tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong việc vận động tham gia vận động xã hội và cộng đồng trong công tác giảm nghèo, trong đó cần chú trọng việc phối hợp, cân đối các nguồn lực huy động với các chính sách của Nhà nước để tăng hiệu quả của các chính sách góp phần giảm nghèo bền vững.

- Đặc biệt huy động sự tham gia của già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ và những người có uy tín trong cộng đồng trong tuyên truyền, vận

động và gương mẫu thực hiện giảm nghèo. Tăng cường dân chủ và công khai hoá các hoạt động giảm nghèo để dân biết, tham gia và giám sát thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)