Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 50 - 54)

1.4.2.1. Năng lực tự vươn lên thoát nghèo của bản thân người nghèo

Do người nghèo thường có trình độ học vấn hạn chế, nhiều người không có nghề, ít có cơ hội tìm được việc làm tốt, ổn định, nên thu nhập thấp thường chỉ đạt mức đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu, từ đó không có điều kiện để nâng cao trình độ cũng như có tiền để đi học nghề hay trang bị hoặc nâng cao kiến thức của mình trong tương lai để thoát khỏi cảnh nghèo khó. Trình độ học vấn thấp và không có nghề sẽ ảnh hưởng đến các quyết định có liên quan đến giáo dục, sinh đẻ, nuôi dưỡng con cái... Người nghèo thường tập trung ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi đang chịu ảnh hưởng rất lớn của những tập quán, thói quen canh tác, sản xuất lạc hậu, được truyền từ đời này sang đời khác nên rất khó thay đổi. Tập quán canh tác lạc hậu, cùng với tư tưởng bảo thủ, cổ hủ, không chịu tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm làm ăn mới... đã và đang là nhân tố cản trở người nghèo vươn lên trong phát triển sản xuất, kinh doanh. Vẫn còn một bộ phận người nghèo còn có thói quen chây lười, ỷ lại vào sự trợ giúp của nhà nước hoặc cộng đồng.

Thực tế nước ta những năm qua cho thấy, không ít những hộ nông dân được nhận tiền đền bù, giải phóng mặt bằng trong quá trình đô thị hóa, đã không sử dụng vào chuyển đổi nghề nghiệp mà sử dụng tiêu xài lãng phí và cuối cùng lại rơi vào tình trạng nghèo sau một thời gian. Một số hộ khác do thiếu kiến thức

kinh doanh trong kinh tế thị trường đã bị thua lỗ, thậm chí phá sản. Rất nhiều hộ nghèo được nhận hỗ trợ từ phía nhà nước song đã không cố gắng để thoát nghèo nên hết hỗ trợ lại tiếp tục nghèo. Tình trạng người nghèo không cố gắng tự vươn lên thoát nghèo thường khó đạt được hiệu quả như dự định, hiệu quả giảm nghèo không bền vững, nguy cơ tái nghèo cao. Tình trạng đó đòi hỏi trong các chính sách giảm nghèo, ngoài các cơ chế hỗ trợ thì cần phải có các cơ chế kích thích tinh thần cho người nghèo tự vươn lên giảm nghèo.

1.4.2.2. Sự phù hợp và khả năng thực thi các chính sách về giảm nghèo

Hiệu quả của chính sách được thể hiện thông qua những kết quả mà việc thực thi chính sách mang lại. Thực tế cho thấy để giảm nghèo bền vững, cần tác động tới người nghèo bằng một hệ thống chính sách đồng bộ có tính lồng ghép cao. Nếu như chính sách giáo dục, dạy nghề và phát triển nguồn nhân lực góp phần tạo điều kiện, tiền đề hay nâng cao năng lực, kỹ năng, trang bị kiến thức cho người dân nói chung và người nghèo nói riêng thì chính sách y tế, khám chữa bệnh lại bảo đảm cho họ có được sức khoẻ, khả năng tham gia lao động, sản xuất. Còn các chính sách như an sinh xã hội, bảo trợ xã hội, cứu trợ xã hội lại là những "giá đỡ" quan trọng, góp phần ổn định điều kiện sống tối thiểu cho người dân khi họ phải gánh chịu những tác động bất lợi từ cả khía cạnh kinh tế như mất việc làm, nghỉ việc đến những tác động do biến động xã hội gây ra và những rủi ro từ các yếu tố khách quan khác như dịch bệnh, thiên tai, bão lũ... Để thực hiện đồng bộ, hiệu quả hệ thống chính sách nêu trên rất cần có đội ngũ cán bộ có chuyên môn phù hợp, có tinh thần trách nhiệm cao, cần nhất là có tâm với công việc, xông xáo, lăn lộn. Công việc phải được phân công, phân cấp rõ ràng, minh bạch từ Trung ương tới cơ sở.

Hiệu lực hiện quả của chính sách hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo là tiến tới xóa bỏ bao cấp trong chính sách xóa đói giảm nghèo, tổ chức thực hiện tốt chương trình, dự án, chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách hỗ trợ người nghèo phải sát với thực tế địa phương và đưa đến đúng đối tượng được hưởng thụ, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả nguồn lực cho xóa

đói giảm nghèo.

Thực tế cho thấy, tại các quốc gia có sự quan tâm lớn của Chính phủ tới người nghèo bằng các chính sách hỗ trợ có hiệu quả thì tỷ lệ nghèo sẽ giảm nhanh. Thành tựu giảm nghèo ở nước ta thời gian qua là một trong những minh chứng thuyết phục, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

1.4.2.3.Yếu tố về năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý và tổ chức thực hiện chính sách

Đây là yếu tố tác động không nhỏ đến kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo ở các địa phương. Nếu đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực trong quản lý và tổ chức thực hiện chính sách, có đạo đức trong sáng và sự công tâm thì việc thực hiện chính sách đạt kết quả cao. Nhưng nếu cách thức làm việc quan liêu, không trong sáng sẽ dẫn đến những hậu quả:

- Cứu trợ dân nghèo trong các đợt thiên tai bão lụt ở một số nơi rất chậm trễ, làm diện đói nghèo kéo dài và lan rộng.

- Việc xác định diện hộ nghèo theo quy định có những lệch lạc, dựa vào quan hệ thân quen đưa vào diện nghèo những hộ không nằm trong tiêu chí nghèo, thậm chí bớt xén tiền bạc mà đáng lẽ hộ nghèo được hưởng.

- Tình trạng lãng phí, tham nhũng trong quá trình triển khai các dự án kinh tế - xã hội, do chất lượng thấp trong xây dựng và thực hiện dự án, nên các dự án không có khả năng hoàn vốn, rủi ro cao, thời gian thực hiện kéo dài, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tăng trưởng và đói nghèo.

1.4.2.4. Sự tham gia và phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, các tổ chức, doanh nghiệp và mọi người dân

Cần phải xác định giảm nghèo là trách nhiệm chung của toàn xã hội nên phải huy động toàn xã hội cùng tham gia vào công tác giảm nghèo, trong đó vai trò phối hợp của các tổ chức chính trị-xã hội là rất quan trọng. Bên cạnh đó nguồn lực ngân sách hỗ trợ là có hạn, cần huy động sự chung tay của các doanh nghiệp, của từng người dân. Tăng cường xã hội hóa công tác giảm nghèo, coi đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, kể cả đối tượng nghèo để hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Tiểu kết chương 1

Nghèo đói luôn là một vấn đề lớn, là gánh nặng cho mỗi quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển và kém phát triển. Đối với các địa phương, đói nghèo trở thành một vấn đề cấp thiết hàng đầu cần phải giải quyết để phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, ổn định an ninh trật tự và nâng cao đời sống nhân dân.

Giải quyết tận gốc đói nghèo chưa bao giờ là một công việc dễ dàng bởi đây là vấn đề phức tạp, do đó mục tiêu cần phải giải quyết trong công tác này chính là xóa tỷ lệ nghèo tuyệt đối và giảm dần tỷ lệ nghèo tương đối. Muốn vậy phải thực hiện giảm nghèo bền vững với các bước đi, lộ trình và biện pháp cụ thể, lâu dài, được nghiên cứu kỹ lưỡng và có tính khả thi cao.

Với nhận thức như vậy, chương 1 đã cung cấp những vấn đề lý luận khái quát nhất nhưng quan trọng nhất về nghèo, giảm nghèo bền vững, đặc biệt là đã đưa ra được khái niệm trung tâm của đề tài là chính sách giảm nghèo bền vững để làm cơ sở cho việc xây dựng khung lý luận cần thiết cho việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề ra các giải pháp ở các chương tiếp theo.

Việc học tập kinh nghiệm của các địa phương khác trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững là rất cần thiết, tuy nhiên ngày 02/9/2016 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1722/QĐ-TTg kèm theo chuẩn nghèo mới và một số chính sách cần có thời gian mới phát huy tác dụng như hỗ trợ sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn…và cần có thời gian tổng kết đánh giá, xây dựng mô hình nên sẽ được nghiên cứu trong các công trình tiếp theo.

Chương 2

THỰC TRẠNG NGHÈO VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÀ BẮC,

TỈNH HÒA BÌNH

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và ảnh hưởng của nó đến thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)