Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 83 - 89)

Tuy đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững, song đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào các dân tộc miền núi nói chung, đồng bào các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn nói riêng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao; mạng lưới y tế cơ sở chưa đảm bảo đồng bộ cho việc chăm sóc sức khỏe cho người dân, số trạm y tế xã đạt chuẩn Quốc gia còn ít; hệ thống thủy lợi đảm bảo tưới tiêu phục vụ sản xuất còn thấp.

Kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tuy có phát triển nhưng còn chậm so với tốc độ phát triển chung của tỉnh, khoảng cách giàu, nghèo chênh lệch còn lớn so với các vùng miền khác trong tỉnh; hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn, thuỷ lợi vùng đồng bào dân tộc và miền núi tuy được đầu tư nhưng chưa đồng bộ; cơ sở trường học còn thiếu; chất lượng cuộc sống của một bộ phận người dân còn thấp; tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao. Việc thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đà Bắc còn một số tồn tại, hạn chế cụ thể sau:

- Chính sách đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng xã nghèo

(Chương trình 135): Hiệu quả sử dụng và chất lượng công trình chưa cao. Hoạt động giám sát đầu tư của địa phương còn bộc lộ nhiều yếu kém, năng lực ban giám sát cộng đồng còn hạn chế, hoạt động hình thức, không hiệu quả.... Sự tham gia của người dân ở tất cả các khâu từ lựa chọn công trình, địa điểm đầu tư đến tư vấn thiết kế, giám sát thi công còn hạn chế. Do đó, một số công trình chất lượng chưa bảo đảm, không phù hợp với mong đợi của người dân nên chưa phát huy hết tác dụng. Công tác quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng các công trình chưa được coi trọng, tình trạng sau khi nghiệm thu bàn giao các công trình được đưa vào sử dụng nhưng nhanh xuống cấp, mau hỏng khá phổ biến.

Việc huy động và phân bổ nguồn lực còn nhiều điểm bất hợp lý. Ngân sách huyện còn hạn hẹp, mức đóng góp thực hiện chính sách hầu như không có. Còn đối với huy động các nguồn lực của người dân và cộng đồng địa phương là không thực tế vì chính sách tập trung ở các xã nghèo. Trình độ năng lực quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Ủy ban nhân dân các xã đặc biệt khó khăn còn hạn chế, nên quản lý chưa tốt. Mặt khác, đã phân cấp quản lý đầu tư cho các xã nhưng lại thiếu cơ chế ràng buộc đã làm giảm vai trò của Ủy ban nhân dân và thiếu chủ động trong quá trình thực hiện chính sách.

- Chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo: Hiệu quả sử dụng vốn

tín dụng chưa cao, việc sử dụng vốn không đúng mục đích vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi do khâu giám sát sử dụng vốn hạn chế; nhưng bất cập nhất chính là hộ nghèo vay vốn sử dụng đúng mục đích nhưng hiệu quả thấp. Việc cho vay vốn hộ nghèo phần nhiều còn thiên về số lượng lượt hộ vay vốn nên khoản vay ít, chưa thực sự giúp các hộ nghèo tạo được đà bứt phá.

- Chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo: Khả năng tiếp cận giáo dục của người nghèo còn hạn chế; chi phí cơ hội của việc đến trường là một rào cản lớn đối với học sinh nghèo nhưng lại chưa được đề cập đến trong chính sách giáo dục. Người nghèo được tiếp cận với nền giáo dục chất lượng không cao do sự thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng của đội ngũ giáo viên; cơ sở vật chất, trang thiết bị còn nghèo nàn làm cho một số học sinh không tích lũy được đủ kiến thức, phải ở lại lớp gây tốn kém cho chi phí và thời gian học tập. Đây là những rào cản lớn cho học sinh nghèo tiếp cận với các bậc học cao hơn.

- Chính sách hỗ trợ y tế, dinh dưỡng cho người nghèo: Mức độ sai lệch

đối tượng chính sách vẫn còn, tình trạng hộ khá được hưởng chính sách vẫn còn xảy ra. Người nghèo được tiếp cận với dịch vụ y tế chưa đảm bảo, khi họ

chủ yếu điều trị nội trú và ngoại trú tại các trạm y tế xã, trong khi điều kiện nhân sự, tiêu chuẩn trang thiết bị và ngân sách cũng như năng lực khám, chữa bệnh của trạm y tế xã còn thấp.

- Chính sách hỗ trợ nhà ở cho người nghèo: được thực hiện còn mang

tính bình quân, thiếu đồng bộ. Mặc dù số lượng hộ nghèo được hỗ trợ rất lớn, nhưng chất lượng nhà ở được sửa chữa, làm mới còn nhiều hạn chế. Số tiền hỗ trợ làm nhà ở cho người nghèo được phân bổ định mức thấp, cùng với sự lên xuống thất thường của giá cả vật liệu xây dựng, gây nên nhiều khó khăn cho việc làm mới hay sửa chữa nhà ở của hộ nghèo.... Hơn nữa, vẫn còn một bộ phận hộ không thuộc diện nghèo được hưởng lợi từ chính sách.

- Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số

thực hiện chưa triệt để vì chưa được cấp quyền sử dụng đất. Mặc dù quỹ đất vùng miền núi còn lớn, nhưng người dân vẫn còn thiếu, nhất là đất sản xuất. Đây là một nghịch lý, nhưng có thực, bởi phần lớn diện tích đất rừng đều do các tổ chức, doanh nghiệp quản lý sử dụng. Việc này đã gây ra hiện tượng tranh chấp đất lâm nghiệp xảy trong thời gian vừa qua, nhưng chưa được giải quyết triệt để.

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:

- Do điều kiện tự nhiên và lịch sử để lại: Là một huyện thuộc vùng núi cao, địa hình phức tạp, thiếu mặt bằng để sản xuất kinh doanh, xuất phát điểm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo quá cao. Giao thông đi lại khó khăn, đặc biệt là các xã, xóm khu vực III. Diện tích đất sử dụng để canh tác ít, chủ yếu là đất đồi núi, đất rừng, thời tiết và dịch bệnh diễn biến phức tạp, rét đậm rét hại và lũ quét, lũ ống thường xuyên sảy ra, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp; sản phẩm làm ra thiếu sức cạnh tranh và không có nơi bao tiêu sản phẩm.

- Nguyên nhân về chính sách: Có nhiều chủ trương, chính sách về giảm nghèo nhưng giao cho nhiều ngành, nhiều đơn vị cùng thực hiện nên dẫn đến sự chồng chéo trong quá trình thực hiện; nguồn lực bị phân tán, lãng phí, hiệu quả tác động đến đối tượng thụ hưởng chưa cao, khó khăn cho việc triển khai thực hiện và kiểm tra, đánh giá. Các chính sách chủ yếu mang tính hỗ trợ trực tiếp (y tế, giáo dục, tiền điện), các chính sách hỗ trợ sinh kế chưa nhiều, mức đầu tư thấp (dạy nghề, tín dụng, xuất khẩu lao động), nguồn lực thực hiện một số cơ chế, chính sách chưa được bố trí kịp thời, đầy đủ.

Quy định về cơ chế, chính sách của các văn bản liên quan đến triển khai Chương trình giảm nghèo còn một số bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn, hoặc có sự chồng chéo, chưa thống nhất gây khó khăn trong việc tổ chức thực hiện. Một số văn bản hướng dẫn còn chậm, hoặc thay đổi nhiều do đó gây khó khăn, lúng túng cho địa phương trong việc triển khai thực hiện. Một số địa phương còn gặp nhiều lúng túng trong công tác thiết lập hồ sơ đầu tư cơ sở hạ tầng theo Luật đầu tư công.

- Nguyên nhân về tổ chức bộ máy và phối hợp giữa các cơ quan: Cơ chế phối hợp và phân cấp quản lý giữa các cơ quan thực hiện chính sách của huyện cần được cải tiến nhằm tăng cường sự chỉ đạo, phối hợp trong tổ chức thực hiện các mục tiêu, đặc biệt là ở cấp huyện. Một số cấp uỷ, chính quyền cơ sở chưa vào cuộc mạnh mẽ, công tác chỉ đạo còn chung chung, thiếu cụ thể. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, đánh giá chưa được chú trọng đúng mức; nhiều khó khăn, vướng mắc chậm được phát hiện, xử lý. Công tác thông tin báo cáo chất lượng chưa cao, số liệu thiếu thống nhất. Công tác theo dõi, quản lý số liệu giảm nghèo, công tác sơ, tổng kết hàng năm tại cấp xã, thị trấn còn hình thức, chưa kịp thời đúc rút kinh nghiệm để đổi mới công tác chỉ đạo cũng như tổ chức thực hiện.

chủ yếu dựa vào ngân sách Trung ương mà nguồn ngân sách được cấp thì còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Nguồn thu ngân sách của huyện thấp nên khả năng đối ứng vốn từ ngân sách để thực hiện Chương trình không cao, chủ yếu là thực hiện các chính sách, Chương trình giảm nghèo từ nguồn ngân sách hỗ trợ của trung ương, chưa chủ động vốn để thực hiện các chính sách đặc thù riêng của huyện. Do nguồn kinh phí phân bổ cho các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2016 - 2018 phân bổ vốn chậm làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các chương trình, dự án và ảnh hưởng tác động đến hiệu quả sản xuất.

Số doanh nghiệp trên địa bàn huyện ít, doanh thu nhỏ, chưa thu hút được nhiều lao động vào làm việc để chuyển dịch cơ cấu lao động địa phương và tiêu thụ sản phẩm cho người sản xuất để nâng cao thu nhập. Bên cạnh đó việc thu hút nguồn lực xã hội cho công tác giảm nghèo gặp khó khăn.

- Nguyên nhân thuộc về lực lượng cán bộ thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo: Năng lực chuyên môn của cán bộ cơ sở chuyên trách làm công tác giảm nghèo còn hạn chế, một số cán bộ được cử đi tăng cường có trình độ chuyên môn được đào tạo không phù hợp với nhiệm vụ giảm nghèo nên không nắm vững các khâu thực hiện chính sách, đặc biệt là trong các khâu quản lý, phân bổ tài chính của chương trình.

- Một số bộ phận nhỏ người dân còn trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước, chưa có ý thức vươn lên thoát nghèo. Tình trạng xác định sai đối tượng hoặc bỏ sót đối tượng còn phổ biến do việc làm này được thực hiện thông qua quá trình bình xét ở thôn, bản thường thiệt thòi cho những hộ yếu thế nhất trong cộng đồng đó là hộ nghèo và bị cản trở bởi ảnh hưởng của tâm lý dòng họ, dân tộc và nhóm hộ khá giả hơn.

Tiểu kết chương 2

Nội dung chương 2 luận văn sau khi nêu khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và ảnh hưởng của nó đến việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đà Bắc, đã tập trung phân tích tình trạng nghèo trên địa bàn huyện, việc tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững qua các chính sách thành phần. Việc thực hiện chính sách này đã đem lại kết quả khả quan trong việc xóa đói giảm nghèo của huyện. Đây là việc làm cần thiết vì nó cung cấp những luận cứ cho việc đánh giá một cách tổng quan về tình trạng nghèo của huyện và cũng là cơ sở quan trọng cho việc tìm hiểu thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đà Bắc từ năm 2016 đến nay.

Cũng trong chương này, luận văn đã đánh giá thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện, những thành tích đạt được, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của nó. Đây là những căn cứ để đưa ra những định hướng, giải pháp ở chương tiêp theo nhằm thực hiện tốt hơn chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện trong những năm tiếp theo, thực hiện được các mục tiêu mà Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình và huyện Đà Bắc đặt ra.

Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN TỐT CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN ĐÀ BẮC, TỈNH HÒA BÌNH

3.1.Quan điểm, định hướng và mục tiêu giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)