Đảng ta đã có cách nhìn ngày càng toàn diện và đưa ra những chủ trương, biện pháp thiết thực để giảm nghèo bền vững, hạn chế phân hoá giàu nghèo trên cơ sở tiến hành đồng bộ các giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng gắn liền với phát triển văn hoá - xã hội; chú trọng đẩy mạnh việc thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường trợ giúp với đối tượng yếu thế; tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình kinh tế - xã hội, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Thực tiễn những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đã có những chính sách, giải pháp tương đối đồng bộ, hiệu quả tập trung giải quyết vấn đề giảm nghèo bền vững và hạn chế phân hoá giàu nghèo mang tầm quốc gia được quốc tế ủng hộ và đánh giá cao. Thông qua các chương trình giảm nghèo, hàng triệu hộ gia đình, hàng chục triệu người thoát khỏi đói nghèo, vươn lên làm giàu; góp phần hạn chế phân hoá giàu nghèo, thực hiện công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội. Vì vậy, để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giảm nghèo, góp phần hạn chế phân hoá giàu nghèo, trong thời gian quan điểm của Đảng là tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau:
trong việc khuyến khích làm giàu, đẩy mạnh giảm nghèo bền vững, hạn chế phân hoá giàu nghèo. Tập trung triển khai đồng bộ các chương trình giảm nghèo bền vững nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; bảo đảm tính bền vững kể cả trước mắt và lâu dài trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hai là, phát huy tối đa nội lực, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong giảm nghèo bền vững và hạn chế phân hoá giàu nghèo. Việc Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình đang đặt ra những thách thức mới, nguồn hỗ trợ của thế giới cho nước nghèo sẽ không còn, “bẫy trung bình” sẽ ảnh hưởng đến tốc độ phát triển và khả năng giảm nghèo bền vững của đất nước. Do đó, nguồn lực để chi cho việc giảm nghèo sẽ chủ yếu phụ thuộc vào nội lực, từ sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của đất nước. Việc phát huy nội lực, tranh thủ, phát huy tối đa các nguồn lực của từng cá nhân và của cộng đồng là vô cùng quan trọng cần được quan tâm nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giảm nghèo, hạn chế phân hoá giàu nghèo trong điều kiện mới.
Ba là, có chủ trương, biện pháp tích cực, đúng đắn, công khai, minh bạch để giải quyết vấn đề nghèo, hạn chế phân hoá giàu nghèo với những nội dung, hình thức mới. Điểm khác biệt là nghèo ở nông thôn thường nhận được sự chia sẻ của người thân, gia đình, dòng họ, cộng đồng làng xóm. Còn ở đô thị, do đặc điểm đời sống đô thị nên việc nhận dạng, đánh giá về nghèo rất phức tạp; hơn nữa khoảng cách giàu nghèo ở đô thị lại rất lớn, do đó việc thực hiện các biện pháp trợ giúp có nhiều khó khăn, bài toán giàu - nghèo ở đô thị sẽ khó giải hơn. Đòi hỏi phải tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương, vượt qua khó khăn hoặc các
rủi ro trong đời sống.
Để giảm nghèo bền vững, hạn chế phân hoá giàu nghèo, ngoài sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, Nhà nước còn phải có sự tham gia của cả cộng đồng, trong đó có sự chia xẻ, đóng góp của người giàu và sự vươn lên của chính người nghèo, hộ gia đình nghèo. Trong điều kiện hiện nay, làm tốt công tác giảm nghèo, hạn chế phân hoá giàu nghèo là góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
3.1.2.Định hướng và mục tiêu giảm nghèo bền vững
3.1.2.1. Định hướng và mục tiêu giảm nghèo của Chính phủ
Thực hiện mục tiêu giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư; đồng thời thể hiện quyết tâm trong việc thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc mà Việt Nam đã cam kết. Để tạo sự chuyển biến mới trong công tác giảm nghèo, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 18/5/2011 về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 [16] với các mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể như sau:
Thực hiện giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, tăng thu nhập của người nghèo giai đoạn 2016 - 2020. Thực hiện trên phạm vi cả nước, trong đó ưu tiên tập trung các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo [14] (nay là 64 huyện nghèo); các huyện nghèo có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ
chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã biên giới, xã an toàn khu, thôn, bản đặc biệt khó khăn (Chương trình 135). Mục tiêu tổng quát trên được cụ thể như sau:
- Thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo tăng lên 3,5 lần; tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 2%/năm, riêng các huyện, xã nghèo giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn;
- Điều kiện sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt, trước hết là về y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở; người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn các dịch vụ xã hội cơ bản;
- Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo; xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt.
Trong thời gian tới, thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 [63] của Quốc hội đẩy mạnh mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020. Khẩn trương đẩy mạnh việc sửa đổi cơ chế, chính sách giảm nghèo theo hướng tập trung, hạn chế phân tán, dàn trải, tiếp tục ưu tiên đầu tư cho khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khuyến khích tính chủ động vươn lên của người nghèo, bổ sung thêm chính sách hỗ trợ hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, sửa đổi cơ chế để tăng cường sự tham gia của cộng đồng và người nghèo.
Các nhiệm vụ trọng tâm được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đặt ra là chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều dựa vào thu nhập sang phương pháp tiếp cận đo lường đa chiều; tổ chức rà soát, sắp xếp lại hệ thống các chính sách giảm nghèo theo Quyết định số 2324/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ, qua đó thu gọn
đầu mối, thực hiện các chính sách giảm nghèo theo chức năng, nhiệm vụ của các Bộ, Cơ quan Trung ương nhằm tập trung nguồn lực, hạn chế sự chồng chéo giữa các chính sách; xây dựng khung Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020.
Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/08/2014 của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, dự kiến giai đoạn 2016 - 2020 chỉ bố trí 02 Chương trình mục tiêu quốc gia là Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện Chỉ thị, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề xuất khung Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 trên cơ sở bám sát nội dung Luật Đầu tư công và Nghị quyết số 80/NQ-CP của Chính phủ về Định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020. Giai đoạn 2016 - 2020, đẩy mạnh tốc độ giảm nghèo, hạn chế tái nghèo; góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là các xã nghèo, huyện nghèo.
Mục tiêu cụ thể là giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân từ 1 - 1,5%/năm theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020, trong đó, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn các huyện, xã nghèo giảm bình quân từ 3 - 4%/năm; tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo, cận nghèo; cơ sở hạ tầng các huyện nghèo, xã nghèo được củng cố, tăng cường; thu nhập của nhóm hộ nghèo tăng 2 lần so với năm 2015.
Xác định giải quyết vấn đề nghèo là nhiệm vụ khó khăn, lâu dài, bền bỉ của toàn Đảng, toàn dân ta, để bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Trong 10 năm tới, giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên trong
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước, cũng như trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện của Chính phủ, chính quyền các cấp nhằm phát huy nội lực của toàn xã hội cũng như sự nỗ lực, vươn lên của người nghèo. Nhà nước tiếp tục tập trung ưu tiên cho những địa bàn khó khăn nhất (vùng miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung, Tây Nam Bộ) nhằm bảo đảm giảm nghèo nhanh và bền vững ở những vùng này so với cả nước. Để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc giảm nghèo và thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, định hướng giảm nghèo thời kỳ 2011 - 2020 như sau:
Thứ nhất, các chính sách giảm nghèo thường xuyên sẽ được hệ thống lại, trên cơ sở rà soát, đánh giá lại toàn bộ các chính sách hiện hành do các bộ, ngành được giao trách nhiệm chủ trì tổ chức thực hiện, hướng vào đối tượng người nghèo, hộ nghèo. Trên cơ sở đó, Chính phủ sẽ ban hành nghị quyết về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011 - 2020, trong đó, bao gồm các chính sách hỗ trợ trực tiếp đối với hộ nghèo, người nghèo; chính sách đặc thù cho địa bàn khó khăn nhất.
Thứ hai, tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo
bền vững giai đoạn 2016 - 2020. Chính phủ sẽ tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư từ ngân sách trung ương để đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn, trong đó tập trung vào các nội dung: tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng ở các địa bàn đặc biệt khó khăn; hỗ trợ sản xuất, tăng thu nhập cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững; nâng cao năng lực giảm nghèo và truyền thông; tăng cường hoạt động giám sát, đánh giá các chính sách giảm nghèo tác động đến đối tượng thụ hưởng. Trên cơ sở đó, các địa phương căn cứ cơ chế, chính sách giảm nghèo để huy động nguồn lực và bố trí ngân sách tại chỗ để đầu tư.
Thứ ba, thực hiện cơ chế phân cấp, trao quyền, hỗ trợ trọn gói có mục tiêu cho địa phương, đi đôi với nâng cao năng lực và tăng cường sự tham gia của người dân.
Thứ tư, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 2%/năm theo chuẩn mới, riêng 62 huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn giảm bình quân 4%/năm; Tạo việc làm ổn định và đa dạng hoạt động thu nhập cho lao động nghèo; Tăng thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo lên 3,5 lần và thu nhập bình quân đầu người của các huyện nghèo nhất tăng ít nhất 3 lần so với năm 2010; Bảo đảm các điều kiện thiết yếu về nhà ở, nước sinh hoạt, tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, đời sống văn hóa, tinh thần, tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí cho các hộ nghèo, đặc biệt hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện nghèo, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; Kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh ở các huyện nghèo, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới.
3.1.2.2. Định hướng và mục tiêu giảm nghèo của Tỉnh Hòa Bình
* Một số chỉ tiêu định hướng được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015 - 2020 là:
Đến năm 2020: Tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quần đầu người đạt 60 - 65 triệu đồng;
Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn: Công nghiệp - xây dựng 57,8%, dịch vụ 26,4%, nông nghiệp 15,8%;
Tỷ lệ đạt chuẩn nông thôn mới đạt 40% trở lên;
Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội dưới 60%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 55% đến 60%, trong đó
có bằng cấp, chứng chỉ đạt 20% đến 22%;
Có 8,5 bác sỹ và 25 giường bệnh trên 1 vạn dân; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 85% dân số;
Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 3,0%/năm.
Đến năm 2020, có 95% dân số được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh; 95% chất thải nguy hại, 90%-100% chất thải y tế được xử lý; tỷ lệ che phủ rừng trên 50%.
* Để thực hiện thành công các chỉ tiêu trên cần:
Tiếp tục tạo điều kiện để hộ nghèo, hộ cận nghèo tự vươn lên phát triển kinh tế, tăng thu nhập, thụ hưởng đầy đủ, kịp thời các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, ưu tiên người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo thuộc huyện nghèo, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác giảm nghèo ở các vùng nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư.
3.1.2.3. Định hướng và mục tiêu giảm nghèo của huyện Đà Bắc
* Báo cáo Chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đánh giá:
Công tác xóa đói, giảm nghèo đạt được những kết quả nhất định, tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cho vay tín dụng để phát triển sản xuất, giúp cho nhân dân vươn lên thoát nghèo; tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm giảm 5% (năm 2010 là 54,52%, ước tính năm 2015 giảm xuống còn 29%). Kết quả đó không chỉ góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống mà còn tạo điều kiện ổn định và làm lành mạnh xã hội. Quan tâm và có giải pháp tốt về giải quyết
việc làm cho người lao động. Từ năm 2011 - 2014 giải quyết việc làm cho khoảng 4.000 người.
* Một số chỉ tiêu định hướng được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2015 - 2020 là:
Tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất trên địa bàn (GO) bình quân 5 năm: 6 - 6,5 (%).
Thu nhập bình quân đầu người 28 triệu đồng/người/năm.
Cơ cấu các ngành trong tổng giá trị sản xuất: nông, lâm, ngư nghiệp là: 39%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: 21%; dịch vụ - thương mại: 40%.
Xã đạt chuẩn nông thôn mới: 31,5%.
Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hằng năm từ 3,0 - 3,5(%). Tạo việc làm mới trung bình hằng năm: 900 lao động.