nghèo trong công tác giảm nghèo
Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục để làm cho bản thân người nghèo, hộ nghèo nhận thức và hiểu rõ nguyên nhân của đói nghèo xuất phát từ các điều kiện kinh tế-xã hội, chứ không phải do số phận. Vì vậy, con người hoàn toàn có thể vượt qua được đói nghèo khi hiểu rõ nguyên nhân và có biện pháp khắc phục nó. Từ nhận thức đúng sẽ giúp cho người nghèo có niềm tin vào cuộc sống, vào tương lai, có ý chí, nghị lực vươn lên chiến thắng đói nghèo. Đây là điều có ý nghĩa quan trọng, vì nó chính là tiền đề và cơ sở để phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực của bản thân người nghèo trong phát triển sản xuất, kinh doanh để vượt qua đói nghèo.
kiểu cho không đối với nhóm hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội trước đây và chuyển dần sang cơ chế hỗ trợ có điều kiện, gắn với điều kiện được thụ hưởng như cho mượn, cho vay với số tiền nhiều hơn, trả góp với lãi suất ưu đãi và thời gian cho vay dài hơn, tránh tình trạng trông chờ, ỷ lại Nhà nước; đồng thời hàng năm tổ chức cho hộ nghèo đăng ký thoát nghèo và có chính sách động viên những hộ mới thoát nghèo nhằm thoát nghèo bền vững.
Cần tuyên truyền giáo dục sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân nói chung và đặc biệt các hộ nghèo nói riêng nhằm giúp họ nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước đối với việc thực hiện công tác giảm nghèo trong giai đoạn tới. Tuyên truyền, động viên, vận động các hộ nghèo tự lực, tự cường nâng cao ý thức cố gắng nỗ lực không trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ giúp đỡ của nhà nước bằng cách vượt qua khó khăn, cần cù chăm chỉ làm ăn vươn lên thoát nghèo. Các hoạt động tuyên truyên cần đa dạng trong cách thức như: sử dụng các phương tiện truyền thông như truyền hình, báo, đài phát thanh ở các cấp làm thay đổi dần về nhận thức cách nghĩ, cách làm nhằm từng bước nâng cao nhận thức cho nhân dân trong toàn xã về công tác xóa đói giảm nghèo. Tổ chức các cuộc hội thảo, sân khấu hóa với chủ đề xóa đói giảm nghèo, đồng thời phổ biến các chương trình, mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo đến người dân. Các chương trình tuyên truyền này nên giao cho các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội như: Khuyến nông, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ ..., tổ chức các hoạt động tuyên truyền cổ động cho phong trào đổi mới tư duy, đổi mới phương thức làm ăn và hướng dẫn cách thoát nghèo, làm giàu chính đáng, chung sức chung lòng xây dựng nông thôn mới.
Phát huy được sự tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo của người nghèo là nhân tố tích cực trong quá trình thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững. Bởi vậy điều quan trọng là phải đề cao ý kiến và trao quyền cho người nghèo.
Khi được tham gia vào quá trình xây dựng chính sách hỗ trợ giảm nghèo, người dân sẽ nói về những gì mình cần hỗ trợ, những gi phù hợp với điều kiện tự nhiên và phong tục tập quán, con người ở địa phương mình và chính họ đôi khi đưa ra những sáng kiến để làm sao khi hỗ trợ cho hiệu quả và công bằng, nhằm để đảm bảo chính sách được ban hành mang tính khả thi cao, sớm đi vào cuộc sống. Đây là cơ sở quan trọng cho việc xác định mục tiêu, đối tượng và phạm vi chính sách, qua đó có kế hoạch huy động nguồn lực hợp lý để triển khai chính sách.
Thúc đẩy sự tham gia và trao quyền là chủ trương lớn của Chính phủ, để những người nghèo và cộng đồng nghèo thực sự làm chủ quá trình vươn lên của mình và để nâng cao hiệu quả của các chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ giảm nghèo. Mặc dù việc tăng cường tiếng nói và quyền tự quyết cho người nghèo đã có nhiều tiến bộ trong thời gian qua, giữa các văn bản và thực tế vẫn còn có khoảng cách.
Để nâng cao chất lượng của sự tham gia, cần có sự tiếp cận theo cả hai hướng: tạo cơ hội tham gia thông qua việc cải tiến quy trình, phương pháp làm việc, nâng cao trách nhiệm giải trình với bên dưới của các cơ quan, ban, ngành các cấp và các chương trình, dự án; và nâng cao năng lực tham gia thông qua việc phát triển các thiết chế cộng đồng.
Cải tiến quy trình, phương pháp làm việc có thể theo hướng: Các cơ quan đề xuất kế hoạch thực hiện các chương trình, dự án. Đề xuất này sẽ được phổ biến và đưa ra thảo luận công khai tại các cơ sở địa phương. Mọi người dân đều có quyền phát biểu ý kiến, kiến nghị. Sau đó, các ý kiến sẽ được phản hồi lại cấp trên. Các cơ quan cấp trên sẽ xem xét, tổng hợp ý kiến, đưa ra kết luận. Người nghèo giám sát quá trình thực hiện đó, phát hiện và kiến nghị kịp thời các trường hợp sai phạm.
Nâng cao năng lực tham gia cho người nghèo và cộng đồng nghèo là một quá trình không dễ dàng. Cần nhiều nỗ lực mạnh mẽ hơn nữa để
phát huy vai trò tích cực của cán bộ các cơ sở, tổ chức đoàn thể, các tổ tự quản, các tổ nhóm cộng đồng ở khu dân cư, từ đó đề ra các biện pháp hỗ trợ và thúc đẩy có hiệu quả sự tham gia và trao quyền cho người nghèo, phát huy những giá trị tích cực trong văn hóa, phong tục tập quán của từng địa phương.
Như vậy phải có những biện pháp cụ thể, thiết thực để phát huy vai trò của chính người nghèo, sự tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo của họ trong xây dựng và thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững.