Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An trong thực hiện chắnh sách người cócông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách người có công trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 38 - 43)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An trong thực hiện chắnh sách người cócông

1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An

chắnh sách đối với thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng. Nghệ An là tỉnh có số lượng người có công lớn. Đến nay, toàn tỉnh đã xác nhận và giải quyết chế độ cho trên 45 ngàn liệt sĩ, 2.669 bà mẹ Việt Nam anh hùng, trên 6 ngàn cán bộ lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa; gần 40 ngàn thương binh, 13 ngàn bệnh binh, 20 ngàn người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị phơi nhiễm chất độc hóa học; trên 900 người là người hoạt động cách mạng bị địch bắt tù đày; Ầ Trong đó, đang quản lý và chi trả trợ cấp thường xuyên cho 77.211 người với số tiền chi trả là 122.652.000.000 đồng/tháng.

Thực hiện Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chắnh phủ, về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến, đến nay tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định giải quyết chế độ trợ cấp cho 11.018 trường hợp, trong đó đã chi trả cho 10.500 người, với tổng kinh phắ thực hiện: 25.904.836.900 đồng. Việc hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà cho người có công khó khăn về nhà ở cũng được tỉnh Nghệ An triển khai kịp thời theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chắnh phủ. Quỹ ỘĐền ơn đáp nghĩaỢ toàn tỉnh hàng năm thu được trên 18 tỷ đồng. Nhiều tổ chức hội phát động phong trào như Hội phụ nữ và thanh, thiếu niên với phong trào "Áo lụa tặng mẹ, tặng bà" đã có hàng vạn sản phẩm quần áo, chăn màn tặng các gia đình thương binh, liệt sĩ có hoàn cảnh khó khăn. Phong trào nhận phụng dưỡng các Bà mẹ Việt Nam anh hùng được các cơ quan, đơn vị trong tỉnh hưởng ứng tắch cực. Đến nay, tất cả các Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống của tỉnh đều được các tổ chức, cá nhân nhận phụng dưỡng, chăm sóc suốt đời. Đi đôi với việc trợ giúp trực tiếp gia đình liệt sĩ, thương, bệnh binh và người có công, tỉnh Nghệ An đã có sự quan tâm để giải quyết những vấn đề cơ bản, lâu dài cho sự ổn định và cải thiện đời sống các gia đình chắnh sách thông qua việc

hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và hiện nay đang thực hiện cải thiện nhà ở và xoá nghèo cho các hộ gia đình người có công, với mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2020 thực hiện xong việc xoá nhà ở tạm bợ, dột nát.

Tỉnh Nghệ An đã trợ giá và giúp cây giống, con giống trị giá hàng chục tỷ đồng cho người có công. Phong trào xây dựng Ộxã, phường giỏi về công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có côngỢ đã phát triển rộng khắp trong toàn tỉnh. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ an 480/480 xã, phường và thị trấn đều được công nhận làm tốt công tác thương binh liệt sĩ. Công tác chăm sóc người có công được các địa phương tổ chức sáng tạo dưới nhiều hình thức khác nhau, nhiều nơi có cách làm hay như: Thành lập tổ tình thương; nhận đỡ đầu con thương binh nặng, con liệt sĩ mồ côi. Trên thực tế tỉnh đã có những chắnh sách mang tắnh thiết thực để hỗ trợ cho các gia đình chắnh sách: toàn tỉnh đã cấp hơn 3.000ha đất cho trên 5.000 người có công và con em họ để tổ chức sản xuất, kinh doanh. Thực hiện miễn học phắ đào tạo nghề cho người có công và thân nhân người có công.

1.4.2. Bài học cho tỉnh Đắk Lắk

Qua thực tế của tỉnh Nghệ An cho thấy ngoài nguồn ngân sách để chăm lo, hỗ trợ cho đối tượng người có công thì vấn đề xã hội hóa và phong trào chăm sóc người có công với cách mạng được tỉnh Nghệ An đẩy mạnh, kế thừa và phát huy. Các chương trình mang tắnh thiết thực và phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Bên cạnh thực hiện các chắnh sách, chế độ ưu đãi theo quy định của Nhà nước thì địa phương có sự linh động nhất định trong hỗ trợ người có công và thân nhân của họ dưới nhiều hình thức khác nhau và tỉnh Đắk Lắk có thể học hỏi để tiếp tục duy trì, đưa chắnh sách đi vào chiều sâu, có hiệu quả thiết thực, góp phần ổn định chắnh trị - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người có công và thân

nhân tại chắnh địa phương của mình:

Thứ nhất, tạo điều kiện để người có công và thân nhân của họ có thể

tự sản xuất, trang trải đời sống bằng những việc làm thiết thực như: hỗ trợ những cây trồng, con giống và kết hợp với trợ giá để họ có thể yên tâm sản xuất, nâng cao thu nhập lại phù hợp với tập quán sản xuất ở địa phương. Đối với tỉnh Đắk Lắk là một địa phương chủ yếu về nông nghiệp nên đây là mô hình vừa giúp cải thiện kinh tế cho gia đình người có công, mặt khác góp phần không nhỏ cho việc phát triển kinh tế địa phương và tạo việc làm cho các đối tượng khác trên địa bàn.

Thứ hai, xây dựng mô hình Ộxã, phường giỏi về công tác chăm sóc thương binh - gia đình liệt sĩ, người có côngỢ đã phát triển rộng khắp trong toàn tỉnh. Công tác chăm sóc người có công được các địa phương tổ chức sáng tạo dưới nhiều hình thức khác nhau, nhiều nơi có cách làm hay như: thành lập tổ tình thương; nhận đỡ đầu con thương binh nặng, con liệt sỹ mồ côi. Với những mô hình như vậy sẽ góp phần giúp đỡ rất lớn cho người có công trong cuộc sống và tạo hiệu ứng tốt trong hoạt động tuyên truyền. Tỉnh Đắk Lắk là địa phương phát triển của Tây Nguyên, với nhiều doanh nghiệp đóng trên địa bàn cùng với đó là trường đại học lớn của vùng là Đại học Tây Nguyên, do đó công tác xã hội hóa, thu hút các nguồn lực trên địa bàn bằng các hình thức thiết thực là nội dung cần quan tâm và cần học tập các mô hình của tỉnh Nghệ An để áp dụng tại địa phương.

Thứ ba, công tác đào tạo nghề cho đối tượng chắnh sách là một hoạt động cần học hỏi ở tỉnh Nghệ An, một biện pháp có tắnh chiến lược, lâu dài; thông qua đó giúp người có công có thể có một nghề cho bản thân và tạo được công việc ổn định, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Đây là nội dung vô cùng quan trọng trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay vẫn còn nhiều mục tiêu cần thực hiện thì bên cạnh phải có sự tham gia của toàn xã hội, của các cấp, các ngành thì bản thân đối tượng cũng không ngừng phấn đấu

tự vươn lên trong lao động, sản xuất và trong cuộc sống. Việc chú trọng thực hiện các chắnh sách đào tạo nghề, sắp xếp việc làm cho con em gia đình chắnh sách để ổn định cuộc sống là một trong những nội dung vô cùng quan trọng.

Tiểu kết chương 1

Với mục tiêu cung cấp cơ sở lý luận chung của đề tài, Chương 1 tập trung làm rõ các khái niệm người có công, chắnh sách người có công, thực hiện chắnh sách người có công, ý nghĩa của thực hiện chắnh sách người có công, các tiêu chắ đánh giá kết quả thực hiện chắnh sách người có công, các nhân tố cơ bản ảnh hưởng, tác động đến việc thực hiện chắnh sách người có công, quy trình thực hiện chắnh sách. Bên cạnh đó, giới thiệu khái quát về đối tượng người có công, nội dung của chắnh sách người có công theo Pháp lệnh ưu đãi người có công; kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An trong thực hiện chắnh sách người có công và bài học cho tỉnh Đắk Lắk. Những cơ sở lý luận nhằm tạo nền tảng đi sâu phân tắch thực trạng ở Chương 2, đưa ra giải pháp phù hợp ở Chương 3 của luận văn.

Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NGƯỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách người có công trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)