7. Kết cấu của luận văn
2.3.3. Phối hợp thực hiện chắnh sách người cócông
Để tổ chức thực hiện chắnh sách người có công đòi hỏi sự tham gia của nhiều cơ quan, mỗi cơ quan chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình nhằm thực hiện chắnh sách một cách thông suốt và hiệu quả, trong đó:
Được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng trong phạm vi toàn tỉnh; ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định và các Chương trình kế hoạch để triển khai, hướng dẫn việc thực hiện chắnh sách người có công trên địa bàn tỉnh; phê duyệt các kế hoạch về lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, trong đó có lĩnh vực người có công.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện chức năng giám sát đối với các hoạt động thực hiện chắnh sách người có công.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chịu trách nhiệm chắnh trong thực hiện chắnh sách người có công tại địa bàn tỉnh dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh. Trong tổ chức thực hiện chắnh sách người có công trên địa bàn tỉnh, Sở đã có sự hướng dẫn, chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, các đoàn thể, cơ quan trên địa bàn tỉnh, chỉ đạo xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc người có công về đời sống, vật chất, tinh thần, thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công; ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ lĩnh vực thực hiện chắnh sách người có công, ẦTrong đó, Phòng Người có công của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk (gồm 01 Trưởng phòng, 02 Phó phòng và 04 chuyên viên) giúp việc, tham mưu cho lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức và thực hiện pháp luật về người có công với cách mạng; thực hiện quản lý nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm, các công
trình ghi công liệt sĩ, phối hợp với các cấp xây dựng phong trào chăm sóc người có công; phối hợp với Phòng Kế hoạch Ờ Tài chắnh kiểm tra việc chi trả chế độ, trợ cấp; quản lý các nguồn kinh phắ về lĩnh vực Người có công; Phối hợp với Thanh tra Sở thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành Pháp lệnh ưu đãi người có công trên địa bàn tỉnh; giải quyết các đơn thư, khiếu nại, tố cáo của người dân trong lĩnh vực người có công và thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo Sở nhằm thực hiện chắnh sách người có công một cách thống nhất và chặt chẽ trên nhiều mặt.
Theo điều tra xã hội học của học viên về nhân sự đảm bảo cho quá trình thực hiện chắnh sách do công chức thực hiện chắnh sách đối với người có công tự đánh giá (Số phiếu phát ra: 07, số phiếu thu vào: 07 (hợp lệ)), kết quả như sau: 05 phiếu chọn ý kiến ỘThiếu nhân sựỢ (chiếm 71,43%) và 02 phiếu chọn ý kiến ỘNhân sự đảm bảoỢ (chiếm 28,57%).
Đồng thời, trong điều tra xã hội học về những khó khăn trong quá trình thực hiện chắnh sách do công chức tự đánh giá thì trong tổng số 07 phiếu phát ra thì cũng có 05 phiếu chọn ý kiến khó khăn về ỘNhân sựỢ (chiếm 71,43%). Điều này cho thấy con người có vai trò quan trọng trong thực hiện chắnh sách người có công, tuy nhiên vấn đề thiếu nhân sự gây ra những khó khăn nhất định đòi hỏi cần có những giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng hoặc nâng cao trình độ đối với thực trạng đội ngũ nhân sự trong thực hiện chắnh sách người có công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Trong cuộc phỏng vấn ông Lê Hải Lý Ờ Trưởng phòng Người có công, Sở Lao động Ờ Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk cho biết: ỘMảng chắnh
sách người có công là lĩnh vực khá rộng, với nhiều hoạt động trong khi đó với đội ngũ nhân sự còn hạn chế về số lượng dẫn đến tình trạng công việc quá tải, gây khó khăn cho công tác thực hiện chắnh sách. Một số công chức ở lĩnh vực khác được bổ sung (biệt phái) để giúp cho Phòng Người có công nhưng không
đúng chuyên môn cũng tạo nên khó khăn lớn, giải quyết công việc còn chậm và chưa thể thắch ứng ngay với công việc.
Việc chăm sóc người có công không chỉ là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước mà là trách nhiệm của toàn xã hội và để có thể tổ chức thực hiện chắnh sách một cách thành công đòi hỏi sự tham gia phối hợp của nhiều chủ thể. Hiểu được tinh thần đó, trong những nãm qua cán bộ, công chức của Sở Lao động Ờ Thương binh và Xã hội luôn thực hiện nghiêm túc, đúng chức năng, nhiệm vụ được giao của cơ quan mặt khác phối hợp chặt chẽ các cơ quan, ban ngành đoàn thể khác như:
+ Hội Cựu chiến binh: Phối hợp với Hội Cựu chiến binh trong vận động quỹ ỘĐền ơn đáp nghĩaỢ, tuyên truyền chắnh sách, giúp động viên người có công vươn lên trong cuộc sống, phối hợp giúp đỡ tìm kiếm mộ liệt sĩ quy tập về các nghĩa trang liệt sĩ.
+ Đoàn Thanh niên: Chăm lo, động viên, chia sẻ, giúp đỡ các gia đình chắnh sách, tuyên truyền pháp luật, vận động quyên góp. Vào dịp Lễ 27/7 hàng năm tổ chức thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ với các Chương trình ỘLễ thắp nến tri ânỢ; dọn dẹp nghĩa trang và thay cát lư hương cho các mộ liệt sĩ vào trước dịp Lễ, Tết hoặc tổ chức lễ An táng các hài cốt liệt sĩ được quy tập từ Campuchia về nước.
Trong quá trình tổ chức thực hiện chắnh sách người có công, đặc biệt phối hợp vận động các tổ chức bên ngoài như các ngân hàng, các doanh nghiệp trong việc phối hợp cùng với tỉnh thực hiện chắnh sách (phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, hỗ trợ nhà ở, tạo việc làm). Trong những năm qua 54/54 mẹ Việt Nam anh hùng còn sống của tỉnh đều được các cơ quan, đơn vị từ Trung ương đến địa phương và các doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn mẹ sinh sống nhận phụng dưỡng như: Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Cục Dữ trữ nhà nước khu vực Nam Tây Nguyên, Kiểm toán nhà nước khu vực XII,
Trường Đại học Tây Nguyên, Văn phòng Tỉnh ủy, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Thương mại Công thương, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Chắnh sách xã hội, Sở Lao động Ờ Thương binh và Xã hội, Nông trường 719, Công ty Xuất nhập khẩu 2/9Ầ
Bên cạnh đó, công tác vận động, huy động quỹ ỘĐền ơn đáp nghĩaỢ trong nhân dân được tỉnh Đắk Lắk quan tâm nhằm kêu gọi sự tham gia của nhân dân và các tổ chức cùng với tỉnh chăm lo, hỗ trợ cho các gia đình chắnh sách, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kêu gọi, quyên góp quỹ.
Công tác phối hợp, vận động với các cơ quan, tổ chức trong thực hiện chắnh sách người có công được đảm bảo tiến hành một cách thường xuyên, thu hút được các đơn vị, tổ chức khác tham gia với chắnh quyền, giúp cho việc thực hiện chắnh sách người có công được thuận lợi, các chắnh sách được thực hiện trên hầu hết các lĩnh vực, đến đúng, kịp thời với đối tượng thụ hưởng, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người thụ hưởng.
Có thể nhận thấy rằng sự thành công của thực hiện chắnh sách không thể chỉ có một cơ quan thực hiện mà đòi hỏi sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức, đoàn thể. Nếu sự phối hợp không tốt thì thực hiện chắnh sách người có công cũng sẽ không thành công. Các tổ chức chắnh trị - xã hội và đoàn thể cũng chắnh là kênh thông tin phản hồi để việc thực hiện chắnh sách được hiệu quả hơn, họ chắnh là đầu mối thường xuyên giữa chủ thể thực hiện chắnh sách và người dân, giúp người dân và đối tượng thụ hưởng hiểu hơn về chắnh sách, pháp luật về người có công và cũng là nguồn lực cho các hoạt động hỗ trợ cho thực hiện chắnh sách người có công.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chắnh sách người có công, công tác phối hợp giữa Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chắnh trị - xã hội
với Sở Lao động Ờ Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Lao động Ờ Thương binh và Xã hội cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã đôi lúc còn chưa được chặt chẽ, còn trùng nhau, chưa đạt được sự thống nhất ở một số nội dung như: kinh phắ xây dựng sửa chữa nhà, tham quan nghỉ dưỡng, quà tặng các ngày lễ lớn cho các đối tượng chắnh sách người có công.