7. Kết cấu của luận văn
2.3.2. Phổ biến, tuyên truyền chắnh sách đối với người cócông
Hàng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đều tổ chức các lớp tập huấn cho công chức phụ trách lĩnh vực người có công của Phòng Lao động Ờ Thương binh và Xã hội cấp huyện và công chức Lao động Ờ Thương binh và Xã hội cấp xã về các chế độ, chắnh sách mới hoặc những văn bản pháp luật được thay đổi, bổ sung cần cập nhật trong công tác thực hiện chắnh sách đối với người có công. Với các lớp tập huấn này đã giúp cho công chức phụ trách lĩnh vực người có công có những kiến thức nhất định về các chắnh sách, các quy định pháp luật và mang tắnh cập nhật cao, tạo điều kiện để thực hiện chắnh sách cho đối tượng tốt hơn.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hợp đồng với Đài Phát thanh - truyền hình tỉnh, Báo Đắk Lắk có các chuyên mục tuyên truyền về các chắnh sách mới trong ưu đãi người có công cũng như các hoạt động được triển khai trên địa bàn tỉnh, phản ánh những địa phương, đơn vị làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ, người có công và đối tượng chắnh sách tiêu biểu trong sản xuất, trong hoạt động xã hội đồng thời phản ánh kịp thời các hoạt động "Đền ơn, đáp nghĩa"; giải đáp các thắc mắc, các câu hỏi của người dân gửi đến Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Đắk Lắk.
Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể (Hội Cựu chiến binh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Cựu thanh niên xung phongẦ) thực hiện hoạt động tuyên truyền, phổ biến chắnh sách, hoạt động phổ biến tuyên truyền được thực hiện thông qua các hình thức:
- Tổ chức các buổi mắt tinh kỷ niệm vào các ngày lễ lớn trong năm ở tỉnh, huyện và xã (ngày Thương binh - liệt sĩ 27/7, ngày giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước 30/4);
- Tuyên truyền tới tận nhà người có công và gia đình của họ tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, cống hiến cho sự nghiệp phát triển, xây
dựng tổ quốc thông qua các cuộc họp khu dân cư hàng tháng;
- Xây dựng hệ thống thông tin chuyên ngành về chắnh sách chăm sóc người có công và đăng tải trên trang Website của Sở Lao động Ờ Thương binh và Xã hội để thông tin những hoạt động đã được triển khai trên địa bàn tỉnh.
Hàng ngày, Sở Lao động Ờ Thương binh và Xã hội đều tiếp khoảng 15 công dân đến hỏi về chế độ chắnh sách người có công và đây được đánh giá là hình thức mang lại tắnh khả thi cao khi người dân được tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với công chức làm công tác chắnh sách cho người có công. Bên cạnh việc giải đáp các thắc mắc thông qua đó có thể nói cho người dân cũng như đối tượng hiểu hơn về các chắnh sách, các quy định hiện hành để họ cùng với chắnh quyền thực hiện tốt hơn.
Đồng thời, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản gửi đến các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh để tuyên truyền, vận động các đơn vị tham gia đóng góp vào công tác chăm sóc người có công như phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng (hiện nay tỉnh Đắk Lắk có 54/54 mẹ Việt Nam anh hùng được các cơ quan, đơn vị nhận phụng dưỡng và chăm sóc suốt đời), đóng góp quỹ ỘĐền ơn đáp nghĩaỢẦVới nhiều hình thức phong phú và thiết thực đã tạo nên những chuyển biến tắch cực trong thực hiện chắnh sách người có công nói chung và nhận thức của người dân nói riêng, giúp người dân hiểu hơn về chắnh sách và quyền lợi của mình.
Theo ông Lê Hải Lý Ờ Trưởng phòng Người có công, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk cho biết: ỘThực tế tỉnh thực hiện nhiều
hoạt động phổ biến tuyên truyền trong nhiều năm qua (như Pano, băng rôn, tờ rơi, Báo, ĐàiẦ) nhưng có thể nói hoạt động tiếp công dân thông qua đó tuyên truyền và giải đáp thắc mắc cho người dân là hoạt động có tắnh hiệu quả cao hơn khi người dân có dịp tiếp xúc trực tiếp với công chức làm công tác chắnh sách người có côngỢ.
Như vậy, có thể thấy để có thể phổ biến tuyên truyền thì cơ chế đối thoại là vô cùng quan trọng bên cạnh các hình thức khác, đòi hỏi mỗi cán bộ công chức phải có một kiến thức vững vàng về lĩnh vực mình phụ trách để có thể giải đáp thắc mắc cho người dân, tạo niềm tin tốt hơn ở người dân và cần thiết hơn nữa những hình thức mang tắnh thiết thực và gần gũi hơn cũng như tạo sự đa dạng trong công tác phổ biến, tuyên truyền chắnh sách.
Trên thực tế bên cạnh việc tiếp công dân hàng tháng thì hoạt động phổ biến tuyên truyền thường thực hiện vào các dịp lễ lớn hoặc khi có văn bản chỉ đạo từ cấp trên cho nên việc tuyên truyền, phổ biến chưa diễn ra một cách thường xuyên và còn mang tắnh rập khuôn cũng là một hạn chế trong thực hiện chắnh sách, người dân khó nắm bắt một cách tốt nhất các chắnh sách của Nhà nước. Qua khảo sát cho thấy rằng các hình thức phổ biến, tuyên truyền khác như từ Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo, bản niêm yết tại nơi dân cư hay trang thông tin điện tử vẫn chưa thật sự phát huy hiệu quả thì hình thức tiếp cận thông tin từ nguồn Internet lại được người dân chú ý mặc dù thông tin trên Internet rất đa dạng và nhiều chiều. Các hình thức tiếp cận với thông tin chắnh thống và chuẩn xác như trang thông tin điện tử hay bản niêm yết tại nơi dân cư trên vẫn chưa phát huy tốt. Như vậy, cần có những giải pháp để cải thiện các kênh thông tin, đảm bảo công tác phổ biến, tuyên truyền chắnh sách, pháp luật cho người có công được hiệu quả hơn, giúp đối tượng thụ hưởng nói riêng và người dân nói chung tiếp cận thông tin chắnh xác hơn.
Phổ biến, tuyên truyền chắnh sách là một trong những nội dung quan trọng quyết định sự thành công của thực hiện chắnh sách, bên cạnh Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thì các tổ chức chắnh trị - xã hội đóng vai trò quan trọng trong để việc phổ biến, tuyên truyền chắnh sách thành công. Chắnh vì vậy, cần chú trọng phối hợp với các tổ chức chắnh trị - xã hội sẽ giúp người dân và đối tượng chắnh sách tiếp cận chắnh sách tốt hơn, gần gũi và dễ hiểu
hơn. Chủ thể thực hiện chắnh sách cũng cần thiết có sự phối hợp trong việc tổ chức những cuộc tọa đàm về chắnh sách người có công cho người làm công tác trong các tổ chức chắnh trị - xã hội để việc phổ biến tuyên truyền chắnh sách được hiệu quả hơn.
Theo điều tra xã hội học của học viên để có đánh giá khách quan về hoạt động phổ biến, tuyên truyền của chủ thể thực hiện chắnh sách, học viên đã tiến hành điều tra 100 phiếu (trong đó số phiếu phát ra: 100 phiếu, số phiếu thu về: 100 phiếu (hợp lệ)), kết quả thu được như sau:
Bảng 2.3. Kết quả điều tra về hình thức phản hồi chắnh sách của người có công
Hình thức Ý kiến Tỷ lệ
Trực tiếp phản hồi với công chức 80 80%
Phản hồi thông qua trang thông tin điện tử 05 05% Phản hồi thông qua bảng khảo sát của chắnh
quyền địa phương
05 05%
Phản hồi thông qua các buổi tọa đàm với chắnh quyền địa phương
08 08%
Khác 02 02%
Nguồn: Số liệu điều tra của học viên
Thông qua điều tra xã hội học có thể thấy rằng giữa hoạt động phổ biến, tuyên truyền chắnh sách của chủ thể thực thi và hình thức phản hồi thông tin của đối tượng thụ hưởng có mối quan hệ chặt chẽ và có sự tương quan nhất định. Trong đó, công chức thực thi đóng vai trò quan trọng và là đầu mối truyền thông tin và tiếp nhận thông tin chắnh sách, các hình thức khác trong đó đặc biệt là hình thức thông qua trang thông tin điện tử vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp và chưa phát huy hết hiệu quả. Chắnh vì vậy, cần có những giải pháp về thông tin hai chiều để đảm bảo thực hiện chắnh sách được thuận lợi và mang lại hiệu quả tối ưu, mặt khác trang thông tin điện tử là kênh thông tin chắnh thống
cần được khai thác tối đa lợi ắch.