Dân số tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách người có công trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 45)

Stt Tên đơn vị Diện tắch

(Km2) Dân số (người) Năm thành lập 1 Thành phố Buôn Ma Thuột 377,18 339.879 5/6/1930 2 Thị xã Buôn Hồ 282,52 99.949 23/12/2008 3 Huyện Ea Súp 1.765,63 62.497 30/8/1977

4 Huyện Krông Năng 614,79 121.410 9/11/1987

5 Huyện Krông Búk 357,82 59.892 1976

6 Huyện Buôn Đôn 1.410,40 62.300 7/10/1995

7 Huyện Cư MỖgar 824,43 168.084 23/1/1984

8 Huyện Ea Kar 1.037,47 146.810 13/9/1986

9 Huyện MỖĐrắk 1.336,28 69.014 30/8/1977

10 Huyện Krông Pắc 625,81 203.113 1976

11 Huyện Krông Bông 1257,49 90.126 19/9/1981 12 Huyện Krông Ana 356,09 84.043 19/9/1981

13 Huyện Lắk 1256,04 62.572 1976

14 Huyện Cư Kuin 288,30 101.854 27/8/2007

15 Huyện Ea HỖleo 1.335,12 125.123 3/4/1980

Nguồn: Trang thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Về kinh tế

Kinh tế chủ đạo của tỉnh Đắk Lắk chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông sản, lâm sản. Tỉnh có tiềm năng về du lịch sinh thái. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2017, tỉnh Đắk Lắk xếp ở vị trắ thứ 31/63 tỉnh thành. Đắk Lắk là tỉnh có diện tắch và sản phẩm cà phê xuất khẩu lớn nhất cả nước, với diện tắch 182.343ha và sản lượng thu hoạch hàng năm đạt trên 400.000 tấn, chiếm 40% sản lượng cả

nước. Tỉnh cũng là nơi trồng bông, cacao, cao su, điều lớn của Việt Nam. Đồng thời, là nơi phát triển các loại cây ăn trái khác, như cây bơ, sầu riêng, chôm chôm, xoài...

Tổng sản phẩm xã hội (GRDP - theo giá so sánh 2010) ước thực hiện 51.496 tỷ đồng, đạt 100,03% kế hoạch, tăng trưởng kinh tế 7,82% (kế hoạch: 51.480 tỷ đồng, tăng trưởng kinh tế 7,8%-8% so với năm 2017), trong đó:

+ Ngành nông, lâm, thủy sản ước thực hiện 20.315 tỷ đồng, bằng 100,02% kế hoạch, tăng 4,4% so với thực hiện năm 2017 (kế hoạch: 20.310 tỷ đồng, tăng 4,33%);

+ Ngành công nghiệp - xây dựng ước thực hiện 8.322 tỷ đồng, bằng 92,3% kế hoạch, tăng 4,1% so với thực hiện năm 2017 (kế hoạch: 9.015 tỷ đồng, tăng 12,72%);

+ Ngành dịch vụ ước thực hiện21.745 tỷ đồng, bằng 103,5% kế hoạch, tăng 13%so với thực hiện năm 2017(kế hoạch: 21.010 tỷ đồng, tăng 9,2%).

+ Thuế sản phẩm (trừ trợ cấp sản phẩm) ước đạt 1.114 tỷ đồng, bằng 97,3% kế hoạch, tăng 5,6% so với thực hiện năm 2017(kế hoạch: 1.145 tỷ

đồng, tăng 8,53%).

+ Cơ cấu kinh tế (theo giá hiện hành): Nông, lâm, thủy sản 39,9% (kế hoạch: 41,5%); công nghiệp, xây dựng 15,79% (kế hoạch: 16,1%);dịch vụ 42,22% (kế hoạch: 42,2%); thuế sản phẩm (trừ trợ cấp sản phẩm) 2,09% (kế hoạch: 2,2%).

+ Thu nhập bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 41,1 triệu đồng (kế hoạch: 41 triệu đồng).

+ Huy động vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 27.726 tỷ đồng, bằng 100,02% kế hoạch (kế hoạch: 27.720 tỷ đồng), tăng 21,73% so với thực hiện năm 2017.

bàn ước thực hiện 70.000 tỷ đồng, bằng 102,9% kế hoạch (kế hoạch: 68.020 tỷ đồng), tăng 7,55% so với thực hiện năm 2017.

+ Tổng kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện 600 triệu USD, bằng 100% kế hoạch, tăng 4,35% so với thực hiện 2017 (kế hoạch: 600 triệu USD, tăng 4,3%). Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 81 triệu USD, bằng 202,5% kế hoạch, tăng 113,2% so với thực hiện 2017 (kế hoạch: 40 triệu USD, tăng 5,3%).

+ Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 5.500 tỷ đồng, đạt 117,5% dự toán Trung ương giao và đạt 110% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao, tăng 6,3% so với thực hiện năm 2017 (kế hoạch: 5.000 tỷ đồng, tăng 6,86%).

+ Phát triển hạ tầng: Thủy lợi bảo đảm tưới chủ động cho trên 78,8% diện tắch cây trồng có nhu cầu tưới (kế hoạch: 78,8%); cải tạo, nâng cấp nhựa hoặc bê tông hóa 95,17% các tuyến đường tỉnh (kế hoạch: 95,74%), 85% các tuyến đường huyện (kế hoạch: 85%), 49% các tuyến đường xã và liên xã (kế hoạch: 45%); 98% thôn, buôn có điện, trong đó 98,5% số hộ được dùng điện (kế hoạch: 97,5% thôn, buôn có điện, trong đó 98% số hộ được dùng điện).

+ Phát triển doanh nghiệp: Năm 2018, trên địa bàn tỉnh có 950 doanh nghiệp đăng ký mới, tăng 3,37% so với năm 2017; đăng ký hoạt động cho 154 chi nhánh (trong đó có 120 chi nhánh của doanh nghiệp ngoài tỉnh). Lũy kế đến 31/12/2018, trên địa bàn tỉnh có 7.470 doanh nghiệp đang hoạt động và 730 doanh nghiệp có trụ sở chắnh ở tỉnh ngoài đăng ký thành lập và hoạt động hình thức chi nhánh tại tỉnh Đắk Lắk, tắnh cả các đơn vị này thì đến nay tổng số doanh nghiệp còn hoạt động trên địa bàn tỉnh là 8.200 doanh nghiệp, bằng 101,86% kế hoạch (kế hoạch: 8.050 doanh nghiệp đang hoạt động), tăng 19% so với năm 2017 [6].

2.1.2.2. Văn hóa, xã hội

y tế, lao động - việc làm đạt được những kết quả tốt. Trong năm 2018, việc xây dựng trường chuẩn quốc gia ở các cấp học được quan tâm đẩy mạnh; trường đạt chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 42,5%, tăng 3,5% so với năm 2017. Ngành giáo dục đã hoàn thành chương trình và tổng kết năm học 2017-2018; quản lý giáo dục, chất lượng dạy và học trên địa bàn tỉnh được nâng cao; công tác dạy thêm, học thêm và việc quản lý, sử dụng các khoản thu, chi cơ bản thực hiện đúng theo các quy định. Tổ chức các cuộc thi cấp tỉnh, tham gia 4 kỳ thi cấp quốc gia và khu vực mang lại kết quả cao. Tổ chức tốt kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018, thắ sinh đỗ tốt nghiệp đạt tỷ lệ 96,39%, tăng 1,27% so với năm 2017 và tập trung cho khai giảng năm học mới 2018-2019 an toàn, nghiêm túc, đúng quy định của ngành giáo dục.

Các hoạt động y tế dự phòng được ngành y tế tập trung triển khai thực hiện, dịch bệnh trên người được kiểm soát, phát hiện kịp thời và xử lý triệt để; công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân được duy trì thực hiện tốt; xã hội hóa trong lĩnh vực y tế có chuyển biến tốt, nhiều cơ sở y tế ngoài công lập hoạt động có hiệu quả đã góp phần tắch cực trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Hoạt động kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được quan tâm thực hiện thường xuyên. Công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ, em tiếp tục được chú trọng. Số người tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp: 1.624.669 người, tăng 6% so với năm 2017; tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế theo Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 28/6/2016 của Thủ tướng Chắnh phủ đạt kế hoạch đề ra.

Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc được quan tâm

thực hiện, hoạt động văn hóa, văn nghệ, tuyên truyền các sự kiện chắnh trị, các ngày lễ của đất nước được tổ chức rộng rãi trên địa bàn tỉnh, nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật được tổ chức từ tỉnh đến cơ sở,... đã góp phần cải thiện đời sống tinh thần cho nhân dân.

Số lao động được giải quyết việc làm trong năm 2018 ước đạt 29.100 lao động, tăng 1.300 lao động so với kế hoạch (kế hoạch: 27.800 lao động).

Tỷ lệ lao động được đào tạo so với tổng số lao động ước đạt 56% (kế hoạch:

56%), trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ chiếm tỷ lệ trên 18,23%

(kế hoạch: 18,23%). Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị ước đạt 2,6% (kế

hoạch<2,7%).

Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo/năm: Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,51% so với cuối năm 2017(kế hoạch: giảm 2,5-3%), trong đó: Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm 4,2% so với năm 2017 (kế hoạch: giảm 4%). Đối tượng bảo trợ xã hội, người có công được triển khai kịp thời, đảm bảo đúng chế độ, chắnh sách và quy định hiện hành. Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em được tắch cực thực hiện; thường xuyên tổ chức thăm và tặng quà, giúp đỡ trẻ em vùng sâu, vùng xa, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; kịp thời động viên, giúp đỡ và hỗ trợ các trẻ em bị tai nạn thương tắch và trẻ em đi lao động ngoài tỉnh [8].

Trong đó lĩnh vực người có công được quan tâm, với gần 48 ngàn đối tượng người có công và thân nhân người có công trên địa bàn tỉnh, mặc dù còn rất nhiều đối tượng có hoàn cảnh khó khăn những nhiều hoạt động thiết thực được thực hiện đã góp phần động viên về mặt tinh thần cũng như nâng cao phần nào đời sống cho người có công cách mạng, tạo sự ổn định về mặt xã hội.

2.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk đến thực hiện chắnh sách người có công Đắk Lắk đến thực hiện chắnh sách người có công

2.1.3.1. Thuận lợi

Tỉnh Đắk Lắk là trung tâm, thủ phủ của vùng Tây Nguyên, là tỉnh có nền kinh tế, cơ sở hạ tầng giao thông phát triển nhất khu vực Tây Nguyên; đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, trình độ dân trắ ngày càng được nâng cao; do đó, các chắnh sách người có công luôn được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm, tạo điều kiện mọi mặt để đời sống người có công ngày càng được nâng cao.

2.1.3.2. Khó khăn

Đắk Lắk là tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển kém hơn các tỉnh đồng bằng khác của đất nước. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông lâm nghiệp, thu nhập của người dân chưa cao, hệ thống giao thông còn kém, dân cư chủ

yếu là dân di cư và đồng bào dân tộc tại chỗ; do đó, khả năng tiếp cận thông tin về chế độ chắnh sách còn chưa kịp thời. Công tác phổ biến, tuyên truyền các chế độ chắnh sách người có công chưa đến được trực tiếp với người dân (do địa hình đồi núi, giao thông đi lại khó khăn, Ầ).

2.2. Tình hình người có công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Hiện nay, toàn tỉnh có gần 48 ngàn đối tượng người có công và thân nhân người có công (chiếm gần khoảng 03% dân số toàn tỉnh).

Bảng 2.2. Số lượng người có công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (tắnh đến tháng 12/2018)

STT Loại đối tượng Tổng số hồ

sơ quản lý

Ghi chú

01 Người hoạt động cách mạng trước ngày

01/01/1945 58

02 Người hoạt động cách mạng từ ngày

01/01/1945 đến 19/8/1945 47

03 Mẹ Việt Nam Anh hùng 570

04 Anh hùng Lực lượng vũ trang, anh hùng lao

động trong thời kỳ kháng chiến 03

05 Thương binh, người hưởng chắnh sách như

thương binh 7.558

06 Thương binh loại B 195

07 Bệnh binh 2.584

08 Người có công giúp đỡ cách mạng 3.644 09 Người hoạt động kháng chiến và con đẻ của

họ bị nhiễm chất độc hóa học 1.812

10 Người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù

đày 1.009

11 Người tham gia kháng chiến được tặng

thưởng Huân, huy chương 21.153

12 Hồ sơ Liệt sĩ (hưởng tuất hàng tháng và thờ

cúng) 8.504

13 Người hưởng tuất thương binh 105

14 Người hưởng tuất bệnh binh 356

15 Người hưởng tuất người hoạt động cách

mạng trước ngày 01/01/1945 18

16 Người hưởng tuất người hoạt động cách

17 Người hưởng tuất người hoạt động kháng

chiến bị nhiễm chất độc hóa học 12

18 Người phục vụ thương binh, bệnh binh, Mẹ

Việt Nam anh hùng, chất độc hóa học 166

Tổng cộng 47.809

Nguồn: Sở Lao động Ờ Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk

2.3. Thực trạng thực hiện chắnh sách người có công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tỉnh Đắk Lắk

2.3.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chắnh sách người có công

Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chắnh sách là giai đoạn vô cùng quan trọng trước khi đưa chắnh sách vào thực tế. Trên cơ sở các văn bản pháp luật, trong đó quan trọng nhất là Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005; Pháp lệnh số 04/2012/PL- UBTVQH13 ngày 16/7/2012 sửa đổi bổ sung một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; Nghị định 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chắnh phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và các văn bản có liên quan trong thực hiện chắnh sách người có công và thân nhân người có công. Các đối tượng người có công và thân nhân người có công theo quy định được hưởng các chế độ ưu đãi của Nhà nước được cụ thể hóa bằng các văn bản của Nhà nước, Chắnh phủ, Bộ, ngành có liên quan.

Trên cơ sở đó, hàng năm Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có kế hoạch tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chắnh sách người có công trên địa bàn tỉnh. Trong đó mỗi Chương trình, Kế hoạch chắnh sách xác định rõ thời gian thực hiện, đối tượng thụ hưởng, các nguồn kinh phắ, nguồn lực thực hiện và các hoạt động cụ thể trong mỗi Chương trình. Nhìn chung, công tác xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chắnh sách người có công đã được thực hiện tương đối tốt tại tỉnh Đắk Lắk.

Hàng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đều tổ chức các lớp tập huấn cho công chức phụ trách lĩnh vực người có công của Phòng Lao động Ờ Thương binh và Xã hội cấp huyện và công chức Lao động Ờ Thương binh và Xã hội cấp xã về các chế độ, chắnh sách mới hoặc những văn bản pháp luật được thay đổi, bổ sung cần cập nhật trong công tác thực hiện chắnh sách đối với người có công. Với các lớp tập huấn này đã giúp cho công chức phụ trách lĩnh vực người có công có những kiến thức nhất định về các chắnh sách, các quy định pháp luật và mang tắnh cập nhật cao, tạo điều kiện để thực hiện chắnh sách cho đối tượng tốt hơn.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hợp đồng với Đài Phát thanh - truyền hình tỉnh, Báo Đắk Lắk có các chuyên mục tuyên truyền về các chắnh sách mới trong ưu đãi người có công cũng như các hoạt động được triển khai trên địa bàn tỉnh, phản ánh những địa phương, đơn vị làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ, người có công và đối tượng chắnh sách tiêu biểu trong sản xuất, trong hoạt động xã hội đồng thời phản ánh kịp thời các hoạt động "Đền ơn, đáp nghĩa"; giải đáp các thắc mắc, các câu hỏi của người dân gửi đến Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Đắk Lắk.

Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể (Hội Cựu chiến binh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Cựu thanh niên xung phongẦ) thực hiện hoạt động tuyên truyền, phổ biến chắnh sách, hoạt động phổ biến tuyên truyền được thực hiện thông qua các hình thức:

- Tổ chức các buổi mắt tinh kỷ niệm vào các ngày lễ lớn trong năm ở tỉnh, huyện và xã (ngày Thương binh - liệt sĩ 27/7, ngày giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước 30/4);

- Tuyên truyền tới tận nhà người có công và gia đình của họ tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, cống hiến cho sự nghiệp phát triển, xây

dựng tổ quốc thông qua các cuộc họp khu dân cư hàng tháng;

- Xây dựng hệ thống thông tin chuyên ngành về chắnh sách chăm sóc người có công và đăng tải trên trang Website của Sở Lao động Ờ Thương binh và Xã hội để thông tin những hoạt động đã được triển khai trên địa bàn tỉnh.

Hàng ngày, Sở Lao động Ờ Thương binh và Xã hội đều tiếp khoảng 15 công dân đến hỏi về chế độ chắnh sách người có công và đây được đánh giá là hình thức mang lại tắnh khả thi cao khi người dân được tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với công chức làm công tác chắnh sách cho người có công. Bên cạnh việc giải đáp các thắc mắc thông qua đó có thể nói cho người dân cũng như đối tượng hiểu hơn về các chắnh sách, các quy định hiện hành để họ cùng với chắnh quyền thực hiện tốt hơn.

Đồng thời, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản gửi đến các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh để tuyên truyền, vận động các đơn vị tham gia đóng góp vào công tác chăm sóc người có công như phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng (hiện nay tỉnh Đắk Lắk có 54/54

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách người có công trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)