Thu hút nguồn lực để thực hiện chắnh sách người cócông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách người có công trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 82 - 84)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Thu hút nguồn lực để thực hiện chắnh sách người cócông

Người có công là người đã chịu nhiều những mất mát, đau thương trong chiến tranh và là đối tượng chịu thiệt thòi trong xã hội. Chắnh vì vậy, chăm lo cho người có công là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với những người đã hy sinh xương máu vì nền độc lập tự do của dân tộc. Xã hội hóa một mặt thể hiện truyền thống thương yêu giữa con người với nhau, truyền thống biết ơn những người có công với đất nước mặt khác tạo điều kiện để xã hội cùng tham gia với nhà nước, nâng cao mức thụ hưởng về vật chất và tinh thần cho người có công, đảm bảo duy trì chắnh sách trên thực tế. Xã hội hóa chăm sóc người có công không có nghĩa là giao tất cả cho xã hội, cho các tổ chức, cá nhân mà nhà nước tạo cơ hội cho xã hội cùng tham gia với nhà nước trong chăm sóc người có công, giúp họ ổn định hơn về đời sống.

Số lượng người có công lớn, rất nhiều gia đình còn có hoàn cảnh khó khăn trong khi đó khả năng của Nhà nước còn có hạn nên khó để có thể đảm bảo nhu cầu đầy đủ của tất cả các đối tượng; chắnh vì vậy, cần thiết hơn nữa trong hoạt động xã hội hóa chắnh sách người có công bao gồm cả việc người dân tham gia giám sát, phối hợp cùng với cơ quan hành chắnh Nhà nước thực

hiện pháp luật ưu đãi người có công. Để có thể phát huy tốt hơn năng lực của cộng đồng cần thực hiện một số vấn đề sau:

Đầu tiên, phải tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về Pháp lệnh ưu đãi người có công cũng như những tấm gương điển hình về người có công vươn lên trong cuộc sống để người dân hiểu rõ, hiểu đúng về đối tượng chắnh sách cũng như cuộc sống của đối tượng chắnh sách, họ Ộtàn nhưng không phếỢ, nhằm tạo sự gắn kết giữa người dân và đối tượng chắnh sách từ đó người dân có thể dễ dàng đồng hành cùng nhà nước trong hoạt động chăm lo cho người có công; tạo thành một phong trào sâu rộng trong quần chúng thông qua việc tổ chức thường xuyên các hoạt động có ý nghĩa để vận động người dân hiểu và tham gia.

Chắnh quyền và đoàn thể các cấp phải nắm rõ về gia đình đối tượng người có công, tạo điều kiện để người dân biết về gia đình người có công để có kế hoạch giúp đỡ thiết thực hoặc phản ánh cho chắnh quyền những vấn đề cần thiết để có giải pháp kịp thời giúp đỡ.

Tạo các hoạt động ý nghĩa, gần gũi, thiết thực để có thể huy động người dân tham gia như phong trào toàn dân chăm sóc người có công, đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, tổ chức các hoạt động về nguồnẦTỉnh cần đưa ra các chắnh sách thiết thực để huy động nhiều hơn sự tham gia của cộng đồng, phát triển đa dạng các mô hình chăm sóc người có công ở tại các khu phố, khu dân cư, ở các thôn buôn.

Vận động các cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động chăm sóc người có công như phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ những đối tượng khó khăn, bố mẹ liệt sĩ già cả, cô đơn, thương binh, bệnh binh nặng; đồng thời nêu gương những cá nhân, tổ chức có đóng góp tắch cực cho công tác chăm lo người có công trên địa bàn tỉnh.

lao động để tạo việc làm tốt hơn cho đối tượng người có công còn khả năng lao động và thân nhân người có công có nhu cầu nhằm giúp họ ổn định cuộc sống bằng các chắnh sách cụ thể, thiết thực cho các doanh nghiệp. Liên kết với các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh để các học sinh, sinh viên có thể giúp đỡ những gia đình người có công; đặc biệt các đối tượng neo đơn, ốm đau, bị thương nặng, bà Mẹ Việt Nam anh hùng,Ầ một cách thường xuyên tạo sự động viên về tinh thần cũng như nâng cao hơn nữa công tác giáo dục cho thế hệ đi sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách người có công trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)