Nâng cao chất lượng đối với đội ngũ công chức thực hiện chắnh sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách người có công trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 81 - 82)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Nâng cao chất lượng đối với đội ngũ công chức thực hiện chắnh sách

Đội ngũ công chức là người trực tiếp thực hiện các chắnh sách, pháp luật về người có công; do đó, họ là người cần phải có trình độ và kiến thức chuyên môn. Hiện nay, thực tế công chức trong lĩnh vực người có công trên địa bàn tỉnh còn thiếu, thực hiện nhiều hoạt động và có những cán bộ công chức được thuyên chuyển, điều động từ bộ phận khác sang, nhiều cán bộ công chức chưa chú trọng nâng cao trình độ, nhiều văn bản pháp luật cũng gây khó khăn rất lớn cho thực hiện chắnh sách đối với người có công, làm chậm quá trình giải quyết công việc. Do đó chú trọng việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức là việc làm vô cùng cần thiết và cần thực hiện một số nội dung như sau:

Thứ nhất, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng để nâng

cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như cập nhật các kiến thức pháp luật chắnh sách mới trong lĩnh vực người có công để đảm bảo họ có thể nắm vững các chủ trương, chắnh sách và những quy định của Nhà nước đối với người có công với cách mạng. Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ riêng, nội dung cụ thể cho công chức thực hiện công tác này.

Thứ hai, đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, tránh nặng về lý

thuyết mà cần có phương pháp tiếp cận pháp luật, chắnh sách một cách linh hoạt, sáng tạo, súc tắch, dễ hiểu giúp công chức thực hiện chắnh sách hiểu đúng bản chất của chắnh sách.

Thứ ba, có chắnh sách khuyến khắch, đảm bảo lợi ắch vật chất và động

viên về mặt tinh thần cho đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực này đặc biệt là công chức cấp xã (nơi gần đối tượng người có công nhất)

để tạo động lực cho công chức có thể phát huy hết khả năng của mình. Bên cạnh đó cần có cơ chế giám sát, kiểm tra hoạt động của đội ngũ công chức để đảm bảo họ thực hiện nghiêm túc công việc của mình.

Thứ tư, có chế độ khen thưởng kịp thời đối với những công chức có

đóng góp tắch cực, có những sáng kiến giúp cho việc thực hiện chắnh sách đối với người có công hiệu quả, đặc biệt tạo điều kiện để công chức được tiếp tục đi học, nâng cao trình độ trong quá trình làm việc.

Thứ năm, tổ chức các hoạt động như học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa

các huyện trên địa bàn tỉnh hoặc các địa phương khác đã làm tốt việc thực hiện chắnh sách người có công và áp dụng trên địa bàn tỉnh một cách hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách người có công trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)