7. Kết cấu của luận văn
2.3.4. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chắnh sách người cócông
Kiểm soát thực hiện chắnh sách là khâu không thể thiếu trong tổ chức thực hiện chắnh sách, việc đôn đốc kiểm tra nhằm đảm bảo chắnh sách được thực hiện một cách đúng đắn và có hiệu quả. Khi hoạt động kiểm tra được tiến hành một cách thường xuyên, có kế hoạch thì sẽ nắm được tình hình thực tế, đánh giá một cách chắnh xác và đưa ra những đều chỉnh kịp thời, nâng cao hiệu quả thực hiện chắnh sách.
Các chủ thể thực hiện kiểm soát đối với việc thực hiện chắnh sách người có công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk bao gồm: Bộ Lao động Ờ Thương binh và Xã hội, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, thông qua các hình thức như báo cáo về tình hình thực hiện chắnh sách người có công hàng năm, báo cáo 05 năm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; thông qua ý kiến của người dân, sự phản hồi của các tổ chức chắnh trị - xã hội; văn bản chỉ đạo hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; các văn bản hướng dẫn thực hiện Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định, Chương trình của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện chắnh sách chăm sóc ưu đãi người có công đối với các huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến người có công và thân nhân của họ.
Hàng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk là cơ quan thực hiện thanh tra, kiểm tra chuyên ngành (kiểm tra việc thực hiện các
chế độ: chi trả trợ cấp, bảo hiểm y tế, chế độ điều dưỡngẦ ).
Trong những năm qua công tác kiểm tra được tiến hành thường xuyên và nghiêm túc, không xảy ra tình trạng khiếu nại, khiếu kiện về các chế độ, đảm bảo chế độ cho đối tượng thụ hưởng. Qua hoạt động kiểm tra đã giúp cho thực hiện chắnh sách người có công được thực hiện nghiêm túc, không để xảy ra sai sót ảnh hưởng tiêu cực đến đối tượng thụ hưởng.