7. Kết cấu của luận văn
3.2.4. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chắnh sách người cócông
Để người dân có thể nắm được các chắnh sách, pháp luật của Nhà nước cũng như có thể huy động được nguồn lực từ trong nhân dân vào việc chăm sóc người có công thì phải tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân về chủ trương, chắnh sách, chế độ quy định của Đảng và Nhà nước đối với người có công. Đó là cách có thể tác động vào chắnh tâm tư, tình cảm của con người, thôi thúc ở họ trách nhiệm cùng với nhà nước chăm lo cho đối tượng chắnh sách cũng như giúp cho người dân có những kiến thức cơ bản về pháp luật đối với người có công. Trong đó chú trọng các nội dung:
- Tuyên truyền các nội dung chắnh sách cơ bản cho người dân bằng những câu từ dễ hiểu, những chắnh sách thiết thực gắn liền với người dân đặc biệt Pháp lệnh ưu đãi người có công, đây là Pháp lệnh quan trọng, cơ bản cần chú trọng.
- Tuyên truyền các quy định mới về người có công cho người dân nói chung và người có công nói riêng nắm bắt để cùng với cơ quan nhà nước thực hiện một cách chắnh xác và đúng đắn các quy định pháp luật.
- Giới thiệu, nêu gương, biểu dương các cá nhân, gia đình chắnh sách vươn lên làm ăn, có ý chắ, nghị lực và có nhiều sáng kiến hay góp phần phát triền kinh tế - xã hội.
Để hoạt động tuyên truyền được hiệu quả cần thực hiện một số vấn đề sau:
Thứ nhất, công tác phổ biến tuyên truyền phải được tiến hành một cách
thường xuyên, liên tục và đồng bộ, ở tất cả các huyện, các xã phường trên địa bàn tỉnh nhằm tạo sự tác động một cách sâu rộng trong quần chúng, tạo hiểu biết về pháp luật cho người dân ở tất cả các vùng trên địa bàn tỉnh.
Thứ hai, đội ngũ cán bộ công chức làm công tác tuyên truyền phải thực
sự có ý thức và trách nhiệm, nắm vững pháp luật để tạo niềm tin và uy tắn nơi người dân, giúp người dân có sự hiểu biết chắnh xác về chủ trương, chắnh sách pháp luật của nhà nước.
Thứ ba, tạo ra các mô hình tuyên truyền phù hợp với từng khu vực trên
địa bàn tỉnh, chọn lọc các hình thức tuyên truyền mang tắnh khả thi cao như giới thiệu gương điển hình, những tấm gương người có công biết vươn lên, làm giàu cho bản thân và xã hội.
Thứ tư, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền: Thông qua hệ thống
Phát thanh - Truyền hình, Website của tỉnh, huyện, xã, niêm yết các văn bản pháp luật tại nhà sinh hoạt cộng đồng.
Thông qua các buổi họp dân cư để phổ biến các chắnh sách mang tắnh gần gũi, thiết thực với đời sống người dân nói chung và người có công nói riêng; thu thập các ý kiến thắc mắc, ý kiến đóng góp để gửi lên cơ quan có thẩm quyền giải đáp kịp thời cho người dân. Đồng thời có thể mời các cán bộ, công chức làm công tác chắnh sách tham gia các buổi nói chuyện, buổi họp để phổ biến tốt hơn cho người dân. Trong đó đặc biệt chú trọng đến phát huy tác dụng giáo dục trong thế hệ trẻ.
Tuyên tryền thông qua việc tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các đầu sách, báo, tài liệu liên quan đến người có công và pháp luật về người có công tại chắnh nơi cư trú đặc biệt thường xuyên cập nhật các quy định mới
tại bản tin tại khu dân cư, nhà văn hóa; lập trang Website giải đáp thông tin chắnh sách của tỉnh trực tuyến và theo định kỳ hàng tháng hoặc hàng tuần, chú trọng cơ chế đối thoại.
Bên cạnh các nội dung và hình thức phổ biến tuyên truyền cần chú trọng đánh giá những tác động, hiệu quả của hoạt động phổ biến, tuyên truyền. Đồng thời, phối hợp với các đoàn thể, tổ chức chắnh trị - xã hội như Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân kết hợp với các Trung tâm trợ giúp pháp lý, phát sổ tay pháp luật cho các thành viên của các tổ chức chắnh trị - xã hội để nâng cao hiệu quả trong công tác tuyên truyền, tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho người dân; có chế độ chắnh sách hỗ trợ đối với những cán bộ làm công tác tuyên truyền để tạo động lực hơn cho lực lượng này khi tham gia phổ biến tuyên truyền đến người dân.
3.2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý hồ sơ và giải quyết chế độ người có công