Nội dung tinhgiản biên chế tại cơ quan hành chínhnhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tinh giản biên chế tại các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh quảng bình (Trang 28 - 35)

1.2.2.1. Hệ thống văn bản về tinh giản biên chế tại cơ quan hành chính nhà nước

Những năm qua, các cấp, các ngành đã tích cực triển khai chủ trương của Đảng về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Và hệ thống các văn bản để thực hiện cụ thể như sau:

- Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị “Về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức” nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ thu hút những người có đức, có tài vào hoạt động công vụ trong các cơ quan Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị, xã hội; đáp ứng được yêu cầu CNH - HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, tiết kiệm, giảm chi thường xuyên, cải cách chính sách tiền lương [2]

- Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Nghị quyết đã đưa ra các mục tiêu cụ thể: Đến năm 2021: (1) Cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, kiện toàn một số tổ chức và các đầu mối bên trong của từng tổ chức theo hướng giảm đầu mối, giảm tối đa cấp trung gian, giảm cấp phó. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện một số quy định liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị để kịp thời khắc phục tình trạng trùng lắp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý; (2) Thực hiện thí điểm một số mô hình mới về tổ chức bộ máy và kiêm nhiệm chức danh để tinh gọn đầu mối, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, góp phần làm rõ về

lý luận và thực tiễn; (3) Sắp xếp thu gọn hợp lý các đơn vị hành chính cấp xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn theo quy định về quy mô dân số, diện tích tự nhiên và giảm số lượng thôn, tổ dân phố; (4) Giảm tối thiểu 10% biên chế so với năm 2015. [1]

Từ năm 2021 đến năm 2030: (1) Hoàn thành việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện mô hình tổ chức tổng thể của hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu, điều kiện cụ thể của nước ta trong giai đoạn mới; giảm biên chế; (2) Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, tổ chức, khắc phục được tình trạng chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị; (3) Tiếp tục cụ thể hoá, thể chế hoá chủ trương, nghị quyết, kết luận của Đảng về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy bằng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; (4) Phân định rõ và tổ chức thực hiện mô hình chính quyền nông thôn, đô thị, hải đảo và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; (5) Cơ bản hoàn thành việc sắp xếp thu gọn các đơn vị hành chính cấp huyện, xã và thôn, tổ dân phố theo tiêu chuẩn quy định. - Kết luận số 17-KL/TW ngày 11/9/2017 về tình hình thực hiện biên chế, tinh giản biên chế của các tổ chức trong hệ thống chính trị năm 2015 - 2016; mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2017 - 2021 chỉ đạo các địa phương: “Dừng việc giao bổ sung biên chế giai đoạn 2017 - 2021; thực hiện bằng được mục tiêu đến năm 2021 giảm ít nhất 10%, bình quân phải giảm ít nhất 2,5%/năm biên chế của cả hệ thống chính trị”, “có kế hoạch, biện pháp giải quyết dứt điểm trong năm 2018 số công chức, viên chức, người lao động vượt quá số biên chế được giao”, “chấm dứt các hợp đồng làm chuyên môn, nghiệp vụ”. [3]

- Kết luận số 34-KL/TW ngày 07/8/2018 của Bộ Chính trị về thực hiện một số mô hình thí điểm theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, cụ thể như: (1) Thí điểm kiêm nhiệm chức danh người đứng đầu cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy và cơ quan chuyên môn của chính quyền có chức năng, nhiệm

vụ tương đồng cấp tỉnh, cấp huyện ở những nơi có đủ điều kiện; (2) Hợp nhất cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy với cơ quan chuyên môn (hoặc tham mưu) thuộc Ủy ban nhân dân có chức năng, nhiệm vụ tương đồng cấp tỉnh, cấp huyện ở những nơi có đủ điều kiện; (3) Thí điểm trưởng ban dân vận cấp ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, cấp huyện ở những nơi có đủ điều kiện; (4) Tổ chức lại đảng bộ khối doanh nghiệp cấp tỉnh; (5) Hợp nhất các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện; (6) Thực hiện thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng UBND tỉnh thành một văn phòng tham mưu, giúp việc chung ở những nơi có đủ điều kiện. [4]

- Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế. Nghị định này quy định chính sách tinh giản biên chế để thực hiện trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị: (1) Các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp xã; (2) Các đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội; (3) Các hội được giao biên chế và ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí để trả lương; (4) Công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước nay được cấp có thẩm quyền bán hết phần vốn nhà nước; (5) Nông, lâm trường quốc doanh sắp xếp lại theo quy định của pháp luật. [8]

- Nghị định số 113/2018/NĐ-CP, ngày 31/8/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, ngày 20/11/2014 về chính sách tinh giản biên chế. Theo đó, quy định về bổ sung thêm đối tượng tinh giản biên chế; đặc biệt, tạiNghị định số 113/2018/NĐ- CP đã bổ sung nhiều điểm mới về cách tính trợ cấp. Nghị định nêu rõ, khi thực hiện tinh giản biên chế không đúng đối tượng theo quy định của pháp luật, người đã hưởng chính sách tinh giản biên chế và cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý trực tiếp người đó phải có trách nhiệm [7]

Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 24/2010/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức. Nghị định có những điểm mới, đáng chú ý như: (1) Không phân biệt văn bằng khi tuyển dụng công chức, viên chức. Các cơ quan sử dụng công chức, viên chức được xác định điều kiện tuyển dụng các công chức, viên chức theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, tuy nhiên không được phân biệt loại hình đào tạo, văn bằng, chứng chỉ, trường công lập, trường ngoài công lập; (2) Quy định “chặt” về điểm ưu tiên trong thi tuyển công chức, viên chức. Theo Nghị định 161/2018/NĐ-CP, một số đối tượng thi tuyển công chức, viên chức không còn được hưởng nhiều điểm ưu tiên như trước đây; (3) Thay đổi cách thức thi tuyển, xét tuyển công chức. Thi tuyển công chức, viên chức: Vòng 1 thi trắc nghiệm trên máy tính về kiến thức chung, ngoại ngữ và tin học; Vòng 2 thi môn nghiệp vụ chuyên ngành với nội dung về kiến thức, năng lực, kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng. Hình thức thi là phỏng vấn hoặc thi viết. Xét tuyển công chức, viên chức: Vòng 1 kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm tại Phiếu đăng ký dự tuyển; Vòng 2 phỏng vấn để kiểm tra về năng lực và trình độ chuyên môn; (4) Thêm điều kiện với người được miễn tập sự; (5) Được ký 2 lần hợp đồng có thời hạn với viên chức.

- Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2018 sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố. Theo Nghị định mới này, số lượng cán bộ, công chức được giảm xuống. Chính phủ cũng đã quyết định thay đổi cách xếp lương, phụ cấp cho một số đối tượng cán bộ, công chức cấp xã; Đồng thời quy định mức phụ cấp đối với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

1.2.2.2. Phổ biến, tuyên truyền về tinh giản biên chế tại cơ quan hành chính nhà nước

Phổ biến, tuyên truyền về tinh giản biên chế tại CQHCNN tốt giúp cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của công tác tinh giản biên chế; về tính đúng đắn của công tác này trong điều kiện hoàn cảnh nhất định và về tính khả thi của nó. Qua đó, để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu quản lý của nhà nước. Đồng thời, còn giúp cho mỗi cán bộ, công chức có trách nhiệm tổ chức thực thi nhận thức được đầy đủ tính chất, trình độ, quy mô của công tác tinh giản biên chế với đời sống xã hội để chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu và triển khai thực thi có hiệu quả công tác này.

Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị quán triệt, tập huấn để tuyên truyền, giáo dục sâu rộng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm về mục tiêu, quan điểm, ý nghĩa, yêu cầu của công tác tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Qua đó, nâng cao trách nhiệm, thống nhất nhận thức và hành động của từng cấp, từng ngành và mỗi cán bộ, công chức, viên chức của hệ thống chính trị. Đồng thời, tạo sự đồng thuận của nhân dân đối với chủ trương quan trọng này.

1.2.2.3. Xây dựng đề án tinh giản biên chế tại các cơ quan hành chính nhà nước

Để triển khai, thực hiện công tác tinh giản biên chế tại CQHCNN, các địa phương phải chủ động, xây dựng, hoàn chỉnh đề án và xác định bước đi, lộ trình phù hợp. Mục tiêu cốt lõi của đề án tinh giản biên chế CQHCNN là tập trung sắp xếp, giảm đầu mối, cấp phó, bỏ cấp trung gian không cần thiết, tránh sự chồng chéo, trùng lắp chức năng, nhiệm vụ, thực hiện tinh giản biên chế. Cụ thể như:

- Thành lập Hội đồng thẩm định Đề án tinh giản biên chế của UBND tỉnh, các Sở, ban, ngành để hướng dẫn, thẩm định Đề án của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.

- Hội đồng thẩm định của UBND tỉnh, gồm: Lãnh đạo UBND tỉnh là Chủ tịch Hội đồng, các Thành viên là Thủ trưởng các Sở, ngành: Nội vụ, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Lao động Thương binh và Xã hội, Thanh tra tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh.

Đề án tinh giản biên chế cần đánh giá kết quả quản lý và sử dụng biên chế; số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; về tuyển dụng, phân công nhiệm vụ, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hàng năm tại địa phương. Nêu những thuận lợi, khó khăn trong quá trình quản lý và sử dụng biên chế (tuyển dụng, phân công nhiệm vụ, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm, đánh giá …).

Trên cơ sở các đề xuất về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy để đề xuất bố trí cán bộ, công chức, viên chức với số lượng phù hợp, đảm bảo chất lượng (phân công nhiệm vụ phù hợp với chuyên môn, năng lực, sở trường; luân chuyển; đào tạo, bồi dưỡng; thu hút nhân tài…) để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao. Đề xuất số biên chế, số lượng người làm việc có thể giảm so với hiện tại (trên cơ sở phân công công việc hợp lý; tăng cường kiêm nhiệm; giảm bộ phận trung gian, hành chính, phục vụ; cho thôi việc với những công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ được giao, hoàn thành nhưng còn hạn chế về năng lực theo quy định...) .

1.2.2.4. Phân công, phối hợp thực hiện tinh giản biên chế

Công tác tinh giản biên chế tại CQHCNN đang được triển khai thực hiện trên phạm vi rộng lớn từ Trung ương đến địa phương, trên mọi ngành, lĩnhvực, số lượng các cơ quan, tổ chức, các cán bộ, công chức, viên chức tham gia thực

hiện công tác là rất lớn và có tính chất hết sức phức tạp. Để tổ chức thực hiện tinh giản biên chế có hiệu quả phải tiến hành phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ở Trung ương và các cấp chính quyền địa phương một cách hợp lý trong từng nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra gắn với thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức này. Trong phân công, phối hợp thực hiện tinh giản biên chế, cần quy định rõ và cụ thể cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp thực hiện để triển khai các nội dung tinh giản biên chế tại CQHCNN qua đó tránh được tình trạng chồng chéo trong quản lý.

Cần phân công nhiệm vụ, trách nhiệm của lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị, tổ chức trực thuộc trong công tác triển khai thực hiện; tổng hợp báo cáo; đề xuất, kiến nghị các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức thực hiện đề án kịp thời, hiệu quả

1.2.2.5. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện tinh giản biên chế

Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện tinh giản biên chế tại CQHCNN giúp kịp thời bổ sung hoàn thiện đề án, đồng thời chấn chỉnh công tác tổ chức thực hiện tinh giản biên chế, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện mục tiêu đề án của địa phương, nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạch triển khai thực hiện tinh giản biên chế. Để theo dõi, kiểm tra, đôn đốc cần phải am hiểu sâu sắc mục tiêu của công tác, đối tượng thụ hưởng và các quy định, công cụ, giải pháp thực hiện tinh giản biên chế, đồng thời cần thu thập, cập nhật đầy đủ các nguồn thông tin, các cơ sở dữ liệu thông tin phản ánh về quá trình triển khai và kết quả thực hiện tinh giản biên chế từ các cơ quan, tổ chức hữu quan trong và ngoài ngành.

Trên cơ sở đó, xử lý phân tích thông tin, đối chiếu so sánh với các quy định trong đề án, các quy định trong kế hoạch, trong quy chế, nội quy để có cơ sở phát hiện phòng ngừa và xử lý vi phạm, phát hiện sơ hở trong quản lý, trong tổ chức thực hiện, đề xuất các giải pháp chấn chỉnh việc thực hiện, điều

chỉnh các biện pháp, cơ chế thực hiện góp phần nâng cao hiệu quả của đề án, kế hoạch tinh giản biên chế.

Bên cạnh đó cần tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện công tác tinh giản biên chế tại CQHCNN. Đây là việc làm cần thiết và là một khâu, một nhiệm vụ rất quan trọng không thể thiếu được trong quá trình thực hiện công tác này. Đánh giá, tổng kết là quá trình xem xét kết luận về sự chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện của chủ thể thực hiện tinh giản biên chế theo các nguyên tắc, tiêu chí nhất định. Ngoài ra, còn phải sử dụng các văn bản quy phạm pháp luật, các báo cáo kết quả thực hiện tinh giản biên chế của các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan. Để tổng kết, đánh giá chính xác, ngoài các tiêu chí ra còn phải căn cứ vào các nguyên tắc đã được xác định, thống nhất giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tinh giản biên chế tại các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh quảng bình (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)