Thực trạng về biên chế, sử dụng biên chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tinh giản biên chế tại các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh quảng bình (Trang 52 - 56)

2.2.2.1. Về số lượng

Hàng năm, trên cơ sở biên chế công chức của Bộ Nội vụ giao, Sở Nội vụ đã tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định biên chế công chức nói chung và biên chế công chức tại CQHCNN trên địa bàn tỉnh đảm bảo đúng quy định, đúng bằng với số lượng biên chế công chức được Bộ Nội vụ giao và giảm dần qua các năm (giảm 188 biên chế từ 2015 đến 2019) theo lộ trình tinh giản [30]

Bảng 2.1: Số biên chế công chức tại cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh Quảng Bình giai đoạn từ 2015 - 2019

Năm Số biên chế được giao Số chính thức Số dự phòng

2015 1.988 1.980 08

2016 1.942 1.936 06

2017 1.890 1.884 06

2018 1.848 1.843 05

2019 1.800 1.798 02

(Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình) 2.1.2.2. Về chất lượng

Theo ngạch: chuyên viên cao cấp và tương đương 12 người, chiếm 0,66%; chuyên viên chính và tương đương 206 người, chiếm 11,4%, chuyên viên và tương đương 1.231 người, chiếm 68%, cán sự và tương đương 349 người 20%.

1%11%

68% 20%

Chuyên viên cao cấp Chuyên viên chính Chuyên viên Cán sự

Biểu đồ 2.1: Trình độ theo ngạch của cán bộ, công chức tại cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Quảng Bình

(Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình)

Theo trình độ chuyên môn: trong tổng số 1.798 công chức có: 13 tiến sĩ (0,7%), 108 thạc sĩ (6%), 1.485 đại học (82,6%), 28 cao đẳng (1,6%), 140 trung cấp (7,8%) và còn lại 24 người đã qua đào tạo sơ cấp (1,3%). Ngoài ra, toàn tỉnh hiện có 93 công chức đang được cử đào tạo sau đại học, dự kiến sẽ tốt nghiệp từ nay đến năm 2021. Như vậy, chưa kể số công chức sẽ cử đi đào tạo hàng năm trong giai

đoạn 2016 - 2020, số công chức có trình độ sau đại học hiện có và số đang đào tạo sẽ tốt nghiệp dự kiến khoảng 201 người (tỷ lệ 11,1%).

Ti?n si Th?c si Ð?i h?c Cao d?ng Trung c?p So c?p

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ trình độ chuyên môn của công chức tại cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh Quảng Bình

(Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình)

Theo trình độ chính trị: cử nhân có 64 người, chiếm 3,5%, cao cấp có 592 người chiếm 33%, trung cấp có 792 người chiếm 40,7%, sơ cấp 350 người chiếm 22,8%

Biểu đồ 2.3: Trình độ chính trị của công chức tại cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh Quảng Bình

Theo độ tuổi: dưới 30 tuổi 297 người chiếm 11,26%; từ 30 đến dưới 50 tuổi có 1.192 người chiếm 66%, từ 50 đến dưới 60 tuổi 309 người, chiếm 22,7%. [30]

Nhìn chung, đội ngũ công chức thuộc CQHCNN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ngày càng được nâng cao trình độ (đặc biệt là công chức có trình độ sau đại học) chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo căn bản, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Cơ chế tuyển dụng ngày càng chặt chẽ, cạnh tranh rộng rãi ngoài xã hội, thu hút được lực lượng sinh viên tốt nghiệp có trình độ tham gia dự tuyển các kỳ thi, là điều kiện căn bản để tuyển dụng được người tài vào CQHCNN. Việc bố trí, sử dụng đội ngũ công chức theo xu hướng chuyên môn, nghiệp vụ với vị trí việc làm đã phát huy tích cực trong việc chuyên môn hóa cao. Tuy nhiên, việc bố trí số lượng biên chế công chức tại một số cơ quan đơn vị chưa phù hợp. Một số trường hợp công chức quản lý không đảm bảo trình độ chuyên môn, nhiều nhất là chưa đảm bảo đầy đủ các điều kiện tiêu chuẩn về ngoại ngữ, tin học. Vẫn tồn tại trường hợp đào tạo sau đai học không gắn với quy hoạch, chuyên môn không gắn với vị trí việc làm.

Bên cạnh đó, thực hiện theo chủ trương của Đảng, Nhà nước, tỉnh Quảng Bình nói chung và các CQHCNN trên địa bàn tỉnh cũng đang quyết liệt thực hiện việc đổi mới sắp xếp vị trí việc làm, tinh giản biên chế. Qua đó, có tác động lớn tới hoạt động xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và xây dựng đội ngũ công chức tại CQHCNN trên địa bàn tỉnh nói riêng. Chủ trương, chính sách trên bảo đảm sắp xếp, bố trí công chức nhà nước khoa học, hợp lý, đúng người, đúng việc, qua đó phát huy sở trường, năng lực của mỗi công chức, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công vụ.

Vì vậy, chủ trương trên cũng góp phần giảm số lượng đầu mối trung gian và biên chế công chức tại CQHCNN tại tỉnh, từ đó bảo đảm tốt hơn các chế độ, chính sách cho họ. Tuy nhiên, việc bỏ đầu mối trung gian, cũng như sát

nhập một số cơ quan có chức năng, nhiệm vụ tương đồng trong các CQHCNN tại tỉnh Quảng Bình đã làm nhiều công chức không còn được vị trí đương chức, nhiều đồng chí cấp trưởng xuống làm cấp phó, cấp phó xuống làm chuyên viên, qua đây ảnh hưởng nhất định tới tâm tư, tình cảm của đội ngũ công chức. Việc tinh giản biên chế cũng gây ra tâm lý hoang mang, bất an trong đội ngũ công chức CQHCNN, nhiều công chức không an tâm tư tưởng công tác, từ đó làm giảm chất lượng hoạt động công vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tinh giản biên chế tại các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh quảng bình (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)