Đây là điểm khó nhất trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế. Bởi vì, biện pháp dù có hay và phù hợp đến đâu, nếu người đứng đầu không kiên định, quyết tâm, không có bản lĩnh chính trị; không “đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân”; không công tâm, khách quan, “liêm chính, chí công vô
tư” khi sử dụng quyền hạn của mình... thì không thể đưa được những người không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị vào diện thực hiện chính sách tinh giản biên chế; không thể nào tinh giản biên chế được.Đặc biệt, trong bối cảnh nhạy cảm liên quan trực tiếp đến con người, cơ quan, tổ chức của tinh giản biên chế... người đứng đầu cơ quan, tổ chức có vai trò quan trọng nhất, bởi chính họ là người chịu trách nhiệm lãnh đạo xây dựng và tổ chức thực hiện lộ trình tinh giản biên chế.
Cần có những quy định pháp lý để ràng buộc sự cam kết của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đối với trách nhiệm thực hiện tinh giản biên chế. Lấy kết quả thực hiện việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và tín nhiệm đối với người đứng đầu các CQHCNN tại tỉnh Quảng Bình.
Cần có những hình thức kỷ luật nghiêm khắc nếu người đứng đầu không thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm đã được phân công, đảm nhiệm. Ví như, trong đơn vị để xảy ra hiện trạng: Biên chế tăng không giảm và ngày càng “phình to”; biên chế giảm nhưng “tinh giản không đúng đối tượng”, chủ yếu là người về hưu và sắp đến tuổi nghỉ hưu; trong đơn vị, lãnh đạo nhiều hơn nhân viên; tình trạng trù dập, lôi bè kéo cánh, tìm mọi cách “đưa người trong nhà, trong họ vào làm việc”; để mất đoàn kết kéo dài trong đơn vị...
Người đứng đầu “phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng”; thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình; lấy “cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư” là kim chỉ nam trong công tác tinh giản biên chế. Người đứng đầu phải xác định rõ, “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, muôn sự “thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” để “làm cho tốt” công tác tổ chức cán bộ trong lộ trình tinh giản biên chế; chú trọng thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; bảo đảm đến năm 2021 giảm được 10% so với biên chế giao năm 2015.
3.2.5. Đổi mới công tác đánh giá cán bộ, công chức tại các cơ quan hành chính nhà nước
Một trong những bất cập khó khăn của việc tinh giản biên chế tại các CQHCNN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là công tác đánh giá, phân loại cán bộ chưa sát thực chất nên không có cơ sở đưa vào diện tinh giản biên chế để cho thôi việc, hưởng chế độ chính sách, số đối tượng thuộc diện tinh giản thực chất phần lớn là những cán bộ công chức sắp đến tuổi nghỉ hưu hoặc đến tuổi nghỉ hưu. Vì vậy, để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đánh giá cán bộ, lấy đó làm căn cứ để thực hiện tinh giản biên chế thì cấp ủy tỉnh Quảng bình cũng như tại các CQHCNN trên địa bàn tỉnh cần tập trung xây dựng bộ tiêu chuẩn chức danh đối với từng ngạch lãnh đạo, từng ngành. Cụ thể hóa bộ tiêu chí đánh giá cán bộ theo hướng xác định cụ thể công việc; bảo đảm lấy chất lượng, hiệu quả hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao làm thước đo chủ yếu để đánh giá phẩm chất, năng lực của cán bộ. Phương thức đánh giá cần được bổ sung những yếu tố định lượng về công việc, thời gian hoàn thành công việc, tỷ lệ xử lý thỏa đáng tình huống và những giải pháp sáng tạo trong giải quyết công việc.
Nội dung, tiêu chí đánh giá cần phải được thống nhất, cụ thể cho từng loại hình cơ quan, đơn vị; được lượng hóa bằng thang điểm để thuận lợi trong đánh giá phân loại, bảo đảm đánh giá đúng thực chất và khuyến khích, động viên cán bộ làm việc có chất lượng, hiệu quả. Trong đánh giá cán bộ, cần xây dựng tiêu chuẩn cán bộ theo chức danh làm cơ sở cho việc quy hoạch, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ; quy định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng và cơ quan, đơn vị.
Đổi mới việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức theo nguyên tắc: cấp trên đánh giá, phân loại cấp dưới; người đứng đầu đơn vị đánh giá, phân loại công chức thuộc quyền quản lý. Để làm tốt vấn đề này cần phải cụ thể hóa các căn cứ và xây dựng các tiêu chí đánh giá phù hợp cho các vị trí công việc trong các CQHCNN, xác định cách thức thu thập thông tin đánh giá đảm bảo khách quan, chính xác. Cơ sở thực hiện giải pháp này là đề án xây dựng vị trí việc làm của cơ quan, tổ chức đã được phê duyệt, đồng thời mở rộng diện thu thập thông tin đánh giá từ bên ngoài cơ quan, tổ chức đối với việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức.
3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát lộ trình tinh giản biên chế biên chế
Đây cũng là giải pháp đặc biệt quan trọng, là cơ sở, động lực thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ trọng trách của các cấp ủy. Muốn thực hiện cải cách, tinh gọn bộ máy tổ chức, tinh giản biên chế đúng lộ trình (từ năm 2015 - 2021), đạt được mục tiêu đề ra “giảm tối thiểu 10% biên chế so với năm 2015 thì phải tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc triển khai thực hiện nghị quyết, xử lý nghiêm minh cán bộ, đảng viên lợi dụng chức, quyền làm những việc trái với chủ trương, đường lối, chính sách, nghị quyết, kế hoạch của Đảng và Chính phủ, của cấp trên về tinh gọn bộ máy, tổ chức, tinh giản biên chế.
Xử lý nghiêm minh “cán bộ, đảng viên lợi dụng quyền thế của Đảng và Nhà nước” làm những việc trái với chủ trương, đường lối, chính sách, nghị quyết, kế hoạch của Đảng và Chính phủ về tinh gọn bộ máy tổ chức, tinh giản biên chế như, quản lý biên chế tại một số cơ quan chưa nghiêm; cơ cấu công chức chưa hợp lý, số lượng cấp phó ở một số đơn vị vượt quy định, còn mất cân đối về tỷ lệ giữa người giữ chức danh lãnh đạo, quản lý, giữ hàm với công chức tham mưu, giúp việc; tinh giản biên chế chưa đạt mục tiêu đề ra.
Động viên, khen thưởng, tuyên dương kịp thời những cơ quan, đơn vị, nào sáng tạo, làm tốt, hiệu quả đúng với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ và phù hợp với thực tế đơn vị; đồng thời, nhân rộng mô hình tinh giản biên chế đạt được những kết quả điển hình.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện tinh giản biên chế tại các CQHCNN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ở Chương 2, trong Chương 3 đãtập trung nêu phương hướng và đề ra giải pháp cụ thể nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu chính sách tinh giản biên chế tại CQHCNN trong thời gian tới là xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức có chất lượng cao, tận tình phục vụ nhân dân và sự nghiệp cách mạng. Do đó, việc tinh giản đúng đối tượng và đảm bảo công bằng, khách quan trong quá trình tinh giản là yêu cầu đặt ra đối với các cấp và người đứng đầu các đơn vị.
KẾT LUẬN
Tinh giản biên chế tại các CQHCNN là một vấn đề quan trọng trong chủ trương chung của toàn hệ thống chính trị về tinh giản biên chế cán bộ, công chức; sắp xếp lại và tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, quá trình tinh giản biên chế công chức trong CQHCNN hiện nay đang diễn ra trong xu thế cải cách hành chính mạnh mẽ. Bởi thế, kết quả của hoạt động tinh giản biên chế tại CQHCNN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình sẽ góp phần quyết định đến chất lượng chung của công cuộc cải cách hành chính của tỉnh.
Mục tiêu quan trọng trong việc thực hiện tinh giản biên chế là cơ cấu lại bộ máy tổ chức tinh gọn, nâng chất công tác cán bộ, công chức tạo điều kiện cho người có đức, có tài vào hoạt động công vụ trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa ngày càng nhanh của tỉnh. Do vậy, yêu cầu tinh giản biên chế là điều tất yếu, khách quan. Công tác triển khai thực hiện tinh giản biên chế tại các CQHCNN trên địa bàn tỉnh phải bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công khai, đúng quy định; bảo đảm đạt được mục tiêu và hiệu quả, kết quả của công tác tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức.
Để quá trình tinh giản biên chế diễn ra thực sự hiệu quả cần sự kết hợp đồng bộ của quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật và công tác thực thi pháp luật. Theo đó, cần tiến hành nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và thay thế những quy định không phù hợp về tinh giản biên chế. Đồng thời, cần triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt và đặc biệt coi trọng công tác tuyền truyền, phổ biến pháp luật và chính sách và pháp luật về tinh giản biên chế trong các cơ quan, đơn vị cũng như trong nhân dân để chính sách đó thựcsự đi
vào đời sống, làm thay đổi nhận thức về tinh giản biên chế và được độingũ cán bộ, công chức cũng như người dân chấp hành.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế phải coi trọng công tác đánh giá cán bộ, công tác quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ điều kiện, tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, góp phần xây dựng tổ chức bộ máy hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền phục vụ vì lợi ích nhân dân.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Chính trị (2017), Nghị quyết số 18-NQ/TW về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
2. Bộ Chính trị (2015), Nghị quyết số 39-NQ/TW về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
3. Bộ Chính trị (2017), Kết luận số 17-KL/TW ngày 11/9/2017 của Bộ Chính trị về tình hình thực hiện biên chế, tinh giản biên chế của các tổ chức trong hệ thống chính trị năm 2015-2016, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2017 - 2021.
4. Bộ Chính trị (2018), Kết luận số 34-KL/TW, ngày 07/8/2018 của Bộ Chính trị về thực hiện một số mô hình thí điểm theo Nghị quyết số 18- NQ/TW.
5. Bộ Tài chính (2019), Thông tư số 31/2019/TT-BTC ngày 5/6/2019 Hướng dẫn việc xác định nguồn kinh phí và việc lập dự toán, quản lý sử dụng và Quyết toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế.
6. Chính phủ (2003), Nghị định số 71/2003/NĐ-CP về phân cấp quản lý
biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước.
7. Chính phủ (2018), Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, ngày 20/11/2014 về chính sách tinh giản biên chế.
8. Chính phủ (2014), Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014về
chính sách tinh giản biên chế.
9. Cục Thống kê Quảng Bình (2017), Niên giám thống kê Quảng Bình 2016, Nxb Thống kê, tr.13, 28, 35, 45, 46, 47, 48, 80,84, 96, 98,
99,102,170, 172, 174, 176, 186, 212, 213, 215, 216, 236. 277.
10. Nguyễn Hữu Hải (2019), Những vấn đề đặt ra đối với tinh giản biên chế trong các cơ quan nhà nước, Tạp chí Khoa học Nội vụ. T1/2019.
11. Học viện Hành chính (2008), Giáo trình Luật hành chính và tài phán hành chính Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr.89.
12. Nguyễn Hữu Khiển (2014), Tinh giản biên chế, hướng tới nền hành chính chuyên nghiệp, Tạp chí Cộng sản. Tháng 3/2014.
13. Nguyễn Hữu Khiển (2018), Giải pháp cho vấn đề biên chế trong hệ thống hành chính hiện nay, Hà Nội.
14. Đào Thị Hồng Minh (2017), Tinh giản biên chế và một số giải pháp thực hiện trong thời gian tới, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 1/2017.
15. Vũ Thị Nhàn (2017), Thực hiện chính sách tinh giản biên chế từ thực tiễn Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, Luận văn thạc sĩ chính sách công,
Học viện Khoa học xã hội.
16. Quốc hội (1998), Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998
17. Quốc hội (2001), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001).
18. Quốc hội (2003), Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 (sửa đổi, bổsung năm 2003).
19. Phạm Hồng Thái, Đinh Văn Mậu (2012), Giáo trình Luật hành chính, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
20. Vũ Văn Thái (2018), Thực hiện hiệu quả chính sách tinh giản biên chế
đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, Tạp chí tổ chức nhà nước, T9/2018.
21. Lê Như Thanh (2017), Tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính nhà nước - thách thức và giải pháp, Tạp chí tổ chức nhà nước, T3/2017.
22. Văn Tất Thu (2014), Kết quả thực hiện nghị quyết 132 của Chính phủ
và giải pháp tinh giản biên chế trong thời gian tới, Tạp chí Tổ chức nhà nước số 6/2014.
23. Văn Tất Thu (2014), Thực trạng, nguyên nhân tăng biên chế và các giải pháp tinh giản biên chế. Tạp chí Tổ chức nhà nước tháng 9/2014.
24. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39- NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
25. Thủ tướng Chính phủ (2016), Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 06/01/2017 của Thủ tướng Chỉnh phủ về việc đẩy mạnh thực hiện chủ trương tinh giản biên chế.
26. Hà Lê Thành Trung, Võ Diệp Minh Trang, Đồng Thu Trang (2017),
Cơ cấu tổ chức, cơ cấu nhân sự của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Sở trong bối cảnh tinh giản biên chế, Đề tài nghiên cứu khoa học, Đại học Luật
Hà Nội.
27. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2016), Kế hoạch số 132/KH- UBND ngày 23/11/2016 về thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.
28. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2017), Báo cáo kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 06/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện chủ trương tinh giản biên chế.
29. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2017), Quyết định số 2557/QĐ- UBND ngày 17-7-2017 quy định số lượng và lộ trình tinh giản biên chế từ năm 2015-2021 của tỉnh.
sắp xếp tổ chức bộ máy, quản lý biên chế và tinh giản biên chế của UBND tỉnh Quảng Bình từ năm 2015 đến nay.
31. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2020), Báo cáo kết quả thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 56/2017/QH14 của Quốc Hội.
32. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2018), Báo cáo tổng kết tình thực hiện kế hoạch năm 2018 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, ngày 28/11/2018, Quảng Bình.
33. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2016), Quyết định số 2770/QĐ- UBND ngày 13/9/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án tinh giản biên chế giai đoạn 2015 – 2021.
34. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2017), Công văn số 1823/UBND- NC ngày 02/10/2017 của UBND tỉnh về việc đẩy mạnh thực hiện chủ trương tinh giản biên chế theo Chỉ thị số 02/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
35. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2017), Công văn số 1554/UBND-NC
ngày 25/8/2017 của UBND tỉnh về việc đẩy mạnh thực hiện tinh giản biên