Điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tinh giản biên chế tại các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh quảng bình (Trang 45)

- Nguồn nhân lực: Dân số Quảng Bình năm 2018 có 887.595 người, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc là 513.481 người [36]. Dân cư phân bố không đồng đều, 84,80% sống ở vùng đồng bằng; nguồn lao động lớn, dồi dào chiếm 52,26% dân số. Lực lượng lao động đến năm 2017 đã qua đào tạo đạt 60%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 36% [36]. Năm 2018 tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 63,1%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 41,3% [9].

- Tình hình phát triển phát triển kinh tế: Quảng Bình đang phấn đấu đến năm 2020 là địa phương phát triển trong vùng Bắc Trung Bộ, trở thành một tỉnh mạnh về kinh tế biển; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước phát triển hiện đại, phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trong các giai đoạn phát triển.Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2006 - 2010 là 11%, thời kỳ 2010 - 2018 gần 6,8% đây là giai đoạn tăng trưởng thấp so với trước đây, đặc biệt năm 2016 do ảnh hưởng sự cố môi trường biển Formosa đã kéo giảm tốc độ tăng trưởng của địa phương.

- Giá trị sản xuất công nghiệp của Quảng Bình xếp thứ 4 trong khu vực Bắc Trung Bộ [36]. Chỉ số tăng trưởng công nghiệp giai đoạn 2010 - 2018 đạt hơn 8% /năm. Khu vực này có thế mạnh về nguyên liệu sản xuất công nghiệp, khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm, hải sản, du lịch biển, khai thác lợi thế giao lưu, hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á thông qua hệ thống kinh tế cửa khẩu như: Mận Cắn của Nghệ An; Cầu Treo của Hà Tỉnh; Lao Bảo của Quảng Trị và Quảng Bình với cửa khẩu Cha Lo cùng hai nhánh đường Hồ Chí Minh Đông và Tây, quốc lộ 12A…, là lợi thế tạo nên mối liên kết kinh tế cho các địa phương trong vùng với cả nước cũng như khu vực Đông Nam Á.

- Quảng Bình có bờ biển dài 116,04 km với 5 cửa sông, trong đó có hai cửa sông lớn, có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn La, Vịnh Hòn La có diện tích mặt nước 4 km2 , có độ sâu trên 15 mét và xung quanh có các đảo che chắn: Hòn La, Hòn Cọ, Hòn Chùa có thể cho phép tàu 3-5 vạn tấn vào cảng mà không cần nạo vét. Trên đất liền có diện tích khá rộng (trên 400 ha) thuận lợi cho việc xây dựng khu công nghiệp gắn với cảng biển nước sâu. Hệ thống các cảng biển không ngừng được đầu tư nâng cấp nhằm đáp ứng cho sự phát triển của lĩnh vực vận tải biển trong bối cảnh hội nhập, các cảng Nhật Lệ và cảng Gianh đã được đầu tư nâng cấp cho tàu có trọng tải 5.000 DWT ra vào để vận chuyển hàng hóa, cảng nước sâu Hòn La trong giai đoạn 1 đã và đang được triển khai xây dựng cho tàu có trọng tải 10.000 DWT ra vào bến và giai đoạn 2 cho phép tàu có trọng tải 50.000 DWT cập bến vận chuyển và lưu thông hàng hóa, vịnh Hòn La nước sâu, vị trí kín gió rất thuận lợi cho các loại tàu thuyền neo đậu và thuận lợi để phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá và cảng biển.

2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy và biên chế tại các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Quảng Bình

2.2.1Thực trạng về cơ cấu tổ chức, bộ máy

Việc thành lập, kiện toàn, tổ chức lại các CQHCNN thuộc UBND tỉnh Quảng Bình được thực hiện kịp thời và theo quy định của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/04/2014 của Chính phủ Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Qua đó, mô hình tổ chức quản lý đa ngành, đa lĩnh vực là chủ trương, quan điểm nhất quán nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đã khắc phục được sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các CQHCNN, ổn định tổ chức, giúp cho việc chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh Quảng Bình được thuận lợi, góp phần tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cụ thể như sau [36]:

- Sở Nội vụ: Tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về: Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã; những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; công tác thanh niên; thi đua - khen thưởng.

- Sở Tư pháp: Tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về: Công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; kiểm soát thủ tục hành chính; phổ biến, giáo dục pháp luật; pháp chế; công chứng, chứng thực; nuôi con nuôi; trọng tài thương mại; hộ tịch; quốc tịch; lý lịch tư pháp; bồi thường nhà nước; luật sư, tư vấn pháp luật; trợ giúp pháp lý; giám định tư pháp; hòa giải cơ sở; bán đấu giá tài sản; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về: Tổng hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở địa phương; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn viện trợ phi chính phủ; đấu thầu; đăng ký kinh doanh; tổng hợp về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân.

- Sở Tài chính: Tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về: Tài chính; ngân sách nhà nước; thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; tài sản nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; kế toán; kiểm toán độc lập; giá và các hoạt động dịch vụ tài chính tại địa phương theo quy định của pháp luật.

- Sở Công Thương: Tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về: Cơ khí; luyện kim; điện; năng lượng mới; năng lượng tái tạo; dầu khí; hoá chất; vật liệu nổ công nghiệp; công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản; công nghiệp tiêu dùng; công nghiệp thực phẩm; công nghiệp chế biến khác; lưu thông hàng hoá trên địa bàn; xuất khẩu, nhập khẩu; quản lý thị trường; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; quản lý cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hội nhập kinh tế; thương mại quốc tế; quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn; quản lý an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tham mưu, giúp UBNDtỉnh quản lý nhà nước về: Nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thuỷ sản; thuỷ lợi và phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thuỷ sản, muối theo quy định của pháp luật.

- Sở Giao thông vận tải: Tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về: Đường bộ, đường thuỷ nội địa, đường sắt đô thị; vận tải; an toàn giao thông; quản lý, khai thác, duy tu, bảo trì hạ tầng giao thông đô thị gồm: cầu đường bộ, cầu vượt, hè phố, đường phố, dải phân cách, hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu điều khiển giao thông, hầm dành cho người đi bộ, hầm cơ giới đường bộ, cầu đành cho người đi bộ, bến xe, bãi đỗ xe.

- Sở Xây dựng: Tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng và kiến trúc; hoạt động đầu tư xây đựng; phát triển đô

thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng.

- Sở Tài nguyên và Môi trường: Tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về: Đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thuỷ văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo (đối với các tỉnh có biển, đảo).

- Sở Thông tin và Truyền thông: Tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về: Báo chí; xuất bản; bưu chính; viễn thông; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin; điện tử; phát thanh và truyền hình; thông tin đối ngoại; bản tin thông tấn; thông tin cơ sở; hạ tầng thông tin truyền thông; quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng, trên xuất bản phẩm và quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về: Lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội.

- Sở Văn hóa, Thể thao: Tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về: Văn hóa; gia đình; thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo; việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh theo quy định của pháp luật.

- Sở Du lịch: Tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh, các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Sở Khoa học và Công nghệ: Tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về: Hoạt động khoa học và công nghệ; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; sở hữu trí tuệ; ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ; an toàn bức xạ và hạt nhân.

- Sở Giáo dục và Đào tạo: Tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về: Chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo; nhà giáo và công chức, viên chức quản lý giáo dục; cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ.

- Sở Y tế: Tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình.

- Sở Ngoại vụ: Tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về: Công tác ngoại vụ và công tác biên giới lãnh thổ quốc gia.

- Thanh tra tỉnh: Tham mưu, giúp UBNDtỉnh quản lý nhà nước về: Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: Tham mưu, giúp UBND tỉnh về: Chương trình, kế hoạch công tác; tổ chức, quản lý và công bố các thông tin chính thức về hoạt động của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh; đầu mối Cổng thông tin điện tử, kết nối hệ thống thông tin hành chính điện tử chỉ đạo điều hành của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh; quản lý công báo và phục vụ các hoạt động chung; quản lý văn thư - lưu trữ và công tác quản trị nội bộ của Văn phòng.

- Ban Dân tộc: Tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về: Công tác dân tộc.

- Văn phòng HĐND tỉnh: Tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của HĐND, thường trực HĐND, Ban của HĐND và đại biểu HĐND cấp tỉnh.

- Ban Quản lý khu kinh tế: thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với các khu công nghiệp, khu kinh tế và khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh và tổ chức cung cấp dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế.

Như vậy, toàn tỉnh Quảng Bình có 22 CQHCNN, trong đó có 19 đơn vị được thành lập theo Nghị định số 24/2014/NĐ-CP; 01 cơ quan Sở Du lịch được thành lập theo Quyết định số 24/2016/QĐ-UBND ngày 25/8/2016 của UBND tỉnh Quảng Bình và 02 cơ quan hành chính: Văn phòng HĐND tỉnh được thành lập theo Nghị định số 48/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ban Quản lý Khu kinh tế được thành lập theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Bình đã tiếp tục rà soát, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ của các CQHCNN trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của các Bộ quản lý ngành với Bộ Nội vụ. Rà soát, điều chuyển chức năng, nhiệm vụ giữa các CQHCNN, cụ thể như:

- Chuyển chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp từ Sở Giáo dục và Đào tạo sang Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Chuyển chức năng chấp thuận giới thiệu địa điểm sử dụng đất từ Sở Tài nguyên và Môi trường sang Sở Xây dựng.

- Chuyển nhiệm vụ quản lý nhà nước về phân bón từ Sở Công thương sang Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Chuyển nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính từ Sở Tư pháp và chuyển nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính

thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã từ Sở Nội vụ sang Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy quy định về chức năng, nhiệm vụ của các CQHCNN tại tỉnh Quảng Bình chưa thực sự cụ thể, rõ ràng, còn chồng chéo như:

- Chức năng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm giữa Sở Y tế, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; chức năng quản lý về ngành nghề nông thôn giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Sở Công Thương;

- Chức năng, nhiệm vụ tham mưu quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực của một số Sở có tính liên thông với nhau như: Quản lý chi đầu tư phát triển giữa 02 ngành tài chính và kế hoạch, đầu tư; quản lý quy hoạch và đầu tư phát triển hạ tầng đô thị giữa 02 ngành giao thông vận tải và xây dựng chưa được thống nhất quản lý bởi một đầu mối, dẫn đến giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực trên địa bàn.

2.2.2. Thực trạng về biên chế, sử dụng biên chế

2.2.2.1. Về số lượng

Hàng năm, trên cơ sở biên chế công chức của Bộ Nội vụ giao, Sở Nội vụ đã tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định biên chế công chức nói chung và biên chế công chức tại CQHCNN trên địa bàn tỉnh đảm bảo đúng quy định, đúng bằng với số lượng biên chế công chức được Bộ Nội vụ giao và giảm dần qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tinh giản biên chế tại các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh quảng bình (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)