Chính sách đào tạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 28 - 31)

Từ những phân tích trên có thể hiểu chính sách đào tạo nghề là những định hướng mang tính tổng thể về nội dung, chương trình, dự án đào tạo nghề thông qua hệ thông các trường đào tạo nghề, các trung tâm hướng nghiệp tác động đến một đối tượng cụ thể nhằm giải quyết một cách tốt nhất những nhu cầu về việc làm cho người lao động góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Một số điểm r t ra về mục tiêu và nội dung chính sách đào tạo nghề:

Thứ nhất, chủ thể của Chính sách đào tạo nghề cho người lao động

được đề cập chính là Nhà nước, mà cụ thể là Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính sách đào tạo nghề của một địa phương cụ thể chỉ được xem xét trong chừng mực để làm rõ chủ trương chung của quốc gia.

Thứ hai, mục tiêu của Chính sách đào tạo nghề bao gồm cả khía cạnh

kinh tế, xã hội và môi trường. Mục tiêu kinh tế là tạo điều kiện cho người lao động tiếp cận được các ngành nghề mới góp phần vào việc tăng trưởng và phát triển kinh tế địa phương, cải thiện thu nhập của các hộ gia đình. Mục tiêu

21

xã hội là góp phần xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, giảm độ chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn. Mục tiêu môi trường của chính sách đào tạo nghề là phát triển các ngành kinh tế một cách bền vững, tiến hành sản xuất đi đôi với giữ gìn và bảo vệ môi trường. Có thể thấy, mục tiêu của chính sách đào tạo nghề là rất rộng và phức tạp. Vì vậy, khi hoạch định và phát triển chính sách đào tạo nghề là việc làm rất khó khăn.

Thứ ba, do tính đa dạng của các vùng miền, tính đặc thù của thanh

niên (trình độ học vấn không đồng đều, lao động theo mùa vụ, thói quen canh tác...). Vì vậy, khi nghiên cứu tình hình thực hiện Đề án đào tạo nghề cần phải ch đến yếu tố này để tổ chức các khóa đào tạo phải linh hoạt về chương trình đào tạo, nội dung đào tạo, hình thức đào tạo, phương pháp truyền đạt phù hợp với trình độ người học.

Chính sách đào tạo nghề được Nhà nước đưa ra nhằm nâng cao chất lượng lao động và làm thay đổi cơ cấu ngành lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp và tăng lao động ngành nghề và phi nông nghiệp, nâng cao tính bền vững của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm chênh lệch về thu nhập, thực hiện xóa đói, giảm nghèo và cải thiện các vấn đề về xã hội.

Chính sách đào tạo nghề cho người lao động bao hàm trong nó chủ định của Nhà nước, mục tiêu mà Nhà nước mong muốn đạt tới là cơ cấu ngành lao động tiến bộ hơn. Ở phạm vi nhỏ là cơ cấu của tỉnh, huyện tiến bộ hơn so với trước khi thực hiện chính sách.

1.1.3.1. Mục tiêu đào tạo nghề:

Mục tiêu đào tạo nghề là tạo ra nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ nguồn nhân lực của xã hội. Hiện nay, nước ta đa phần là những người lao động có trình độ thấp, chưa có khả năng tiếp cận với khoa học, công nghệ tiên tiến. Đào tạo nghề là con đường gi p cho những người được đào tạo nâng cao nhận thức về ngành nghề được đào tạo, đáp ứng yêu cầu của nhà sử dụng lao động, nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống.

22

Tại điều 33, Luật giáo dục 2005 và tại điều 4 Luật dạy nghề có nêu: “Mục tiêu dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước”

1.1.3.2. Nội dung chính sách đào tạo nghề

Chính sách với người được đào tạo: Những người được đào tạo được

hưởng chính sách người có công, quân nhân xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, người tàn tật, khuyết tật… được hỗ trợ chi phí học nghề, sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tìm việc làm, tự tạo việc làm, lập thân, lập nghiệp.

Chính sách đối với giảng viên đào tạo: Chính sách đối với giảng viên

dạy nghề ngày càng được quan tâm. Hiện nay, họ được hưởng các chính sách chung đối với nhà giáo trong hệ thống giáo dục quốc dân. Ngoài ra, còn có một số chế độ, chính sách riêng đối với giáo viên dạy nghề như: chính sách về phụ cấp cho giáo viên khi dạy thực hành các nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và phụ cấp đặc thù cho giáo viên dạy nghề cho ngưới tàn tật, khuyết tật. Giáo viên dạy nghề ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn đều có chế độ đãi ngộ riêng…

Chính sách đối với cơ sở đào tạo nghề: Nhà nước có chính sách đầu

tư mở rộng mạng lưới cơ sở đào tạo nghề như việc hỗ trợ kinh phí, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề cho các trung tâm dạy nghề, hỗ trợ cho các làng nghề truyền thống để tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn. Ngày 23/5/2014, Thủ tướng đã ban hành quyết định số 761/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020, trong đó nêu rõ

23

những ưu đãi về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại để phát triển hệ thống trường này, góp phần đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ, có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp cao, trên cơ sở đó tăng cường năng lực cạnh tranh của người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 28 - 31)