Kinh nghiệm trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 48 - 50)

Thực tế hiện nay, một số tỉnh trong nước có sự quan tâm, ch trọng trong thực hiện chính sách đào tạo nghề đã đem lại những hiệu quả thiết thực trong việc giải quyết nhu cầu việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của những người lao động trẻ tuổi.

* Kinh nghiệm của Quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng:

Tại Quận Lê Chân, thành phố Hải phòng, đào tạo nghề cho thanh niên được gắn với việc làm thông qua đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp

41

là chủ trương thiết thực, đ ng đắn đã được thực hiện từ nhiều năm nay. Hiệu quả được thể hiện qua việc thu h t được nhiều lao động trẻ, nhất là lao động nông thôn tham gia học nghề và và coi đây là con đường để lập thân, lập nghiệp.

Công tác dạy nghề, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên luôn được các cấp, các ngành của thành phố ch trọng, thành phố coi đây là biện pháp chính để thực hiện bảo đảm an sinh xã hội của thành phố. Thành phố đã thành lập Sàn giao dịch việc làm để gi p người lao động nói chung mà chủ yếu là thanh niên trong độ tuổi lao động cập nhật những thông tin cần thiết về thị trường lao động, hiểu biết thêm về các doanh nghiệp, đối tác trên địa bàn, góp phần giải quyết nhu cầu việc làm cho thanh niên thành phố.

Tổng kết 5 năm từ 2014-2018; trung bình mỗi năm quận Lê Chân đã tuyển sinh đào tạo nghề được trên 6.000 học sinh, sinh viên. Trong đó, trình độ cao đẳng nghề khoảng 1.000 người, trung cấp nghề là 700 người; sơ cấp nghề và nghề thường xuyên đạt trên 4.000 lượt người. Công tác đào tạo nghề cho thanh niên lao động nông thôn được triển khai tích cực. Với sự quan tâm đến chất lượng đào tạo nên tỷ lệ có việc làm sau đào tạo nghề đạt 85%, đây là một con số ấn tượng gi p thanh niên trên địa bàn ngày càng tin tưởng vào chính sách đào tạo nghề của quận.

* Kinh nghiệm đào tạo nghề của thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ:

Đào tạo nghề của thị xã Ph Thọ được các cấp, ngành tại địa phương rất quan tâm. UBND tỉnh giao Sở Lao động, Thương binh, Xã hội chủ trì, phối hợp với các trung tâm đào tạo tập trung lên kế hoạch, dự báo nhu cầu việc làm thị trường.

Sau khi có kế hoạch cụ thể, giao cho các cơ sở tạo tính toán cụ thể, dự báo chi tiết nhu cầu từng nghề được đào tạo, nếu không thì sẽ không được mở lớp đào tạo nghề. Đây là điểm mới trong công tác đào tạo nghề cho người lao động nông thôn, bởi vì việc dự báo việc làm không phải là trách nhiệm của

42

cán bộ quản l đào tạo nghề mà thay vào đó phải do cơ sở tạo việc làm đảm nhận, đảm bảo đ ng chuyên môn cũng như tính cập nhật về nhu cầu thị trường lao động.

Để chương trình dự án được vận hành một cách thuận lợi, không thể thiếu được vai trò nòng cốt của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, đã tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh giao hẳn việc đào tạo nghề nông nghiệp cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Người lao động được quyền chọn học ngành nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp, tuỳ theo năng lực của cá nhân và sau khi học nghề sẽ kiếm được việc làm hoặc tự tạo việc làm. Hiện tại, các cơ sở đào tạo nghề liên kết với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để cùng nhau giải quyết việc làm cho người lao động. Trong thời gian học nghề mành tre trúc, học viên vừa được đào tạo về l thuyết vừa đào tạo về thực hành, nhờ vậy mà kiến thức nghề cũng như trình độ tay nghề nâng cao, đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Theo đánh giá của doanh nghiệp, khi tuyển dụng người học nghề từ các cơ sở đào tạo nghề của thị xã Phú Thọ giúp họ r t ngắn được thời gian đào tạo, bồi dư ng thêm chuyên môn cho người lao động. Do việc làm quen với thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất ngay từ đầu, không mấy xa lạ với người lao động, chất lượng nguồn lao động từ việc học nghề được tăng lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 48 - 50)