Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 98 - 101)

dụng lao động trên địa bàn:

- Thứ nhất, hình thành hệ thống cơ sở GDNN có sự phân tầng có

trường chất lượng cao, đào tạo những nghề mũi nhọn, đáp ứng nhân lực chất lượng cao cho các KCN có công nghệ tiến tiến trên địa bàn; đồng thời có những trường có những nghề phổ biến, đào tạo nhân lực có tính đại trà cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khuyến khích hình thành các cơ sở GDNN, các trung tâm đào tạo tại KCN; xây dựng mô hình “Trường trong doanh nghiệp”.

- Thứ hai, nâng cao chất lượng đào tạo trên cơ sở đổi mới, nâng cao

chất lượng các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo:

+ Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên: Đào tạo, bồi dư ng đội ngũ giáo viên hướng tới theo chuẩn quốc tế; đội ngũ giáo viên giảng dạy các bộ chương trình chuyển giao phải đáp ứng tiêu chuẩn giáo viên của các nước trong khu vực và được các nước chuyển giao công nhận; đổi mới chương trình đào tạo tiếp cận trình độ tiên tiến của các nước phát triển trên thế giới: Xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra, tương thích với chương trình của các nước trong khu vực và thế giới;

+ Chuẩn hóa cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo: Đầu tư đồng bộ thiết bị đào tạo hướng tới phù hợp với công nghệ sản xuất của doanh nghiệp và theo

91

chuẩn quốc tế. Tăng cường đào tạo tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp bảo đảm cho người học nghề có khả năng giao tiếp trong quá trình làm việc; sinh viên tốt nghiệp chương trình chất lượng cao có khả năng làm việc tại các doanh nghiệp FDI, các nước trong khu vực ASEAN và thế giới...

- Thứ ba, có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa ba bên gồm cơ quan quản l

Nhà nước vể GDNN với đại diện nhà sử dụng lao động và cơ sở GDNN để đảm bảo cho các hoạt động của hệ thống GDNN hướng vào việc đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong KCN trên địa bàn nói riêng, cho thi trường lao động toàn tỉnh và khu vực nói chung;

Cũng theo Luật GDNN, doanh nghiệp có trách nhiệm chính trong việc ĐTN cho doanh nghiệp của mình (tự tổ chức đào tạo, bồi dư ng cho lao động của doanh nghiệp; phối hợp với CSDN để cùng đào tạo, đặt hàng đào tạo); đồng thời trực tiếp tham gia vào các hoạt động đào tạo nghề nghiệp (xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề, xác định danh mục nghề, xây dựng chương trình đào tạo, đánh giá kết quả học tập của người học nghề…). Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp thông tin về nhu cầu việc làm và các chế độ đối với người lao động cho các cơ sở GDNN; đồng thời thường xuyên có thông tin phản hồi cho cơ sở GDNN về mức độ hài lòng đối với “sản phẩm” đào tạo của các cơ sở này. Cơ sở GDNN thường xuyên tổ chức theo dõi, thu thập thông tin về học sinh học nghề sau khi tốt nghiệp. Cơ sở GDNN có trách nhiệm tiếp nhận các thông tin từ phía doanh nghiệp và thay đổi quá trình đào tạo để thích ứng với nhu cầu của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp chủ động tích cực tham gia vào hệ thống GDNN với vai trò là nhà đầu tư và đồng thời cũng là đối tác khách hàng cho chính “sản phẩm” của mình. Xây dựng mô hình “Trường trong doanh nghiệp”; mô hình được thực hiện từ lâu ở nhiều nước công nghiệp cần được học tập. Theo đó mô hình “Trường trong doanh nghiệp” nhấn mạnh vai trò “đào tạo” của doanh nghiệp với giáo viên chính là những thợ bậc cao, những kỹ sư lành nghề trong

92

doanh nghiệp kèm cặp hướng dẫn học viên trên những thiết bị máy móc của doanh nghiệp. Học viên sẽ đảm trách những công việc đơn giản đến trung bình. Chương trình học sẽ được phát triển bởi sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp. Tuy nhiên mô hình này sẽ gặp trở ngại nếu doanh nghiệp chưa thấy được hiệu quả của quá trình đào tạo này.

- Thứ tư, phát triển hệ thống thông tin TTLĐ để gắn kết đào tạo và sử

dụng lao động. Hệ thống thông tin TTLĐ được coi là công cụ quan trọng để điều tiết cung- cầu trong thị trường lao động. Do đó hệ thống thông tin này cần được thiết lập cả ở cấp trung ương và cấp địa phương, với những chỉ tiêu thống nhất. Trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, thông tin về “cung” cần thống nhất các chỉ tiêu về tuyển sinh, về ngành nghề đào tạo, về “ chuẩn đầu ra”đối với từng nghề ở từng cấp trình dộ…Thông tin về “cầu” cần thống nhất được các chỉ tiêu về các tiêu chuẩn, kỹ năng nghề nghiệp doanh nghiệp cần đối với một nghề…Bên cạnh đó, cần có các thông tin chung về quy mô tuyển sinh, về cơ cấu ngành nghề đào tạo; về đị điểm nhà trường… (về phía “cung”) và về vị trí việc làm, về mức lương có khả năng được hưởng, về điều kiện làm việc…( về phía “cầu”). Các thông tin này cần được kết nối, cần được chia sẻ.Chính vì vậy, cần thiết phải xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và phát triển hạ tầng công nghệ thông tin.

- Thứ năm, hình thành và tăng cường chất lượng hoạt động của các

trung tâm quan hệ doanh nghiệp trong các cơ sở GDNN để làm tốt vai trò cầu nối giữa đào tạo và sử dụng lao động. Trong thời gian vừa qua, một số cơ sở dạy nghề đã đầu tư và phát triển các trung tâm/đơn vị quan hệ doanh nghiệp và thực tế đã chứng minh rằng ở CSDN nào, có các trung tâm/dơn vị quan hệ doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, thì cơ sở đó có sự gắn kết tốt với doanh nghiệp và chất lượng đào tạo được nâng lên. Vì vậy, trong thời gian tới cần đẩy mạnh phát triển các trung tâm/đơn vị này ở tất cả các trường trung cấp, trường cao đẳng trong hệ thống GDNN. Các trung tâm này phải có tính

93

chuyên nghiệp cao, đội ngũ nhân viên phải được trang bị các kiến thức chuyên ngành về quan hệ khách hàng, kiến thức về makerting xã hội và có các điều kiện làm việc hợp l .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 98 - 101)