đào tạo nghề cho thanh niên:
1.1.4.1 Sự cần thiết của chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
* Giải quyết việc làm cho thanh niên, góp phần bảo đảm ổn định an sinh, công bằng xã hội.
Việc làm có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nó không thể thiếu đối với từng cá nhân và toàn bộ nền kinh tế, là vấn đề cốt lõi trong mối quan hệ khăng khít kinh tế- xã hội. Bảo đảm sự phát triển bền vững, ổn định của đất nước phải đi đôi với vấn đề giải quyết việc làm cho xã hội. Giải quyết việc làm nói chung hay giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Ph c Yên nói riêng vừa tận dụng được tối đa nguồn nhân lực vào phát triển kinh tế- xã hội, vừa phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương và khu vực phụ cận.
Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên sẽ tạo điều kiện để phát triển nguồn lao động đông đảo về số lượng và chất lượng, làm cơ sở cho nền kinh tế quốc dân tăng trưởng bền vững. Chính sách đào tạo nghề luôn là mối quan tâm hàng đầu của thanh niên, nếu như những chính sách này không đáp ứng được nhu cầu bức thiết của xã hội, nhu cầu mong muốn thực tế của thanh niên sẽ là nguyên nhân chính gây nên những vấn đề về tư tưởng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; từ đó dẫn đến phát sinh các tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma t y, rượu chè…ảnh hưởng nghiêm trọng đến đạo đức xã hội và tương lai, vận mệnh của dân tộc.
Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố Ph c Yên chính là tạo ra cho thanh niên nơi đây có điều kiện được rèn
24
luyện, thể hiện, đem khả năng của mình gi p sức cho quê hương, đất nước. Thể hiện đ ng tính chất của thanh niên là nhóm người tiên phòng đi đầu trong các phong trào, là nguồn lực tiềm năng về nhiệt huyết, hoài bão và sức lực mạnh mẽ.
Muốn th c đẩy phát triển khả năng của thanh niên Việt Nam bắt buộc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân Việt Nam, Đảng và Nhà nước phải có chủ trương, đường lối đầu tư về chính sách làm kinh tế, đào tạo học tập để rèn luyện cho thanh niên chí kiên cường trong thời đại kinh tế mới.
* Giảm áp lực về quá trình đô thị hóa, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
Thông qua việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên sẽ giảm được tình trạng thanh niên ra thành phố, các đô thị lớn để tìm kiếm việc làm, làm quá trình đô thị hóa tăng lên nhanh chóng, đồng thời cũng làm tăng nguy cơ tiềm ẩn những hệ lụy phức tạp, tệ nạn xã hội cho các đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội.
Các trung tâm, cơ sở đào tạo nghề tại địa phương mục đích là đào tạo, tạo ra nghề nghiệp cho người lao động tai khu vực, bổ sung ngân sách cho địa phương. Những cơ sở đào tạo nghề cũng là yếu tố tích cực để nhà đầu tư tìm đến địa phương, tập trung khai thác vào các tiềm năng, thế mạnh của địa phương và cơ sở đào tạo. Do vậy, việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên có nghĩa quan trọng trong việc cơ cấu lại đối tượng lao động, đội ngũ cán bộ quản l , giáo viên các cơ sở đào tạo nghề.
* Tạo điều kiện để các trung tâm, cơ sở đào tạo nghề trong việc thu hút thanh niên tham gia vào quá trình đào tạo và lựa chọn ngành nghề phù hợp
Thông qua việc thực hiện các chính sách của Nhà nước sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin ngành nghề, nhu cầu lao động tại từng địa phương, từng
25
lĩnh vực, cũng như cung cấp cho thanh niên những kỹ năng, kiến thức thực tế để đáp ứng nhu cầu xã hội.
Các trung tâm, cơ sở đào tạo nghề có thể căn cứ vào các văn bản Luật, văn bản dưới luật, các hướng dẫn của các cấp Bộ, ngành, chính quyền địa phương để lựa chọn các ngành nghề, lĩnh vực phù hợp với khả năng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của xã hội và thanh niên trên địa bàn. Trong đó, đặc biệt ch trọng đến những lĩnh vực truyền thống, lĩnh vực sở trường của vùng miền, địa phương hoặc của bản thân trung tâm làm hạt nhân phát triển.
* Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế và đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0
Công tác đào tạo nghề cho thanh niên mục tiêu trước hết phải việc rèn luyện bản lĩnh, lập trường, giáo dục chính trị, tư tưởng sau mới đào tạo về tri thức, nghiệp vụ, chuyên môn, tay nghề. Đào tạo nghề cho thanh niên mà không đáp ứng được nhu cầu thị trường, nhu cầu của doanh nghiệp, không phù hợp với đặc điểm kinh tế- xã hội mỗi địa phương thì việc đào tạo cũng không có nghĩa bởi lẽ việc đào tọa chưa gắn với giải quyết việc làm. Việc xác định được cơ cấu đào tạo nghề phù hợp sẽ góp phần giảm sự mất cân bằng cung - cầu lao động trên thị trường, không gây lãng phí nguồn lực của xã hội. Đồng thời, qua các hình thức đào tạo nghề tập trung cho đối tượng lao động trẻ có thể đáp ứng được yêu cầu của sản xuất - kinh doanh và làm việc tại địa phương.
Nhà nước quản l chương trình và nội dung đào tạo khuyến khích các cơ sở đào tạo chuẩn hoá chương trình và đẩy lên ngang tiêu chuẩn quốc tế, có tác dụng gi p cho việc hội nhập, từng bước đáp ứng nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.
1.1.4.2. Các yếu tố tác động đến việc thực thi chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên diễn ra trong một thời gian dài, trong không gian rộng lớn bao gồm các
26
tỉnh, thành phố có điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa khác nhau trong cả nước và liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân. Vì thế kết quả tổ chức thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên cũng sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, có thể chia thành 2 nhóm như sau:
* Yếu tố khách quan:
Điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán
Đối với các địa phương, phong tục của làng, xã, họ tộc có ảnh hưởng đáng kể đến tạo việc làm cho thanh niên nhất là địa bàn nông thôn, nó tác động đến việc chọn nghề nghiệp cho thanh niên. Đặc biệt là các khu vực nông thôn, nhiều gia đình gắn việc học đại học thì mới mở mang, rạng danh dòng họ và chỉ có học đại học mới có thể thành công trong cuộc sống hoặc có gia đình cho rằng phải theo học các trường sĩ quan, sư phạm .. để được nhà nước hỗ trợ đào tạo. Tư tưởng này, đã khiến cho việc lựa chọn nghề nghiệp của các em bị lệch lạc, tạo nên xu thế chạy theo bằng cấp, thiếu thực tế.
Vị trí địa l nước ta khá đa dạng, có nơi có điều kiện thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên, có nhiều nơi lại có điều kiện khắc nghiệt, khó khăn ảnh hưởng đến lao động sản xuất; việc này dẫn đến nhu cầu về nguồn nhân lực phân bổ không đều cả về số lượng lẫn ngành nghề theo khu vực; đòi hỏi việc quy hoạch phải chi tiết, khoa học về chính sách đào tạo nghề một cách lâu dài và bền vững.
Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất
Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa- Hiện đại hóa, phải đầu tư cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của xã hội trong khi nguồn lực của quốc gia có giới hạn. Do vậy, quá trình đầu tư cho chính sách dào tạo nghề nói chung, chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nói riêng khó tránh khỏi những hạn chế về nguồn lực tài chính, cân bằng giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng.
Cơ sở vật chất và trang thiết bị đào tạo nghề là yếu tố hết sức quan trọng, nó tác động trực tiếp đến chất lượng đào tạo nghề, ứng với mỗi nghề dù đơn
27
giản hay phức tạp cũng cần phải có các máy móc, trang thiết bị chuyên dùng phục vụ cho giảng dạy và học tập. Nó gi p cho học viên có điều kiện thực hành để hoàn thiện kỹ năng.
Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề càng tốt, càng hiện đại bao nhiêu thì người học viên càng thích ứng, vận dụng nhanh chóng với sản xuất trong thực tế bấy nhiêu.
Tác động của nền kinh tế thị trường
Xu hướng “quốc tế hóa- toàn cầu hóa” là xu hướng chung của xã hội hiện đại, nó tác động đến đến mọi quốc gia, dân tộc và Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ. Trong những điều kiện thuận lợi, Việt Nam đã thu h t được nhiều nguồn đầu tư và tiếp thu tinh hoa khoa học kỹ thuật của Nhân loại, tuy nhiên khi kinh tế thế giới gặp khủng hoảng hoặc chiến tranh thương mại giữa những siêu cường nổ ra cũng gây ra nhiều khó khăn, thách thức cho các nước đang phát triển như nước ta.
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, người chiến thắng là người có thông tin nhanh; do vậy, đồi hỏi mỗi công đoạn, mỗi ngành nghề đều phải có sự nhanh nhạy, có yếu tố công nghệ và thông tin cũng đặt ra nhiều thách thức đối với chính sách đào tạo nghề hiện nay.
* Yếu tố chủ quan:
Chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Đảng xây dựng chủ trương, đường lối, Nhà nước cụ thể hóa đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Khi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phù hợp với điều kiện thực tế và tốc độ phát triển về việc làm sẽ tạo điều kiện giải quyết hiệu quả vấn đề lao động, việc làm và ngược lại.
Năng lực của cán bộ trong thực thi chính sách
Năng lực thực thi chính sách của cán bộ trong bộ máy quản l Nhà nước có vai trò quyết định đến kết quả tổ chức thực thi chính sách. Năng lực thực thi của cán bộ là thước đo bao gồm nhiều tiêu chí phản ánh về đạo đức
28
công vụ, về năng lực xây dựng kế hoạch, thiết kế tổ chức, năng lực phân tích, dự báo để có thể chủ động ứng phó với những tình huống phát sinh trong tương lai.
Năng lực của cán bộ thực thi chính sách đào tạo nghề cho thanh niên cũng giữ vị trí vô cùng quan trọng, là yếu tố quyết định đến kết quả tổ chức thực thi chính sách. Nếu năng lực của cán bộ thực thi chính sách yếu kém sẽ đưa ra những kế hoạch dự kiến không sát thực tế, làm lăng phí nguồn lực huy động, giảm hiệu lực, hiệu quả của chính sách, thậm chí còn làm biến dạng chính sách trong quá trình thực hiện.
Đội ngũ giáo viên đào tạo nghề đào tạo nghề:
Giáo viên đào tạo nghề là những người truyền đạt kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm của mình cho các học viên trên cơ sở thiết bị đào tạo. Vì vậy, năng lực giáo viên đào tạo nghề tác động trực tiếp lên chất lượng công tác đào tạo nghề. Đào tạo nghề có những nét khác biệt so với các cấp học khác trong nền giáo dục quốc dân, đó là ngành nghề đào tạo rất đa dạng, học viên và nghề học có rất nhiều cấp trình độ khác nhau. Sự khác biệt đó làm cho đội ngũ giáo viên đào tạo nghề cũng rất đa dạng với nhiều cấp trình độ khác nhau. Năng lực của giáo viên đào tạo nghề tốt thì mới có thể đào tạo được các học viên được tốt, đảm bảo được chất lượng của các cơ sở đào tạo.
Trình độ giáo viên còn được phản ánh thông qua việc hoạch định, xây dựng chương trình đào tạo nghề; chương trình đào tạo nghề phải khoa học, phải cân đối giữa l thuyết và thực hành; phù hợp trình độ từng loại đối tượng đào tạo và đề cao đạo đức nghề nghiệp. Chương trình đào tạo được coi là kim chỉ nam để tiến hành đào tạo nghề cho người lao động, để họ dễ tiếp thu kiến thức cũng như các kỹ năng, kỹ xảo của nghề mình theo học.