* Kinh nghiệm từ Na Uy
Na Uy được xem là quốc gia sở hữu nhiều mô hình dạy nghề tiên tiến trên thế giới, lại giàu kinh nghiệm trong việc quản l hệ thống dạy nghề, chính vì vậy trong nhiều năm qua chất lượng đào tạo nghề tại quốc gia này liên tục tăng cao, đáp ứng hiệu quả yêu cầu hội nhập và phát triển.
Hệ thống dạy nghề của Na Uy đang sử dụng mô hình 2+2, tức là 2 năm học ở trường và 2 năm học thực tế tại cơ sở đào tạo hoặc nhà máy và doanh nghiệp. Tuy nhiên theo hướng linh hoạt hơn, việc thực tập không nhất
43
thiết phải là 2 năm cuối cùng mà do doanh nghiệp và nhà trường lập kế hoạch đan xen trong quá trình 4 năm học. Ngoài ra, dựa trên mô hình chung này, các tổ chức đào tạo nghề Na Uy đã thiết lập và xây dựng thêm nhiều mô hình biến thể linh hoạt và uyển chuyển như "mô hình 1+ 3" (1 năm học tại trường và 3 năm học thực hành nghề), "mô hình 0+ 4" (cả 4 năm đều học nghề); qua đó mang lại hiệu quả cao trong công tác đạo tạo và dạy nghề tại quốc gia này.
Theo thống kê, hiện có gần 90% thanh niên Na Uy vào học trường nghề (trường trung học -Secondary School) khi bước qua 15 - 16 tuổi. Sau khi học nghề xong, học sinh có thể tiếp tục học đại học (với việc học bổ sung một số môn khoa học chung như toán, vật l , địa l ...).
* Kinh nghiệm từ Liên bang Nga:
Liên bang Nga có diện tích lên đến 17.100.000 km2; không chỉ là quốc gia lớn nhất thế giới mà còn là nước có diện tích đất nông nghiệp cũng lớn nhất thế giới (trên 210 triệu héc-ta, chiếm 7% đất nông nghiệp toàn cầu), có khả năng sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp nuôi sống toàn bộ dân số trên trái đất.
Để có được những người nông dân tương lai gắn bó với nghề trên đồng ruộng, Chính phủ Liên bang Nga cũng như chính phủ các nước cộng hòa trong Liên bang đã ch phát triển nhiều hình thức đào tạo nghề khác nhau. Trước hết, ch trọng cung cấp những kiến thức cơ bản về nghề nông cho học sinh trung học năm cuối phổ thông, gọi là hình thức đào tạo chuyên nghiệp sơ cấp, tại các trường cao đẳng chuyên nghiệp. Học sinh có nhu cầu học nghề phải làm đơn nhập học theo Quy chế đào tạo chung của nhà nước. Những người được tuyển thường là học sinh đã tốt nghiệp phổ thông. Sau khi được tuyển vào học, các em sẽ được học nghề từ 1 đến 3 năm tùy thuộc vào trình độ học vấn phổ thông của mình. Có hai hình thức đào tạo: chính quy (ban ngày) và không chính quy (ban đêm).
44
Ở Nga, trong hệ thống đào tạo chuyên nghiệp sơ cấp cho nông dân có 280 ngành nghề khác nhau, từ kỹ năng nuôi trồng sản phẩm nông nghiệp, tới thương mại, dịch vụ, kỹ thuật, giao thông trong nông nghiệp v.v..,nếu gia đình học viên có xí nghiệp, trang trại, họ không được học nghề tại xí nghiệp của gia đình mà phải ở một xí nghiệp khác. Học viên chỉ học l thuyết một vài buổi, còn lại là thực hành. Giáo dục ở Nga gọi đó là hệ thống đào tạo "kép". Học viên sẽ phải làm bài thi nhiều môn, sẽ có nhiều bối cảnh được đưa ra và học viên phải tìm hướng giải quyết. Tốt nghiệp xong, họ mới được coi là "nhà nông". Sau khi làm tiếp một năm ngoài thực tế, học viên tốt nghiệp hệ trung cấp mới được học tiếp hệ cao đẳng. Một học sinh lớp 10, nếu học xong 3 năm trường nghề sẽ không cần học lớp 11,12 mà có thể tiếp tục theo học chương trình đại học.
Qua một số ví dụ điển hình có thể thấy một điều khá chung ở các nước, đó là, học đi đôi với hành. Nếu là học sinh, có thể vừa học văn hóa, kết hợp học nghề, nếu là nông dân họ được học l thuyết, kết hợp trên đồng ruộng, trang trại và được cấp chứng chỉ mới được hành nghề. Điều này l giải vì sao, chất lượng, trình độ và đạo đức sản xuất kinh doanh của nông dân các nước luôn ở bậc cao.