Đối với các cấp chính quyền địa phương:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 91 - 98)

3. 3.1.1. Đổi mới công tác ban hành văn bản tổ chức triển khai thực thi chính sách đào tạo nghề thanh niên

Việc xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn triển khai về đào tạo nghề cho thanh niên đã được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương ch trọng. Tuy nhiên, một số văn bản còn mang tính định hướng chung chung, chưa rõ ràng đã gây ra khó khăn trong quá trình thực thi chính sách. Do vậy, để chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn đạt hiệu quả, việc tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố Ph c Yên cần thực hiện những giải pháp như sau:

Thứ nhất, việc xây dựng, ban hành văn bản về đào tạo nghề phải bảo

đảm sự thống nhất và các mục tiêu phải rõ ràng, cụ thể, sát với yêu cầu của thực tế.

Thứ hai, cần đổi mới cách thức xây dựng, ban hành chính sách hỗ trợ

đào tạo nghề cho thanh niên theo hướng: Tạo đầu ra cho các học viên sau khi hoàn thành các khóa học nghề, xây dựng cơ chế giữa cơ sở đào tạo nghề với các doanh nghiệp để tổ chức đào tạo có địa chỉ và thực hiện tốt việc giải quyết việc làm sau đào tạo.

84

3.3.1.2. Tăng cường công tác tuyên truyền,thông tin về lao động và việc

làm; nâng cao chất lượng tư vấn hướng nghiệp và phân luồng nghề nghiệp.

Thứ nhất, xây dựng mạng lưới đội ngũ tuyên truyền viên là cán bộ

nhiệt tình, tâm huyết với phong trào, hoạt động ổn định; được đào tạo, bồi dư ng kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ tuyên truyền, để đảm bảo việc tuyên truyền đạt hiệu quả cao.

Thứ hai, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách về đào tạo nghề và việc làm.

Tiếp tục quán triệt, nghiên cứu; cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên. Các cấp ủy, chính quyền địa phương; các chủ thể tham gia thực hiện chính sách không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn hệ thống chính trị, các cấp, ngành và toàn xã hội về vai trò của tạo việc làm cho thanh niên đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của thành phố.

- Thứ ba, tăng cường tuyên truyền thông tin về thị trường lao động

Thị trường lao động cần được hoàn thiện nhằm cung cấp cho người lao động nói chung vào lao động thanh niên nói riêng về những thông tin cần thiết nhất, đồng thời gi p cơ quan quản l nhà nước có thể định hướng được cung - cầu của thị trường để đưa ra các kế hoạch tốt nhất th c đẩy hoạt động dạy nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố.

Đẩy mạnh các hoạt động kết nối thông tin thị...làm cầu nối cho khối doanh nghiệp và khối cơ sở đào tạo, tạo điều kiện cho hai bên nắm bắt được những thông tin về cung - cầu lao động, từng bước góp phần đảm bảo sự cân bằng giữa cung - cầu lao động trên thị trường của thành phố Ph c Yên và khu vực lân cận.

Đổi mới phương thức truyền thông về nghề nghiệp và việc làm bảo đảm hiệu quả; đa dạng các hình thức cung cấp thông tin, bổ sung các kiến

85

thức về kỹ năng sống, hướng nghiệp đảm bảo phù hợp với đối tượng là thanh niên.

- Thứ tư, đẩy mạnh công tác hướng nghiệp: Thực hiện tốt công tác tư

vấn nghề nghiệp, tư vấn tuyển sinh và việc làm nhằm góp phần định hướng nghề nghiệp cho thanh niên. Công tác hướng nghiệp có nghĩa quan trọng trong việc góp phần phân bổ nguồn nhân lực một cách hợp l mà còn gi p thanh niên nghề phù hợp với nguyện vọng, sở trường của cá nhân mà còn nhằm tăng năng suất lao động xã hội. Hoạt động này cũng mang tính dự báo, gi p thanh niên có được hiểu biết về những yêu cầu của nghề, thông tin về một số nghề và từ đó hình thành khả năng yêu thích lao động, thích ứng, nghề nghiệp, xung kích đi đầu nắm bắt kỹ thuật mới, công nghệ mới ứng dụng vào sản xuất kinh doanh.

3.3.1.3. Đầu tư cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thu hút đầu tư các dự án, các nhà máy để tạo thêm việc làm cho người lao động:

Cấp ủy Đảng và Chính quyền thành phố cần tiếp tục quan tâm, tạo môi trường thuận lợi và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển sản xuất, tạo việc làm mới, tăng thu nhập cho thanh niên cải thiện đời sống trên địa bàn. Quy hoạch và hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm ở những nơi còn hạn chế...

Xây dựng và ban hành chính sách thu hút các dự án FDI:

Giai đoạn từ nay đến những năm 2023, thành phố cần có chính sách ưu đãi (về thuế, vốn, mặt bằng, đào tạo lao động, chuyển giao công nghệ...) để thu h t các nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, trong đó hết sức coi trọng nguồn vốn từ bên ngoài cho đầu tư phát triển công nghiệp, thực sự "trải thảm đỏ" đón các nhà đầu tư trong và ngoài nước để x c tiến kêu gọi đầu tư các dự án trọng điểm tạo “bước nhảy” để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động thanh niên. Huy động và sử dụng hiệu quả vốn hợp tác quốc tế, tinh giảm thủ tục hành chính, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư; tạo nhiều việc làm cho lao động và thanh niên trên địa bàn...

86

Phát triển thêm các Khu Công nghiệp mới:

Hiện nay, thành phố có 02 khu công nghiệp là Khu Công nghiệp Ph c Thắng và Khu công nghiệp Xuân Hòa; Thành phố có định hướng những năm 2030 sẽ có thêm 02 khu công nghiệp nữa để thu h t, ưu tiên phát triển Công nghiệp, hướng đến là trung tâm công nghiệp lớn nhất của tỉnh Vĩnh Ph c. Với lợi thế về việc phát triển một số ngành trọng tâm, các khu công nghiệp mới hứa hẹn sẽ là nơi thu h t nguồn lao động lớn của thành phố và tỉnh Vĩnh Ph c.

Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Tạo môi trường thuận lợi để

khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố phát triển. Khuyến khích thanh niên nắm bắt cơ hội, làm chủ doanh nghiệp góp phần để th c đẩy cơ hội tạo việc làm với năng suất cao cho thanh niên. UBND các cấp nên có chính sách tạo điều kiện cho nhóm doanh nghiệp này. Các ngành, đặc biệt là các ngành trong lĩnh vực quản l kinh tế- thương mại thì từng bước đơn giản hóa, cắt giảm quy định trong thực hiện thủ tục hành chính hoặc có những ưu đãi trong hỗ trợ về tài chính, đào tạo lao động, miễn, giảm thuế, thuê mặt bằng... tổ chức các khóa đào tạo phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể gi p người trẻ tuổi tự kinh doanh. Tạo điều kiện cho Hiệp hội doanh nghiệp phát triển, cạnh tranh lành mạnh với phương châm “cùng chiến thắng”.

Phát triển các ngành xây dựng cơ bản: Khuyến khích thành lập các

doanh nghiệp cần nguồn nhân lực tại chỗ, xây dựng có tay nghề cao, mở rộng thị trường, đầu tư máy móc cơ giới hoá phù hợp vì hiện nay tốc độ đô thị hoá diễn ra rất nhanh chóng nên nhu cầu xây dựng là rất lớn.

3.3.1.4. Việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách.

UBND thành phố là cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo các ban, ngành trực tiếp trong việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên. Hiện nay, việc tổ chức thực hiện chính sách còn nhiều vấn đề hạn chế, để khắc phục được tình trạng trên cần thực hiện tốt một số giải pháp như sau:

87

Thứ nhất, vấn đề tài chính

- Cần tăng cường kinh phí cho điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề và dự báo nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ để xây dựng kế hoạch dạy nghề hàng năm đảm bảo mục tiêu, yêu cầu của chính sách đào tạo nghề cho thanh niên.

- Tăng cường kinh phí đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở dạy nghề, đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đào tạo nghề cho thanh niên. Trên địa bàn thành phố các cơ sở đào tạo cơ bản có hạ tầng đồng bộ và khá hiện đại; tuy nhiên theo xu thế cách mạng 4.0 thì một số ngành nghề cũ sẽ dần mất đi, một số ngành nghề mới sẽ được hình thành. Cơ sở đào tạo của các trường cũng cần có xu hướng theo kịp xu thế thị trường và đầu tư tập trung vào các cơ sở dạy nghề mũi nhọn của địa phương, không dàn trải đầu tư mang tính đồng đều.

Thứ hai, việc chỉ đạo phối hợp thực thi chính sách

Do việc phối hợp chưa được nhịp nhàng giữa các ban, ngành là một trong những hạn chế gây khó khăn trong thực thi chính sách đào tạo nghề cho thanh niên. Để có sự phối hợp tốt, quá trình thực thi được thuận lợi cần thực hiện các giải pháp cơ bản sau:

- Xây dựng tốt quy chế phối hợp thực hiện chính sách. Trong đó nêu rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị trong nhiệm vụ phối hợp. Nội dung nào đơn vị chủ trì, nội dung nào đơn vi phối hợp để tổ chức thực hiện.

- Thực hiện phân cấp quản l linh hoạt, phù hợp với trình độ và khả năng của mỗi cấp, mỗi đơn vị chuyên môn. Quy định nhiệm vụ của từng bộ phận chức năng, của từng địa phương hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp...

Thứ ba, chính sách tạo vốn và tín dụng và nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả

Một trong những nguyên nhân làm cho vấn đề giải quyết việc cho thanh niên sau khi đào tạo nghề gặp khó khăn là việc tư vấn và tạo điều kiện cho học

88

viên vay vốn sau khi đào tạo nghề còn làm chưa tốt. Do vậy, cần phải có giải pháp để th c đẩy giải quyết việc làm, cụ thể:

- Phát huy hiệu quả các Quỹ hỗ trợ việc làm của tỉnh, của Đoàn thanh niên, của thành phố trong việc thực hiện lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội của thành phố; tranh thủ tối đa các nguồn vốn hỗ trợ của ngân hàng cấp trên, đồng thời chủ động khai thác những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, ưu đãi lãi suất của các chương trình, dự án tài trợ trong nước, quốc tế, ngân sách địa phương dành cho chương trình xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm.

- Nâng cao trách nhiệm, phối hợp hiệu quả giữa các chính quyền địa phương, Ngân hàng Chính sách Xã hội, các tổ chức cho vay tín dụng vi mô, các Hội, đoàn thể tham gia hợp đồng ủy thác, các trung tâm đào tạo, dịch vụ xuất khẩu lao động. Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh thành phố Ph c Yên phối hợp với Quận đoàn, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các ngành liên quan triển khai thực hiện tốt các chương trình về xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm cho thanh niên trong đó ch trọng đến các chương trình tín dụng ưu đãi cho các đối tượng thanh niên thuộc diện hộ nghèo, thất nghiệp, học sinh, sinh viên gia đình chính sách.

- Thực hiện cải cách hành chính, trong đó, tập trung công khai hoá, đơn giản hóa thủ tục hành chính gi p các chủ thể này được hưởng chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước một cách bình đẳng, có hiệu quả. Củng cố, thường xuyên kiểm tra giám sát đảm bảo sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả, đ ng mục đích; kiện toàn Ban Chỉ đạo giải quyết việc làm các cấp;

- Tiến hành tổng kết và nhân rộng mô hình sản xuất có hiệu quả, đặc biệt là những điển hình sản xuất giỏi trong thanh niên. Đẩy mạnh phát triển mô hình liên kết “bốn nhà” giữa hộ gia đình, các chủ trang trại trẻ sản xuất, kinh doanh...Ch trọng, tôn vinh khen thưởng các mô hình, gương thanh niên điển hình làm kinh tế giỏi, tạo nhiều việc làm cho người lao động...

89

3. 3.1.5. Việc kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện và sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện chính sách

Chương 2 chỉ ra rằng một trong những nguyên nhân làm cho thực thi chính sách đào tạo nghề cho thanh niên còn hạn chế là công tác kiểm tra, giám sát; công tác sơ kết, tổng kết chưa được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục. Do vậy, cần phải thực hiện các giải pháp:

Thứ nhất, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát:

Tất cả mọi công việc, muốn đạt được kết quả trong thực tiễn, phải xem xét thực tế để nhận xét, đánh giá, có nghĩa là phải kiểm tra, giám sát; phải kiểm tra, giám sát toàn bộ từ dự định, chủ trương, kế hoạch, phương pháp tố chức thực hiện đến kết quả từ đó đánh giá đ ng ưu, khuyết điểm, r t kinh nghiệm để bổ sung, điều chỉnh kịp thời những vấn đề thiếu sót, chưa đồng bộ, chưa phù hợp, uốn nắn sai lầm, lệch lạc nhằm bảo đảm đảm dự định, chủ trương, kế hoạch hành động được đ ng đắn, kết quả đạt được đ ng mục tiêu đề ra.

Do vậy, hoạt động kiểm tra, giám sát là hoạt động có thức tổ chức cao. Các chính sách càng quan trọng, phức tạp, khó khăn thì càng phải coi trọng, làm tốt công tác công tác kiểm tra, giám sát và Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên cũng không ngoại lệ, phải thật sự coi trọng công tác kiểm tra, giám sát thì mới mong có hiệu quả cao trong việc tổ chức thực hiện.

Hàng năm, các đơn vị phải xây dưng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát chuyên đề; có thể thực hiện thanh, kiểm tra đột xuất khi xuất hiện dấu hiệu vi phạm hoặc đơn thư tố cáo, phản ảnh. Qua kiểm tra, phải chỉ ra được ưu điểm, khuyết điểm, hạn chế của đơn vị được kiểm tra; đảm bảo cho việc thực thi chính sách này được diễn ra theo đ ng mục đích, đạt hiệu quả nhờ phát hiện những vướng mắc, hạn chế trong quá trình thực thi từ đó có phương hướng điều chỉnh, bổ sung, khắc phục.

90

Thứ hai, tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện chính sách

Việc sơ kết, tổng kết để đánh giá các kết quả các đơn vị đã làm được trong một thời gian nhất định. Qua đây, là một bài học kinh nghiệm để các đơn vị tự đánh giá lại cách triển khai thực thi chính sách của đơn vị mình.

Qua sơ kết, tổn kết, kịp thời có biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt; phê bình, kỷ luật các cá nhân, tổ chức thực hiện chưa tốt hoặc chuyển cơ quan cảnh sát điều tra nếu có hành vi vi phạm pháp luật. Nhân rộng các cách thức tổ chức thực hiện hiệu quả chính sách trên địa bàn thành phố và tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 91 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)